• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 24

BÀI 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA (T1)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm di sản văn hoá bao gồm di sản phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.

- Biết kể được một số di sản văn hoá ở nước ta .

- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá.

- Kể được những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá.

2. Kỹ năng:

* Kĩ năng bài học: Biết cách:

- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá - Hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hoá.

- Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá.

- Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong bài học.

3.Thái độ:

- Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hoá của quê hương đất nước .

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tôn tạo những di sản văn hoá. Ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hoá.

4. Những năng lực cơ bản có thể rèn luyện trong bài.

- Năng lực tự học, tự giác chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV - Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp,

- Năng lực hợp tác, tìm hiểu và xử lí thông tin.

- Tự nhận thức về giá trị của bản thân, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân.

* Giáo dục pháp luật:

- Luật Di sản văn hóa năm 2001 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009) + Điều 5,10,13

* Giáo dục tích hợp kiến thức liên môn: Môn Giáo dục công dân, Ngữ Văn, Lịch sử khi tìm hiểu nội dung bảo vệ di sản Văn hóa.

* Tích hợp Giáo dục quốc phòng và an ninh

- Nêu những tấm gương cá nhân và tập thể góp phần bảo vệ di sản văn hóa II. Tài liệu và phương tiện

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, GDCD lớp 7,Chuẩn kiến thức.

- Tranh ảnh, băng hình, về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Các thông tin về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

* Văn bản pháp luật:

- Luật bảo vệ môi trường năm 2005: Nghiêm cấm pháp hoại, khai thác trái phép rừng và các nguồn tài nguyên khác (điều 7, khoản 1).

- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004

(2)

- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam điều 29 - Tranh ảnh, băng hình về các di sản văn hoá.

2. Học sinh:

- SGK, Vở BT, học bài cũ, chuẩn bị bài mới, sắm vai tiểu phẩm - Tài liệu sách báo, tạp chí nói về di sản văn hoá.

+ Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về di sản văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh.

III.Phương pháp và kĩ thật dạy học:

1. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm - Giải quyết tình huống

- Nghiên cứu trường hợp điển hình 2 . Kĩ thuật dạy học:

- Động não, KT hỏi và trả lời, sắm vai IV.Tiến trình bài dạy

1. Ổn định tổ chức: (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số (vắng )

7A / 3 / 2021

7B / 3 / 2021

7C / 3 / 2021

2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi :

? Hãy nêu thực trạng môi trường ở địa phương em?

? ‚ Em có biện pháp gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

 - Thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương (4 điểm):

+ Thực trạng ô nhiễm môi trường những con sông bị tắc nghẽn, đục ngầu do rác thải, khói bụi, rác bẩn từ các nhà máy, khu dân cư xảy ra không khí ngột ngạt, khí hậu thay đổi bất thường.

+ Nguyên nhân:

- Do ý thức không tự giác thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt.

‚- Em hãy đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

- Các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (4 điểm) + Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định.

+ Hạn chế dùng các chất khó phân huỷ (ni lon, nhựa), thu gom, tái chế và sử dụng đồ phế thải.

+ Tiết kiệm điện, nước sạch.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’)

GV: trnh chiếu vi deo: Theo dõi đoạn vi deo trên cho cô biết đây là lễ hội gì? Và lễ hội này diễn ra ở đâu?

- Lễ hội cồng chiêng tây nguyên.

(3)

- Đây là một trong những di sản văn hóa được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới.

GV: Các em ạ ! Trong những năm gần đây Tổ chức Unesco đã có một chương trình giáo dục bảo vệ di sản văn hóa được triển khai ở hang trăm nước. Còn ở Việt Nam vào tháng 7/2000 quốc hội nước nước ta đã thong qua luật bảo vệ di sản văn hóa nhằm giữ gìn bẳn sắc dân tộc.

Vì sao toàn nhân loại và cả dân tộc ta đều phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ di sản văn hóa. Cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

b. Các hoạt động dạy-học:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

* Hoạt động 1.

Học sinh quan sát tranh.

+ Thời gian: 8’

+ Mục tiêu: H/s nắm được nội dung, ý nghĩa của bức tranh.

+ Hình thức: Dạy học theo lớp, theo tình huống.

+ Phương pháp: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, lớp.

GV trình chiếu: 3 bức tranh. Yêu cầu HS quan sát.

