• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 20

Ngày soạn: 25.1. 2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2019 Tập đọc

THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS hiểu được Thái sư Trần Thủ Độ là một người gương mẫu, nghiêm minh công bằng không vì tình riêng mà làm sai phép nước. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

2.Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời của các nhân vật.

3.Thái độ: HS tự hào về các danh nhân Việt Nam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- B ng ph vi t s n o n v n HS c n luy n ả ụ ế ẵ đ ạ ă ầ ệ đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

Đọc phân vai đoạn kịch”Người công dân số Một”

- GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện đọc (9')

- GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp.

- GV nghe, nhận xét sửa lỗi cho HS - GV đọc toàn bài.

c)Tìm hiểu bài (14')

- Cho HS đọc thầm, trả lời câu hỏi:

+ Khi có người muốn xin chức câu đương Trần Thủ Độ đã làm gì?

+ Trước việc làm của người quân hiệu Trần Thủ Độ xử lí ra sao?

- GV tiểu kết, chuyển ý

- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại.

+ Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?

+ Những lời nói, việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?

- GV tiểu kết, chốt ý.

Hoạt động của trò - HS đọc phân vai.

- HS nhận xét.

- 1HS đọc cả bài.

- HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài.

- HS đọc chú giải trong SGK.

- HS luyện đọc theo cặp- đại diện đọc - HS đọc thầm đoạn đầu.

Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với những câu đương khác.

Sau khi nghe chuyện ông không những không trách móc mà...

1.TrầnThủ Độ nghiêm minh trong phép nước.

- HS đọc thầm

Ông nhận lỗi và xin vua thưởng cho viên quan dám nói thẳng.

Gương mẫu, nghiêm minh

2. Trần Thủ Độ thẳng thắn nhìn

(2)

+ Nêu nội dung của truyện?

- GV nhận xét, chốt lại.

=> Ca ngợi Thái sư Trần Thủ Độ một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

d)Đọc diễn cảm(8')

- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc bài.

+ Tìm giọng đọc phù hợp với từng nhân vật?

- GV theo dõi, hướng dẫn luyện đọc.

- GV yêu cầu học sinh đọc phân vai.

- GV nhận xét, đánh giá.

3.Củng cố- dặn dò(4')

+ Em có suy nghĩ gì sau khi học câu chuyện?

*QTE: Qua bài học trẻ em có quyền và bổn phận gì?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- HS về học bài, chuẩn bị bài sau.

nhận mình.

- HS phát biểu.

- Lớp nhắc lại.

- HS nối tiếp đọc bài.

- HS nêu cách đọc.

- Luyện đọc theo cặp.

- 4 HS thi đọc phân vai.

- Lớp nhận xét.

________________________________________

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bày bài khoa học cho học sinh.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

B ng phả ụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Tính chu vi hình tròn biết bán kính 5cm - Muốn tính chu vi hình tròn ta làm như thế nào?

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1(8'): Tính chu vi hình tròn ...

- GV theo dõi, uốn nắn học sinh làm bài.

- GV nhận xét,chốt kết quả đúng

- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu

Hoạt động của trò - 1 HS lên bảng làm bài.

- 2 HS nêu - Nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở - Lớp nhận xét, bổ sung

a. C = 9 23,14 = 56,52 (m)

(3)

vi hình tròn khi biết bán kính của hình tròn đó?

Bài 2(8'):Tìm đường kính của hình tròn + Khi biết chu vi hình tròn, muốn tìm đường kính ta làm thế nào?

+ Khi biết chu vi hình tròn, muốn tìm bán kính ta làm như thế nào?

Giao bài tập cho HS làm trên máy tính bảng

- GV theo dõi HS làm bài.

- Kiểm tra kết quả

Bài tập 3(8'): Giải toán

Tóm tắt: Bánh xe có d = 0,65m a, C = …m?

b, Bánh xe lăn 10 vòng, 200 vòng người đó đi được….m?

- GV hướng dẫn HS làm bài - GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

+ Muốn tính chu vi hình tròn ta làm thế nào?

Bài 4(8')

Đưa hình vẽ, yêu cầu HS quan sát Kiểm tra kết quả, nhận xét.

3. Củng cố dặn dò(3')

+ Nêu cách tính chu vi hình tròn?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

b. C = 4,4 2 3,14 = 27,632(dm) c. 2 12 cm = 25 cm

C = 522 3,14 = 15,7(cm) - 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Chu vi chia cho 3,14

- Chu vi chia cho 3,14 rồi chia cho 2 - HS làm bài.

