• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIỚI THIỆU SÁCH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "GIỚI THIỆU SÁCH"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6(79) - 2014

110

GIỚI THIỆU SÁCH

“Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông”

Cuốn sách do Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam sưu tầm, biên dịch và được Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành vào tháng 6 năm 2014. Cuốn sách có độ dày gần 500 trang, khổ (19 x 27cm), in bìa cứng.

Cuốn sách công bố, giới thiệu 46 đơn vị tư liệu Hán Nôm (xếp theo thứ tự A, B, C...) ghi chép về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển ở Biển Đông. Xin nêu một số tư liệu thuộc các nhóm sau:

1. Các tập bản đồ: Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Nho sinh trúng thức tên là Công Đạo, họ Đỗ Bá, quê ở Bích Triều, Thanh Giang, Thanh Chương, Nghệ An soạn vẽ năm 1686, được đóng chung trong “Hồng Đức bản đồ” (lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Cộng hòa Pháp); Thiên hạ bản đồ ghi danh mục các phường, động, trang, thôn, làng, xã, châu, huyện, phủ của Trung Dô (Thăng Long) và 13 thừa tuyên của Việt Nam thời Lê (lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Cộng hòa Pháp)... Các tài

liệu này đều có những ghi chép quan trọng về Bãi Cát Vàng (tức Hoàng Sa) thuộc chủ quyền của Việt Nam.

2. Các bộ sử, địa chí: Đại Việt sử ký tục biên do Chúa Trịnh Sâm sai biên soạn vào năm 1775 (lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Cộng hòa Pháp); Việt sử cương giám khảo lược do Nguyễn Thông (1827 - 1884) soạn (lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm); Phủ biên tạp lục do Lê Quý Đôn soạn và viết tựa năm Lê Cảnh Hưng thứ 37 (1776) (lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Cộng hòa Pháp); Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú soạn năm 1921 (lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Cộng hòa Pháp); Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn năm 1882 (lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Cộng hòa Pháp). Các bộ sử, địa chí ghi chép về địa lý các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Mỗi địa phương có các phần ranh giới, diên cách, hình thể, núi sông, phong tục, v.v..

Đặc biệt, phần tỉnh Quảng Ngãi có nhiều đoạn ghi chép về quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam trong lịch sử.

(2)

Giới thiệu sách

111 3. Các tập văn bản hành chính:

Dưới thời nhà Nguyễn có các tập châu bản là các tập văn bản được các thời vua triều Nguyễn ngự phê hay ngự lãm (Lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I thuộc Cục văn thư và Lưu trữ Nhà nước). Châu bản là những tư liệu lịch sử còn giữ được nguyên bản và độc bản, mang đậm nét dấu ấn của một thời đại;

là nguồn tư liệu hết sức có giá trị khi nghiên cứu lịch sử, chính trị, văn hóa, pháp luật, kinh tế, v.v. của đời sống xã hội đương thời. Châu bản triều Nguyễn ghi chép hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam và do nhà nước phong kiến Việt Nam quản lý. Các chúa Nguyễn và vua triều Nguyễn đã từng sai người đi thăm dò, khảo sát đường biển, vẽ bản đồ cắm mốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

4. Các tập thơ, văn: Tác phẩm Đông hành thi thuyết của Lý Văn Phức, trong tập thơ có bài dẫn về Vạn Lý Trường Sa;

Mân hành tạp vịnh của Lý Văn Phức,

phần Đông hành thi thuyết trong tập thơ có bài dẫn về Vạn Lý Trường Sa; Khải đồng thuyết ước do Phạm Vọng, Ngô Thế Vinh nhuận sắc. Đây là sách giáo khoa dạy các kiến thức về xã hội, địa lý;

trong sách có bản đồ ghi Hoàng Sa thuộc Việt Nam. Các tập thơ, văn là những ghi chép của các nhà thơ, nhà văn trong những chuyến công cán, họ ghi chép một cách trung thực hiện trạng lịch sử, địa lý lúc bấy giờ về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Cuốn sách là những tư liệu rất có giá trị khoa học, trong đó có nhiều tài liệu gốc lần đầu công bố, sẽ là chứng cứ lịch sử và pháp lý sinh động, khách quan, khẳng định chủ quyền cũng như cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.

NGÔ VŨ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

*Giới thiệu một số các hoạt động nghỉ ngơi của con người là biển: không khí trong lành, nhiều cảnh đẹp.. Qua đó, giới thiệu cho học sinh một nguồn lợi của biển: đối

1 - Nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Đây là nguồn số liệu chính thống và có một thời gian dài các nhà khoa học xã hội cũng như các nhà lập chính sách,