• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá của CBCNV về hiệu quả công tác tuyển dụng nguồn nhân lực của Công

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

2.2. Phân tích công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Đà Nẵng - Công ty Cổ

2.2.4. Đánh giá của CBCNV về hiệu quả công tác tuyển dụng nguồn nhân lực của Công

2.2.4.1. Đặc điểm mẫu điều tra

Dựa vào danh sách do phòng Nhân sự của công ty cung cấp. Bảng hỏi nghiên cứu sẽ được phát trực tiếp đến các phòng. Thống kê thu về được 120/120 phiếu. Sau đó tiến hành ghi số liệu, nghiên cứu sơ bộ và điều chỉnh cấu trúc câu hỏi để phù hợp hơn với nội dung đề tài sau đó nghiên cứu chính thức. Việc trả lời phỏng vấn là hoàn toàn tự

Trường Đại học Kinh tế Huế

nguyện với tinh thân giúp đỡ và cộng tác. Thời gian tiến hành thu thập dữ liệu trong tháng 3 năm 2020.

Bảng 2.14. Đặc điểm mẫu điều tra CBNV được khảo sát xử lý trên SPSS

Tiêu chí Chỉ tiêu Số lượng

(người) Tỷ lệ (%) Giới tính

Nữ 20 16,7

Nam 100 83,3

Độ tuổi

Từ 18 - 24 30 25,0

Từ 25 - 35 71 59,2

Trên 35 19 15,8

Bộ phận công tác

Dịch vụ khách hàng 24 20,0

Kinh doanh 42 35,0

Kỹ thuật 39 32,5

Tổng hợp 15 12,5

Trình độ học vấn

Dưới phổ thông 0 00,0

Trung học phổ thông 8 6,7 Trung cấp - Cao

đẳng 19 15,8

Đại học 93 77,5

Sau Đại học 0 0

Thời gian làm việc

Dưới 1 năm 17 14,2

Từ 1 - 3 năm 73 60,8

Trên 3 năm 29 24,2

Trường Đại học Kinh tế Huế

(Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Theo như kết quả từ bảng trên có thể thấy được rằng, số lao động nữ tham gia điều tra là 20 người, chiếm 16,7% và số lao động nam tham gia điều tra là 100 người, chiếm 83,3%. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do tính chất của công việc, đặc điểm kinh doanh của Công ty từ đó có tỷ lệ số lao động nam và nữ tại Công ty như trên.

Về độ tuổi các nhân viên tham gia khảo sát, phần lớn nằm trong nhóm 25 - 35 tuổi với số lượng 71 người, chiếm 59,2%. Chiếm phần lớn thứ hai trong khảo sát này là nhóm từ 18 - 24 tuổi với 50 người và chiếm 25,0%. Số người thuộc độ tuổi trên 35 là

19 người, chiếm 15,8%. Cơ cấu độ tuổi nhân viên thuộc nhóm 24 - 35 tuổi cao nhất nên phần nào cũng có ảnh hưởng đến cơ cấu của thời gian làm việc của nhân viên.

Trong đó, các nhân viên làm từ 1- 3 năm là nhiều nhất với tỷ lệ 60,8%, xếp thứ 2 là các nhân viên làm trên 3 năm với tỷ lệ là 24,2%. Số người làm dưới 1 năm tham gia khảo sát với số lượng 17 người chiếm 14,2%. Điều này cho thấy rằng, nhân viên của Công ty đa phần thuộc nhóm nhân viên trẻ, năng động.

Trình độ học vấn của đội ngũ lao động tham gia khảo sát cấp Đại học là 93 người, chiếm 77,5%, cao thứ 2 là nhóm Trung cấp Cao đẳng với 19 người, chiếm 15,8%. Với trình độ Trung học phổ thông có 8 người, tương ứng 6,7%.

Bộ phận công tác, số nhân viên tham gia khảo sát thuộc bộ phận Kinh doanh chiếm 35,5% tương ứng với 42 người, đứng thứ 2 là Kỹ thuật chiếm 32,5% với 39 người, thứ 3 là Dịch vụ khách hàng chiếm 20% tương ứng với 24 người, cuối cùng là phòng tổng hợp chiếm 12,5% tương ứng với 15 người. Kết quả trên cho thấy rằng bộ phận như kinh doanh và dịch vụ có số lượng nhân viên rất lớn.