? Nêu những hiểu biết của em về 3 bức tranh trên?

- Ảnh 1: Di tích Mỹ Sơn là công trình kiến trúc, phản ánh tư tưởng xã hội (văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo) của nhân dân ta thời kì phong kiến.

- HS nhận xét - bổ sung.

- GV: Đây là khu đền cổ của vương Quốc Chăm Pa đư- ợc một học giả người Pháp tìm thấy trong chuyến thám hiểm ĐNA (1898). Kiến trúc những ngôi tháp này được xây dựng theo kiểu truyền thống Chăm pa. Các tháp Mĩ Sơn là kiệt tác kiến trúc điêu khắc của người Chăm pa được công nhận là di sản văn hóa này 1/12/1999.

- Ảnh 2: : Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử vì nó đánh dấu sự kiện chủ tịch HCM ra đi tìm đường cứu nước đây là sự kiện trọng đại.

Tích hợp kiến thức môn Lịch sử:

Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước(ngày05 tháng 6năm1911) làngày kỷ niệmhàng năm tạiViệt

1. Quan sát tranh

- Thánh địa Mỹ Sơn

(Quảng Nam): là công trình kiến trúc của người Chăm phản ánh tư tưởng xã hội, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo… của nhân dân ta – Di sản văn hóa.

- Bến cảng Nhà Rồng ( TP HCM): là di tích lịch sử vỡ tại đây ngày 5/6/1911 Bác Hồ đó ra đi tìm đường cứu nước.

(4)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Namghi nhận sự kiệnHồ Chí Minh lúc đó tên làNguyễn Tất Thànhrờibến Nhà Rồngtrên con tàuĐô đốc Latouche-Trévillelên đường sang Pháp với tên gọiVăn Bahay biệt danh anh Bađể học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ cácnướcphương Tâycho việc thực hiện công cuộc giải phóngViệt Namkhỏi áchthuộc địacủaThực dân Pháp.

- GV gọi học sinh nhận xét bổ sung.

- Ảnh 3: Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh là cảnh đẹp thiên nhiên được xếp hạng là thắng cảnh TG.

Tích hợp kiến thức Âm nhạc:

GV Bật bài hát: Hạ Long biển nhớ

? Phân loại 3 bức tranh trên, bức tranh nào là di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử?

- Di sản văn hóa: Thánh địa Mĩ Sơn, Di tích lịch sử và cách mạng: Bến Nhà Rồng; Danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long.

GV: Thế nào là di sản văn hóa cô và các em sang nội dung thứ 2 .

*Hoạt động 2:

Tìm hiểu nội dung bài học:

+ Thời gian: 20'

+ Mục tiêu: H/s nắm được thế nào là di sản văn hóa , ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa.

+ Hình thức: Dạy theo tình huống, theo lớp.

+ Phương pháp: Sử dụng phương pháp thảo luận theo nhóm, theo lớp.

? Em hiểu thế nào là di sản và di sản văn hóa?

- Di sản: Là tài sản của người xưa để lại

- Di sản văn hóa là: sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Bảng phụ:

* Giới thiệu Điều 5 Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi bổ sung năm 2009)

Nhà nước thống nhất quản lí di sản văn hóa thuộc sở hữu nhà nước; cộng nhận bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể , sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân,..

GV: Em hiểu sản phẩm tinh thần là gì?

- Hạ Long (Quảng Ninh ):

là danh lam thắng cảnh, là cảnh đẹp thiên nhiên đất nước được xếp hạng thế giới.

2. Nội dung bài học

a. Di sản văn hoá

- Di sản văn hóa: là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

(5)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Sản phẩm vật chất là gì?

- Sản phẩm vật chất: Là sản phẩm có sẵn trong thiên nhiên hoặc do con người làm ra.

- Sản phẩm tinh thần là: những sản phẩn được kết tinh từ đời sống tinh thần phong phú của con người.

GV giải thích

- Có giá trị lịch sử có nghĩa là những giá trị đó Phản ánh quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và nhân loại

- Có giá trị văn hóa có nghĩa là những giá trị đó thể hiện trình độ và đặc điểm tâm lí, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, phong tục tập quán, văn hóa, nghệ thuật âm nhạc, điêu khắc hội họa...của các thế hệ cha ông - Có giá trị khoa học có nghĩa là những di sản đó thể hiện trình độ phát triển khoa học kĩ thuật của xó hội đương thời. Đồng thời những di sản văn hóa đó cũn là tư liệu để những nhà nghiên cứu các lĩnh vực tiếp thu, kế thừa phát triển những di sản văn hóa trong giai đoạn hiện nay

GV: Em hãy cho biết, DSVH được chia làm mấy loại?