Bài làm

a,Đường kính của hình tròn là:

15,7 : 3,14 = 5 ( m) b, Bán kính của hình tròn là:

18,84 : 3,14 : 2 = 3(dm) Đáp số: 3dm - 1 HS đọc bài toán.

- HS suy nghĩ làm bài - 1 HS lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

Bài giải

a, Chu vi của bánh xe đó là:

0,65 x 3,14 = 2,041 (m) b, Nếu bánh xe lăn 10 vòng 2,041 x 10 = 20,41 (m)

Nếu bánh xe lăn 100 vòng 2,041 x 100 = 204,1 (m)

Đáp số: a, 2,041 m

b, 20,41 m ; 204,1 m - HS đọc yêu cầu bài

- HS quan sát, đọc thành bài toán.

- HS làm bài tập trắc nghiệm

________________________________________________

Đạo đức

EM YÊU QUÊ HƯƠNG (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Yêu quí, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

2.Kĩ năng: Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước.

(4)

3.Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường ở làng xóm quê hương góp phần bảo vệ môi trường và tuyên truyền với mọi người cùng thực hiện.

*GDBVTNMTBĐ: Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường biển đảo là thể hiện lòng yêu quê hương biển, đảo.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Kĩ năng xác định giá trị (yêu quê hương).

- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán đánh giá những quan điểm, hành vi, việc làm không phù hợp với quê hương).

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống văn hoá, truyền thống cách mạng, về danh lam thắng cảnh, con người của quê hương.

- Kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu học tập. Th m u.ẻ à

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Cần phải làm gì để tỏ lòng yêu quê hương?

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Các hoạt động

Hoạt động 1(11'):Triển lãm nhỏ( bài tập 4) - GV yêu cầu học sinh trưng bày và giới thiệu tranh đã sưu tầm của các nhóm.

* Kết luận:

- GV nhận xét về tranh ảnh học sinh đã chuẩn bị và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để bày tỏ lòng yêu quê hương.

Hoạt động 2(10'):Làm bài tập 2- SGK.

- GV yêu cầu HS giơ thẻ màu để bày tỏ ý kiến của mình trong từng tình huống cụ thể.

- GV yêu cầu một HS đọc to các tình huống, HS dưới lớp giơ thẻ.

- GV yêu cầu HS giải thích lí do lựa chọn của mình.

* Kết luận:

- GV chốt lại: Tán thành: a,d Không tán thành: b,c Hoạt động 3 (11'): Xử lí tình huống

- GV yêu cầu HS nêu ý kiến của mình trong từng tình huống.

Hoạt động của trò - 2 HS trả lời.

- Hoạt động theo nhóm.

- HS trưng bày theo nhóm 6 em.

- HS quan sát, trao đổi về nội dung các tranh.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS cho biết ý kiến của mình.

- Lớp thống nhất kết quả.

- HS làm việc theo nhóm..

- HS thảo luận thư kí ghi lại những ý kiến .

(5)

*Kết luận:

- Tình huống a: Bạn Tuấn có thể góp sách, báo của mình, vận động các bạn cùng tham gia đóng góp, nhắc nhở các bạn giữ gìn sách vở.

- Tình huống b: Hằng cần tham gia vệ sinh cùng các bạn trong đội vì đó là việc làm góp phần làm trong sạch đường xóm.

*Tấm gương đạo đức HCM: Giáo dục cho HS lòng yêu quê hương đất nước theo tấm gương Bác Hồ.

*Giáo dục Biển đảo: Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường biển đảo là thể hiện...

3. Củng cố dặn dò(3')

- Những việc làm thể hiện yêu quê hương?

*QTE:-Quyền được giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống của dân tộc, quê hương.

- GV nhận xét nhắc nhở HS biết bảo vệ môi trường cũng là thể hiện tình yêu quê hương đất nước.

- HS về học bài, chuẩn bị bài sau.

- Đại diện HS báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

_________________________________________

Chính tả (nghe – viết) CÁNH CAM LẠC MẸ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r / d / gi .

2.Kĩ năng: Nghe và viết đúng chính tả bài Cánh cam lạc mẹ. Trình bày đúng hình thức bài thơ.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu quý thiên nhiên, loài vật. HS có ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch.

* ATGT: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ(4')

GV đọc: giảng giải, tháng giêng.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS nghe – viết(23') - GV đọc bài viết.

+Khi bị lạc mẹ cánh cam được những ai giúp đỡ? Họ giúp như thế nào?