2.2.4.2. Đánh giá của nhân viên về các yếu tố đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT – Chi nhánh Đà Nẵng

Đặc điểm phiếu điều tra

Phiếu điều tra sử dụng thang đo likert 5 mức độ, từ mức 1 - Hoàn toàn không đồng ý đến mức 5 - Hoàn toàn đồng ý để đo lường sự hài lòng của nhân viên về các yếu tố chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và cách thức tổ chức, kết quả chương trình

Trường Đại học Kinh tế Huế

đào tạo và sự hài lòng 29 câu hỏi cần được khảo sát đánh giá. Bảng hỏi chỉ sử dụng để thống kê mô tả, kết quả thống kê được thể hiện ở bảng.

Kết quả đánh giá của nhân viên về các yếu tố trong công tác đào tạo nguồn nhằm giúp đánh giá dễ dàng hơn, các giá trị trung bình của các kết quả nghiên cứu được quy ước như sau:

Sử dụng thang đo likert 5 mức độ, khi đó: giá trị khoảng cách = (maximum – Minimum)/n = (5 – 1)/5 = 0,8 Ý nghĩa các mức như sau:

- Giá trị trung bình 1,00 – 1,80: Đánh giá rất không tốt - Giá trị trung bình 1,81 - 2,60: Đánh giá không tốt - Giá trị trung bình 2,61 – 3,40: Đánh giá trung bình - Giá trị trung bình 3,41 – 4,20: Đánh giá tốt

- Giá trị trung bình 4,21 – 5,00: Đánh giá rất tốt 2.2.4.2.1. Chương trình đào tạo

Biểu đồ 2.1. Thang đo đánh giá chương trình đào tạo (Nguồn: từ số liệu spss)

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Nhận xét:

Nhóm các yếu tố thuộc chương trình đào tạo gồm có 5 câu hỏi. Nhìn chung các ý kiến đánh giá đều tập trung vào các mức trung lập, đồng ý và hoàn toàn đồng ý và đánh giá được đông đảo ý kiến là đồng ý với các yếu tố thuộc chương trình đào tạo. Tỷ lệ đánh giá hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý thấp tuy nhiên công ty cũng cần quan tâm hơn nữa đến chương trình đào tạo để CBCNV không còn những ý kiến đánh giá không đồng ý. - Từ bảng ta thấy giá trị trung bình của các yếu tố đểu lớn hơn 3,41 tức là đánh giá của nhân viên cho các yếu tố thuộc chương trình đào tạo là tốt.

Bảng 2.15. Kết quả đánh giá của CBCNV về chương trình đào tạo

(Nguồn: thống kê từ số liệu spss)

Như vậy, kết quả mà công ty đạt được trong việc xây dựng chương trình đào tạo đã được số đông người lao động cho rằng họ đã thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ trung bình rất cao thấp nhất là 3.9 cao nhất là 4.4 cho thấy chương trình đào tạo được đánh giá tốt.

Đặc biệt là yếu tố chương trình đào tạo xứng đáng với chi phí và thời gian được mức thang đo rất cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.4.2.2. Đội ngũ giảng viên

(Nguồn: được xây dựng từ số liệu thống kê spss) Biểu đồ 2.2. Thang đo đánh giá đội ngũ giảng viên

Các yếu tố thuộc đội ngũ giảng viên gồm 5 câu hỏi. Ở các mức đánh giá từ 1 đến 5 ta thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa mức 1,2 và 3 mức còn lại, với mức đồng ý cao nhất là 66% và thấp nhất là 43,3%. Tuy nhiên, các ý kiến đánh vẫn tập trung nhiều nhất ở mức đánh giá đồng ý. Cụ thể trình độ chuyên môn với mức 50,8% đồng ý có trung bình 4.0, Khả năng truyền đạt với mức đồng ý là 66% tuy nhiên mức trung lập 33% dẫn đến việc giá trị trung bình là 3.8, khâu thiết kế chặt chẽ chiếm 3.7 và bình quân cao nhất là phương pháp giảng dạy 4.1 vì mức hoàn toàn đồng ý và đồng ý khá cao. Điều này cho thấy đội ngũ giảng viên đã thực hiện tương đối tốt trách nhiệm, việ đào tạo cho CBNV trong công ty, việc này tác động lớn đến hiệu quả của khóa đào tạo.