Đó là những loại nào?

G. Chiếu hình ảnh

GV: Em hãy quan sát các hình ảnh và cho biết đó là

những sản phẩm tinh thần, sản phẩm vật chất?

HS đó là những sản phẩm tinh thần – DSVH phi vật thể GV: ? Vậy theo em, DSVH phi vật thể bao gồm

những gì?

Nhã nhạc cung đình Huế

Ca trù, Cồng chiêng Tây Nguyên, Múa rối nước, Truyện Kiều, Hát xoan.

- GV giải thích khái niệm: Phi vật thể là những cái không rõ ràng thuộc về giá trị tinh thần.Vật thể là những cái rõ ràng có thể nắm bắt được thuộc sản phẩm vật chất.

* Tích hợp kiến thức Ngữ văn

Giới thiệu về tác phẩm Truyện Kiều- Nguyễn Du (3254 câu thơ lục bát, tác phẩm kinh điển của văn học Việt

- Di sản văn hoá bao gồm 2 loại:

+ Di sản văn hoá phi vật thể: bao gồm tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân gian và những tri thức dân gian khác…

DSVH phi vật thể DSVH vật thể Gồm 2 loại:

(6)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Nam, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Nguyễn Du lấy cốt truyện từ “Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc, viết lại bằng thơ.Có thể bảo truyện Kiều được ưa chuộng và được truyền bá rộng rãi trong nhân gian vì tương đối nó dễ nhớ dễ thuộc, văn chương uyên bác nhưng tương đối cũng dễ hiểu đối với quần chúng bình dân; mặt khác truyện lại có giá trị về đạo nghĩa.

Các tác phẩm khác, ví dụ nhưLục Vân Tiên, cũng như thế; song rõ rệt là văn chương của truyện Kiều trau chuốt hơn, tả tình tả cảnh phong phú hơn nên dễ đi vào lòng người hơn. Dân Việt ta ưa ngâm Kiều, vịnh Kiều, dẫn Kiều, lẩy Kiều, v.v... là vì thế.

GV chiếu hình ảnh di tích văn hóa vật thể

GV: ? Em hãy cho biết, DSVH vật thể bao gồm những loại nào?

- vịnh Hạ Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, động Phong Nha

? Em hãy cho ví dụ về các DSVH vật thể và DSVH phi vật thể?

GV: Em hiểu Di tích Lịch sử - văn hóa là gì?

Di tích Lịch sử - văn hóa: là công trình xây dựng, địa điểm, và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

(Bến cảng Nhà Rồng, bảo tàng HCM, hoả lũ Cụn Đảo, hang PácBó, gò Đống Đa, địa đạo Củ Chi, đền Bến Dược, toà thánh Tây Ninh)…

Dạy học tích hợp kiến thức Lịch sử, Địa lí:

? Bằng kiến thức Lịch sử, em hãy giới thiệu về địa đạo Củ Chi?

Địa đạo Củ Chilà một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyệnCủ Chi, cáchThành phố Hồ Chí

Minh70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này đượcMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Namđào trong

+ Di sản văn hoá vật thể bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắnh cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

* Di tích Lịch sử - văn hóa:

là công trình xây

dựng, địa điểm, và các di vật, cổ vật, bảo vật

quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có

giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

(7)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

thời kỳChiến tranh Đông DươngvàChiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép", nằm ở điểm cuốiĐường mòn Hồ Chí Minh. TrongChiến dịch Tết Mậu Thân1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công vàoSài Gòn.

GV: Em hiểu thế nào là Danh lam thắng cảnh?

Danh lam thắng cảnh : là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học.(vịnh Hạ Long, ngũ Hành Sơn, Đồ Sơn, Sầm Sơn, núi Lang Biang, Hồ Lắk, hồ Suối Vàng, thung lũng tình yêu)…

* Hoạt động 3. ( 5') Học sinh lên hệ

Thảo luận 3 nhóm( theo bàn): Kể tên một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hóa ở địa phương, ở nước ta và trên thế giới mà em biết?

