• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐẶC ĐIỂM CHUNG NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại Viện Sức khoẻ Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, từ 01/2011 đến 11/2017, tiến hành nghiên cứu trên tổng số 71 bệnh nhân RLCXLC hiện GĐTC điều trị nội trú. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, có 01 bệnh nhân đã tự sát ngay sau 7 ngày ra viện do tình trạng trầm cảm, nên số đối tượng được theo dõi 12 tháng sau ra viện chỉ còn 70 bệnh nhân.

4.1.1. Đặc điểm giới tính, tuổi bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu

* Giới tính:

Trong số 71 bệnh nhân nghiên cứu, nam giới là 28 bệnh nhân chiếm 39,4%, nữ giới chiếm 60,6%, tỷ lệ nữ/nam khoảng 1,5/1. Tỷ lệ này cho thấy, nữ giới mắc RLCXLC cao hơn so với nam giới.

Một đánh giá tổng quan của Adriana D (2010) khi đánh giá về yếu tố giới tính ở RLCXLC, tác giả thấy rằng: trong khi các bằng chứng dường như không cho thấy có sự khác biệt về giới tính giữa tỷ lệ lưu hành và tỷ lệ mắc phải RLCXLC nói chung, thì phần lớn các nghiên cứu ủng hộ kết quả rằng nữ giới có nguy cơ cao bị RLCXLC II/ hưng phấn nhẹ, chu kỳ nhanh và các giai đoạn hỗn hợp [101]. Các nghiên cứu này không đề cập tới bản chất gen mà tập trung đề cập tới các sự kiện trong cuộc sống, các biến cố trong thời kì sinh đẻ liên quan tới nguy cơ mắc RLCXLC ở nữ giới.

* Tuổi

Nhóm tuổi từ 45-59 chiếm tỷ lệ cao nhất (43,7%), thấp nhất là nhóm người già (≥ 60 tuổi): 8,5%, các bệnh nhân khác phân bố đều vào các nhóm tuổi còn lại. Sở dĩ nhóm tuổi từ 45-59 chiếm tỷ lệ cao nhất là bởi đây là nhóm

lứa tuổi đã có kiến thức về bệnh tật, tự chủ về mặt tài chính và khả năng tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần, được gia đình quan tâm và nhận biết. So với nhóm tuổi 25-44, nhóm tuổi này có mặt thuận lợi do có nhiều thời gian cho bản thân hơn (ổn định công việc, chuẩn bị nghỉ hưu, con cái đã lớn).

Còn ở nhóm đối tượng trẻ tuổi (< 25) có thể chưa được chẩn đoán đúng rối loạn bệnh, thậm chí không biết đến chuyên khoa tâm thần (rất phổ biến ở Việt Nam), và nhóm tuổi từ 60 trở lên, đây là nhóm tuổi mắc nhiều bệnh lý tuổi già, dễ bị chồng lấp triệu chứng với các bệnh lý cơ thể, thiếu sự quan tâm đúng mức từ người nhà, và thiếu tự chủ trong vấn đề đi đến các cơ sở chăm sóc sức khoẻ tâm thần.

4.1.2. Đặc điểm về nơi cư trú, tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh sống, trình độ học vấn

* Nơi cư trú:

Trong 71 bệnh nhân nghiên cứu, 43,7% bệnh nhân sống tại khu vực thành thị, 56,3% bệnh nhân sống tại khu vực nông thôn, có thể thấy là tỷ lệ khu vực sống ở 2 vùng gần tương đương nhau (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05). Yếu tố khu vực sinh sống dường như không phải là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh, và kết quả cho thấy rằng, người nhà và bệnh nhân cũng đã có những kiến thức và hiểu biết nhất định về rối RLCXLC.

* Tình trạng hôn nhân và hoàn cảnh sống:

Như đã đề cập, lứa tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 42,34 ± 13,90 với nhóm tuổi người trưởng thành từ 25 – 59 chiếm tỷ lệ cao nhất (76,1%) nên tình trạng đã kết hôn và sống cùng gia đình (bố mẹ, vợ chồng, con cái) cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm nghiên cứu (74,6% và 98,6%).

Một mặt, các thành viên trong gia đình hỗ trợ phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tái phát, hỗ trợ bệnh nhân tìm kiếm cơ sở khám chữa bệnh, hỗ trợ nhà

lâm sàng trong công tác quản lý bệnh nhân khi điều trị ngoại trú. Mặt khác, các xung đột trong gia đình thường là yếu tố thúc đẩy một giai đoạn bệnh.

Tác giả Miklowit khi đánh giá vai trò của gia đình trong diễn biến bệnh thấy rằng các giai đoạn của RLCXLC có mối liên quan mạnh mẽ với các căng thẳng, xung đột, chỉ trích, và trong khi đánh giá, tác giả cũng nhận thấy ngày có càng nhiều bằng chứng rằng liệu pháp giáo dục sức khoẻ tâm thần cho gia đình có hiệu quả trong việc dự phòng tái phát và kiểm soát triệu chứng khi được kết hợp với điều trị thuốc chuẩn [102].

* Điều kiện kinh tế:

Phần lớn bệnh nhân nghiên cứu (87,3%) có điều kiện kinh tế ở mức độ bình thường, chỉ có 1 bệnh nhân tự đánh giá gia đình gặp khó khăn. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đánh giá, các bệnh nhân đều đánh giá hạn hẹp về mặt kinh tế là một trong những vấn đề trở ngại trong việc đi tái khám và tuân thủ điều trị. Đây cũng là 1 thách thức không chỉ với bệnh nhân, nhà lâm sàng và với toàn xã hội trong việc cải thiện nhằm nâng cao tuân thủ điều trị sau khi ra viện phòng tái tránh diễn, tái phát các giai đoạn bệnh, để tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

4.1.3. Đặc điểm về học vấn, nghề nghiệp

* Đặc điểm về học vấn

Bệnh nhân có trình độ học vấn mức trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và sau đại học tương đương nhau, nhóm trình độ đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 35,2%. Chỉ có 7% bệnh nhân có trình độ học vấn tiểu học.

GĐTC trong RLCXLC có thể xuất hiện ở mọi đối tượng có trình độ học vấn khác nhau, từ tiểu học đến đại học và sau đại học. Có thể thấy, trình độ học vấn không phải là yếu tố nguy cơ cho việc khởi phát GĐTC trong RLCXLC.

* Đặc điểm về nghề nghiệp

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nghề nghiệp của nhóm bệnh nhân như sau: 32,4% bệnh nhân làm tự do, 21,1% làm viên chức nhà nước, 16,9% là nông dân, 15,5% làm công nhân và chỉ có một số ít (2,8%) đối tượng là học sinh, sinh viên. Tương tự như yếu tố trình độ học vấn, có thể thấy rằng, các bệnh nhân RLCXLC hiện GĐTC có tính đa dạng trong công việc, không loại hình công việc nào nổi trội để thấy rằng tính chất công việc liên quan đến sự xuất hiện GĐTC ở bệnh nhân RLCXLC.

4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM TRONG RLCXLC