Đội ngũ giảng viên chủ yếu được điều động từ Tổng công ty nên chất lượng rất tốt thể hiện qua đánh giá của học viên thông qua các yếu tố.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.16. Kết quả đánh giá của CBCNV về đội ngủ giảng viên

(Nguồn: thống kê từ số liệu spss) Từ bảng ta thấy giá trị trung bình của các yếu tố đều lớn hơn 3,41 tức là đánh giá của nhân viên cho các yếu tố thuộc chương trình đào tạo là tốt.Tuy nhiên, tỷ lệ nhân viên đánh giá ở mức 3 – bình thường khá lớn cho thấy họ vẫn chưa có ý kiến về về các yếu tố thuộc đội ngũ giảng viên và phương pháp đào tạo.

Thông qua đây có thể thấy FPT đã đào tạo ra được một đội ngũ nhân viên hết sức chất lượng kinh nghiệm và kỹ năng.

2.2.4.2.3. Cách thức tổ chức

Biểu đồ 2.3. Thang đo đánh giá cách thức tổ chức (Nguồn: từ số liệu spss)

Mô tả Trung bình GTNN GTLN Độ lệch chuẩn Đảm bảo đủ trình độ chuyên môn,

tác phong chuyên nghiệp 4.0 1.00 5.00 0.92032

Khả năng truyền đạt dễ hiểu, dễ

tiếp thu 3.8 1.00 5.00 0.76897

Thiết kế được chương trình giảng

dạy chặt chẽ 3.7 1.00 5.00 0.90733

Phương pháp giảng dạy khoa học,

không nhàm chán 4.1 2.00 5.00 0.77982

Thống kê mô tả đội ngủ giảng viên

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhận xét:

Nhóm các yếu tố thuộc cách thức tổ chức có 6 câu hỏi cần được đánh giá. Nhìn chung các yếu tố đều được đánh giá nhiều và đồng đều ở các mức 3, 4 và 5. Môi trường được đánh giá cao nhất ở mức hoàn toàn đồng ý là 39,2% việc áp dụng phương tiện vào đào tạo mặt bằng chung được đánh giá khá cao nhưng song song lại có những đánh giá không tốt về mức hoàn toàn không đồng ý là 3,3%. So với các yếu tố thuộc chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên, thì ở các yếu tố thuộc cách thức tổ chức các đánh giá về không đồng ý là cũng tương đối cao (từ 11,7% cho cơ sở vật chất và trang thiết bị). Điều này chứng tỏ rằng cách thức tổ chức trong đào tạo của công ty đang còn hạn chế.

Bảng 2.17. Kết quả đánh giá của CBCNV về cách thức tổ chức

(Nguồn: Xử lý số liệu qua spss) Từ bảng ta thấy cũng như những đánh giá từ 2 bảng trước, giá trị trung bình của các yếu tố đều lớn hơn 3,41 tức là đánh giá của nhân viên cho các yếu tố thuộc cách thức tổ chức là tốt và có hơn 20 % số nhân viên đánh giá trung lập, tức là họ chưa đưa ra ý kiến mong muốn về cách thức tổ chức. Cách thức tổ chức sẽ mang lại sự thoải mái

Trường Đại học Kinh tế Huế

trong mỗi khóa học vì vậy thông qua đánh giá này chúng ta có thể thấy chất lượng của công ty mang lại cũng rất hiệu quả nhưng bên cạnh đó cũng cần phân tích những điểm, lý do dẫn tới sự không đồng ý và khắc phục hoàn thiện hơn.

