• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 3/1/2020 Ngày dạy: 7/1

TIẾT 20 -

BÀI 12

CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (Tiếp )

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên hợp quốc.

- Hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em.

- HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

- Giáo dục kĩ năng sống: cảm thông, tư duy phê phán, giao tiếp ứng xử 3. Thái độ:

TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, HỢP TÁC

- Giáo dục đạo đức: Tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác

+ Tôn trọng quyền của mình và mọi người + Có ý thức bảo vệ, không xâm phạm quyền của người khác; phê phán hành vi xâm phạm quyền trẻ em.

4. Những năng lực cơ bản có thể rèn luyện ở học sinh.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

II. Phương pháp- Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

*Phương pháp

- Thảo luận nhóm....

*Kĩ năng

- Kĩ năng giao tiếp - Kĩ năng thể hiện

- Kĩ năng tư duy phê phán.

III. Chuẩn bị của GV và HS.

1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em....

2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.

- Bảng nhóm, bút dạ. Tranh ảnh về quyền trẻ em - Ca dao, tục ngữ, bài hát về trẻ em.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức : ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).

?. Hãy nêu các nhóm quyền của trẻ em theo công ước LHQ?.

(2)

?. Em đã được hưởng những quyền gì trong các quyền trên?. Nêu dẫn chứng cụ thể?.

3. Bài mới. (32’)

1. Đặt vấn đề (2 phút): Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới 2 Triển khai bài: (31’)

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức HĐ1:

Thời gian: 20'

Mục tiêu: Giúp HS tiếp tục hiểu về nội dung Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em

Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa Phương pháp: Thảo luận nhóm Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi

Gv: cho hs thảo luận nhóm nhỏ theo tình huống sau:

- Bà Lan ở Nam Định, do ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập những người con riêng của chồng và không cho con đi học.

? Hãy nhận xét hành vi của Bà Lan?

? Em sẽ làm gì nếu được chứng kiến sự việc đó?.

- Bà Lan đã vi phạm quyền trẻ em: Liên tục hành hạ, đánh đập những người con riêng của chồng và không cho con đi học.

(vi phạm điều 28,37 - Trẻ em được học hành, không có trẻ em nào phả chịu sự tra tấn đối xử, trừng phạt độc ác, vô nhân đạo hay làm mất phẩm giá.. )

Gv: Giới thiệu một số điều trong công ước LHQ; một số vấn đề liên quan đến quyền lợi của trẻ em ( Hỏi đáp về quyền trẻ em)

Gv: Các quyền trẻ em cần thiết như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu quyền trẻ em không được thực hiện? lấy ví dụ?

GV: Cho HS suy nghĩ nhằm rút ra bổn phận của mình đối với công ước.

- Rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em.

-Trẻ em bị suy dinh dưỡng, không được học tập…Như vậy thế hệ tương lai sẽ không thể đưa đất nước, thế giới phát

2. Nội dung bài học:

a. Giới thiệu khái quát về công ước:

b. Nội dung của các quyền trẻ em.

c. Ý nghĩa của công ước LHQ:

- Thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em.

- Công ước LHQ là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn diện.

(3)

triển được.

VD: Trẻ em lang thang, trẻ em thất học…

Gv: Cho Hs đóng vai theo nội dung tình huống ở bài tập đ sgk/38.

Hs thể hiện, nhận xét, gv chốt lại.

? Là trẻ em cần phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình?.

HS: Hiểu sự quan tâm, chăm sóc của thầy cô, cha mẹ, biết ơn và đền đáp công ơn…

d. Bổn phận của trẻ em:

- Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.

- Thực hiện tốt bổn phận của mình.

- Hiểu sự quan tâm của mọi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.

HĐ2:

Thời gian: 12'

Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập

Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa Phương pháp: Làm việc cá nhân Kĩ thuật: giao nhiệm vụ

Gv: HD học sinh làm bài tập d sgk/38;

Các bài tập sbt nâng cao.

HS: Nhận xét.

GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.

GV: Kết luận toàn bài.

3.Bài tập

Bài tập d: trang 38.

- Lan sai:vì cha mẹ đã đáp ứng quyền trẻ em ở mức độ tốt nhất.

- Nếu là Lan:cố gắng học giỏi, không oán trách, so sánh với bạn bè, cố gắng phụ giúp cha mẹ.

4. Củng cố: ( 3 phút)

Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài.

- Các quyền trẻ em cần thiết như thế nào?

- Là trẻ em cần phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình?.

5. Dặn dò: ( 2 phút)

* Bài cũ:

+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 37.

+ Làm các bài tập a,b,c,d,đ,e,g sách giáo khoa trang 37,38..

* Bài mới:

- Chuẩn bị bài 13:“ Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

+ Xem trước truyện đọc, bài học, bài tập SGK/39-42.

+ Tìm tranh ảnh, gương chăm học, thực hiện tốt quyền công dân…

V.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Kĩ năng tư duy phê phán trong việc nhận xét đánh giá hành vi thể hiện sự tôn trọng hoặc không tôn trọng người khác3. + Kĩ năng phân tích so sánh những biểu hiện

- Kĩ năng tư duy phê phán ( biết phê phán những hành vi, việc làm vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế của công dân); kĩ năng tìm kiếm xử lý thông tin

- Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác thực hiện tốt quyền và bổn phận nghĩa vụ của mình.. - Mọi hành vi

Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.. Câu 30: Hiến pháp quy định, công

- Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác (trừ trường hợp pháp luật cho phép).. Ai có quyền đưa ra lệnh khám xét chỗ ở của người khác?.. Điều 141, Bộ luật Tố tụng

Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác trong trường hợp tiến hành việc bắt giữ một người nào đó

- Biết phê phán những hành vi vi phạm quyền sở hữu của người khác và biết phê phán đối với những hành vi không tôn trọng tài sản Nhà nước và những hành vi xâm phạm tài

- Giáo dục HS biết ơn sự quan tâm chăm sóc, giáo dục của xã hội và gia đình; phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em và không thực hiện đúng với bổn phận