- 2HS viết bảng, lớp viết nháp

- HS theo dõi SGK.1HS đọc lại.

- Bọ dừa dừng nấu cơm. Cào cào ngưng giã gạo. Xén tóc thôi cắt áo…

(6)

*BVMT: Em có yêu các loài vật đó không ?Cần phải bảo vệ chúng thế nào?

- GV hướng dẫn viết từ khó:

- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết: ran, khản đặc, giã gạo, râm ran - Em hãy nêu cách trình bày bài viết?

- GV đọc từng câu cho HS viết.

- GV đọc lại toàn bài.

- GV thu 7 bài đánh giá, nhận xét chung c) Hướng dẫn HS làm bài tập(9') Bài tập 2: Điền từ

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài - Quan sát, giúp đỡ

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

* ATGT: Để an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy con cần chú y điều gì ?

- Gọi Hs nhận xét, Gv nhậ xét

- Gv liên hệ giáo dục HS an toàn giao thông đường thủy.

3. Củng cố dặn dò(3')

Qua bài học con hiểu được điều gì?

*QTE: Trẻ em có quyền được sống trong môi trường gia đình, được gia đình yêu thương chăm sóc.

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- HS tìm, đọc.

- 2HS viết bảng, lớp viết nháp.

- Nhận xét.

- HS viết bài.

- HS soát bài, đổi chéo soát lỗi.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Cả lớp làm bài cá nhân.

- HS đọc lại bài tập đúng

Các từ lần lượt cần điền là: ra, giữa, dòng, rò, ra, duy, ra, giấu, giận, rồi.

- Hs trả lời

_________________________________________

Khoa học

SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (TIẾP THEO)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.

2. Kĩ năng: Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm(của trò chơi).

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình 80 – 81, SGK.VBT.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

Hoạt động của trò

(7)

- Thế nào là sự biến đổi hoá học ? cho ví dụ ? - GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Hoạt động 3(14')

Trò chơi “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học”

- GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể sảy ra dưới tác dụng của nhịêt.

c)Hoạt động 4(18')Thực hành xử lí thông tin trong SGK.

Quan sát, giúp đỡ.

- GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng

3. Củng cố dặn dò(3')

- Sự biến đổi hóa học là gì cho ví dụ ?

* Liên hệ giáo dục biển đảo: Biển cung cấp một nguồn năng lượng quý giá: dầu khí, năng lương gió, thủy triều, giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

- 2 HS trình bày - HS nhận xét.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi theo hướng dẫn ở trang 80 SGK

- Từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS đoc, quan sát tranh để trả lời các câu hỏi.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét.

__________________________________________________________

Ngày soạn: 26.1. 2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 29 tháng 1 năm 2019 Toán

DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nắm được quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn.

2.Kĩ năng: Biết vận dụng để tính diện tích hình tròn.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Nêu quy tắc và công thức tính chu vi

Hoạt động của trò - 2 HS trình bày.

(8)

hình tròn?

- GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Cách tính diện tích hình tròn(10') GV sử dụng hình tròn cho HS quan sát và đưa ra cách tính

*Quy tắc: Muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế nào?

*Công thức:

S là diện tích , r là bán kính thì S được tính như thế nào?

*Ví dụ:

- GV nêu ví dụ.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng ghi bảng.

c)Luyện tập

Bài tập 1(6'): Tính diện tích hình tròn có bán kính r:

- GV hướng dẫn HS cách làm.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Muốn tính diện tích hình tròn ta làm như thế nào?

Bài tập 2(7'): Tính diện tích hình tròn có đường kính d:

- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.

Khi biết đường kính muốn tính diện tích hình tròn ta làm như thế nào?

Bài tập 3(9'): giải toán

GV nhận xét,chốt kết quả đúng.

Muốn tìm diện tích hình tròn ta làm như thế nào?

3. Củng cố dặn dò(3')

- Nhắc lại quy tắc và công thức tính diện

- HS nhận xét.

- Quan sát

- Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân bán kính rồi nhân với 3,14.

- HS nêu: S = r x r x 3,14

- HS tính ra nháp.

- HS nêu cách tính và kết quả Diện tích hình tròn là:

2 x 2 x 3,14 = 12,56 (dm2) Đáp số: 12,56 dm2 - 1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm vở, 2 HS làm bảng nhóm Nhận xét, chữa bài

a, 5 x 5 x 3,14 = 78,5 (cm2) b, 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 dm2 c, 53m = 0,6m

0,6 x 0,6 x 3,14 = 1,1304 ( m2) - 1 HS nêu yêu cầu.