2.2.4.2.4. Kết quả đào tạo

Biểu đồ 2.4. Thang đo đánh giá kết quả đào tạo (Nguồn: thống kê từ spss)

Nhận xét

Nhóm các yếu tố thuộc thuộc kết quả đào tạo gồm 7 câu hỏi. Nhìn chung các ý kiến đánh giá của nhân viên trong nhóm này đều tập trung vào trung lập, đồng ý và hoàn toàn đồng ý về các yếu tố thuộc kết quả của chương trình đào tạo. Mức đánh giá đồng đều giữa các yếu tố cụ thể đồng ý dao động từ khoảng 40 đến 47,5% đây là mức cao nhất được đánh giá giữa các yếu tố. Yếu tố bố trí nhân sự sau đào tạo mang lại mức đánh giá tốt nhất với 39,2% hoàn toàn đồng ý, 47,5% đồng ý còn lại 13,3% trung lập. Bên cạnh đó các yếu tố khảo sát còn lại cũng được đánh giá rất cao tuy nhiên vẫn còn phần trăm đánh giá vào không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.18. Kết quả đánh giá của CBCNV về kết quả đào tạo

(Nguồn: Xử lý số liệu qua spss) Bên cạnh đó, giá trị trung bình các yếu tố được xem là tốt trên 3.41, Điều này cho thấy rằng về kết quả mà chương trình đào tạo đem lại cho nhân viên là rất lớn. Đồng thời yếu tố bố trí sau đào tạo có giá trị trung bình 4.3, tỷ lệ giá trị nhỏ nhất là 3 và lớn nhất là 5 điều này cho thấy đánh giá rất tốt.

Tuy nhiên, ta thấy kết quả mang lại chưa hiệu quả 100%, có thể do nguyên nhân từ chương trình, cách thức đào tạo chưa chặt chẽ, chưa tốt hay có thể từ phía học viên không thực sự chú trọng vào các chương trình đào tạo, họ chưa chủ động tự trau dồi rèn luyện hay họ quá nhàm chán.

2.2.4.2.5. Hài lòng nhân viên

Yếu tố hài lòng yếu cùng về sự gắn bó và hài lòng chương trình đào tạo chủ yếu đưa ra mức đồng ý ở mức trên 40 % điều này cũng cho thấy một tình hiệu tốt về chương

Mô tả Trung bình GTNN GTLN Độ lệch chuẩn Kết quả đào tạo được đánh giá

công tâm, sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để đánh giá

3.7 1 5 1.07675

Năng lực chuyên môn được cải

thiện 3.7 1 5 0.99407

Kiến thức được vận dụng một

cách triển để 3.8 1 5 0.90435

Học hỏi thêm nhiều kỹ năng hơn 3.9 1 5 0.94524

Được chia sẽ thông tin kiến thức

với học viên khác 3.8 1 5 0.97873

Sau đào tạo có nhiều cơ hội thăng

tiến 4 2 5 0.77238

Bố trí sử dụng nhân viên sau đào tạo được tổ chức hiệu quả, công

bằng, phù hợp với mong muốn

4.3 3 5 0.67979

Thống kê mô tả kết quả đào tạo

Trường Đại học Kinh tế Huế

trình đào tạo trong tổ chức. Và theo như thống kê trung bình trên 3.8 thì đánh giấ ở đây được cho là tốt

Biểu đồ 2.5. Thang đo đánh giá hài lòng nhân viên (Nguồn: xây dựng từ số spss) Bảng 2.19. Kết quả đánh giá của CBCNV về hài lòng của nhân viên

(Nguồn: Xử lý số liệu qua spss) Thông qua các thống kê đánh giá ta có thể thấy, mức độ hài lòng của nhân viên tốt, nhưng bên cạnh đó công ty cần phải xem xét một số yếu tố có ảnh hưởng đến đánh giá nhân viên từ đó có thể thực hiện tốt hơn chương trình đào tạo.

Nhìn chung công ty có chú trọng và đầu tư công tác đào tạo nhân lực, các chương trình cũng như chính sách đào tạo được thực hiện một cách bài bản, có tổ chức. Tuy nhiên tính hiệu quả không thực sự cao, vẫn tồn tại nhiều trường hợp nhân lực muốn đào

Mô tả Trung bình GTNN GTLN Độ lệch chuẩn

Anh/chị có mong muốn gắn bó lâu

dài với tổ chức 3.9 1.00 5.00 0.98887

Công tác đào tạo nguồn nhân lực

hiểu quả, nên tiếp tục 3.8 2.00 5.00 0.94968

Thống kê mô tả hài lòng nhân viên

Trường Đại học Kinh tế Huế

tạo nâng cao nhưng vẫn phải tham gia khóa đào tạo mà mình đã hoàn thành tốt. Bên cạnh đó công tác đánh giá trong và sau đào tạo chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.