Nhóm1: ở địa phương (Quảng ninh).

Chùa Yên Tử, Vịnh Hạ Long, Đền thờ Hưng đạo Vương Trần Quốc Tuấn,

Nhóm 2: ở Việt Nam.

Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, Vịnh Hạ Long, Văn miếu Quốc Tử Giám, Áo dài truyền thống, quan họ Bắc Ninh, chùa Một Cột, trống đồng Đông Sơn, múa rối nước, ca dao, tục ngữ, tiếng nói, chữ viết, Ca Trù…

Nhóm 3: Trên thế giới

Kim tự tháp, Vạn lí trường thành, nhà hát Opera, núi Phú Sĩ, Đấu trường Cô-li-dê, tượng nữ thần tự do…

GV trình chiếu: trò chơi ai nhanh hơn:

* Danh lam thắng cảnh:

- Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học.

* Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hóa ở địa phương

Vịnh Hạ Long, sông Bạch Đằng, Đền thờ Trần Hưng đạo, ...

(8)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

? Tìm những di sản văn hóa vật thể phi vật thể trong và ngoài nước?

Qui tắc: mỗi đội gồm 3 em lên bảng viết vào giấy tô ki.

? Việt Nam có những di sản nào được UNESCO xếp loại là di sản văn hóa thế giới

Quần thể cố đô Huế; phố cổ Hội An; thánh địa Mỹ Sơn;

Hoàng thành Thăng Long ; Thành nhà Hồ; Nhã nhạc cung đình Huế; Hội Gióng và đền Sóc Sơn; Cồng chiêng Tây Nguyên; Ca trù ; vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long.

GV tổ chức (Cho HSchơi trò chơi “Tiếp sức”)Các em sẽ phân loại di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.GV: Chia lớp thành 2 đội, sau đó phổ biến luật chơi và thời gian củatrò chơi.HS: Lắng nghe và thực hiện đúng qui định của trò chơi

? Bài học hôm nay chúng ta đó đi tìm hiểu những đơn vị kiến thức nào?

GV trình chiếu sơ đồ tư duy.

4. Củng cố: (5’)

? Việt Nam có những di sản nào được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới?

- HS chơi trũ chơi: 2 nhóm thi viết nhanh tên các di tích LS - văn hoá ở địa phương GV nhận xét HS chơi, ghi điểm.

GV khái quát bài, kết luận: VN có rất nhiều di sản văn hoá, thể hiện truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc, rất đáng tự hào.

5 Hướng dẫn học bài cũ, chuẩn bị bài mới: (1’) * Hướng dẫn học ở nhà:

- Học các đơn vị kiến thức cơ bản - làm BT c, d.

- Sưu tầm các bài hát, bài thơ viết về các di sản văn hoá.

* Chuẩn bị bài mới: Bảo vệ di sản văn hóa (tiết 2) - Tìm hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa

- Những qui định của pháp luật về việc bảo vệ si sản văn hóa.

- Tìm hiểu các bài tập trong SGK.

V. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trường hợp (3) : Ko vi phạm pháp luật, vì người thực hiện hành vi phải là người có năng lực trách nhiệm pháp lí. Nghĩa là người đó phải có khả năng nhận thức và

+ Tôn trọng quyền của mình và mọi người + Có ý thức bảo vệ, không xâm phạm quyền của người khác; phê phán hành vi xâm phạm quyền trẻ em.. - Năng lực tư duy

- Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành Luật Giao thông khi đi đường- Tuyên truyền cho mọi người đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô xe máy và vận động người

? Thế nào là trách nhiệm pháp lí? Cho ví dụ về việc vi phạm pháp luật cần phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỉ luật?.

Thái độ: Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai sạch sẽ.. * GDQ&BPTE: HS có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận của

3.Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường ở làng xóm quê hương góp phần bảo vệ môi trường và tuyên truyền với mọi người cùng thực hiện.. *GDBVTNMTBĐ:

- Xét về nội dung và ý nghĩa thì văn bản Thông tin … là văn bản nhật dụng và là một bài văn nghị luận nhằm đề xuất 1 hành động tích cực là bảo vệ môi trường nhưng đã sử

*H: Một câu chuyện về tấm gương giữ gìn các công trình công cộng IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.. Mọi người dân đều có trách nhiệm giữ gìn,