- HS nêu cách làm.

- HS làm vào vở, 1 HS làm bảng - Nhận xét, chữa

- HS đổi chéo báo cáo - 1 HS đọc bài toán.

- HS nêu cách làm.

- HS làm vào vở. 1 HS lên bảng chữa - Cả lớp nhận xét

Bài giải

Diện tích mặt bàn hình tròn là : 45 x 45 x 3,14 = 6358,5 (cm2) Đổi 6358,5 (cm2) = 0, 63585 m2 Đáp số: 0, 63585 m2

(9)

tích hình tròn?

- GV nhận xét giờ học.

- HS về học bài, chuẩn bị bài sau.

_________________________________________

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu nghĩa của từ công dân (BT1); xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2.

2.Kĩ năng: Nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh.(BT3, BT4)

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Từ điển học sinh, PHTM, Máy tính bảng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

- HS đọc lại đoạn văn đã viết hoàn chỉnh ở nhà (BT2, phần luyện tập của tiết LTVC trước).

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài tập 1 (6') PHTM: Khảo sát: Câu hỏi nhiều lựa chọn

Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ công dân ?

a/ Người làm việc trong các cơ quan nhà nước

b/ Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.

c/ Người lao động chân tay làm công ăn lương.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng: b.

Bài tập 2(12'): Xếp những từ có tiếng công cho dưới đây thành 3 nhóm

GV nhận xét, kết luận.

Bài tập 3 (6'): Ghi dấu x vào ô trống trước từ đồng nghĩa

- GV hướng dẫn HS cách làm.

Hoạt động của trò - 2HS đọc bài, nhận xét.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Sử dụng máy tính bảng để làm bài b) Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài theo nhóm bàn - Một số nhóm trình bày.

lớp nhận xét

- HS đặt câu với từ vừa tìm được.

- 1 HS nêu yêu cầu HS làm vào vở.

- Một số HS trình bày kết quả.

(10)

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Thế nào là từ đồng nghĩa?

Bài tập 4 (8'): Thay từ

- GV chỉ bảng đã viết lời nhân vật Thành, nhắc HS: Để trả lời đúng câu hỏi, cần thử thay thế từ công dân trong các câu nói của nhân vật Thành bằng từ đồng nghĩa với nó (BT3), rồi đọc lại câu văn xem có phù hợp không.

- GV chốt lại lời giải đúng.

3.Củng cố dặn dò(3')

Công dân là gì? Tìm từ đồng nghĩa với từ công dân?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

- HS khác nhận xét, bổ sung

- Những từ đồng nghĩa với công dân:

nhân dân, dân chúng, dân.

- 1 HS nêu yêu cầu

- HS trao đổi, thảo luận theo cặp.

- HS phát biểu ý kiến, giải thích lí do

*Lời giải:

- Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa

(11)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

(giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh trường lớp, bảo vệ chăm sóc cây trồng, vật nuôi, tiết kiệm nước…) - Để góp phần bảo vệ môi trường thì ngay từ bây giờ

(giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh trường lớp, bảo vệ chăm sóc cây trồng, vật nuôi, tiết kiệm nước…) - Để góp phần bảo vệ môi trường thì ngay từ bây giờ

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng kể chuyện và đánh giá lời kể của bạn. Thái độ: Có thái độ tích cực giữ gìn vệ sinh trường lớp luôn sạch đẹp.?. *) BVMT: GD ý thức giữ gìn vệ

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng kể chuyện và đánh giả lời kể của bạn. c)Thái độ: Có thái độ tích cực giữ gìn vệ sinh trường lớp luôn sạch đẹp... *) BVMT: GD ý thức giữ gìn vệ

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng kể chuyện và đánh giả lời kể của bạn. c)Thái độ: Có thái độ tích cực giữ gìn vệ sinh trường lớp luôn sạch đẹp... *) BVMT: GD ý thức giữ gìn vệ

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng kể chuyện và đánh giả lời kể của bạn.. c)Thái độ: Có thái độ tích cực giữ gìn vệ sinh trường lớp luôn sạch đẹp.. *) BVMT: GD ý thức giữ gìn vệ

Trong đỏ, các con đường lổng ghép thông qua các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông và tích hợp trong giáo dục nghề phổ thông ở trung tâm kỹ thuật tồng họp

+ Những hành động và sự việc vi phạm Luật Bảo vệ môi trường và cách khắc phục1. Hành động làm suy thoái môi