• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.5. Các biến số nghiên cứu

- Phần 3 (chỉ số hiệu quả): đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn (TDKMM) của thuốc, có xét đến sự tương quan giữa hiệu quả điều trị và TDKMM, cách đánh giá chúng tôi trình bày ở bảng sau

Bảng 2.2. Chỉ số hiệu quả trên thang CGI Tác dụng không

mong muốn Hiệu quả

điều trị

Không

Không gây trở ngại đáng kể đến sinh hoạt của bệnh nhân

Gây trở ngại đáng kể đến sinh hoạt của

bệnh nhân

Nặng hơn cả hiệu quả

điều trị Rõ rệt (thuyên giảm toàn bộ hoặc

gần như toàn bộ triệu chứng) 01 02 03 04

Trung bình (thuyên giảm 1

phần các triệu chứng) 05 06 07 08

Ít 09 10 11 12

Không đổi hoặc nặng thêm 13 14 15 16

Riêng đối với thang CGI, trong lần làm trắc nghiệm đầu tiên (lúc vào viện), trắc nghiệm viên chỉ làm phần 1 (mức độ bệnh tật), các lần sau (sau 1 tuần, ra viện) trắc nghiệm viên sẽ tiến hành làm cả 3 phần.

Các kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng của mỗi bệnh nhân đều được ghi chép đầy đủ vào bệnh án nghiên cứu.

Bệnh án điều trị của bệnh nhân: Các thông tin lấy từ bệnh án hành chính giai đoạn hiện tại của bệnh nhân. Đồng thời, các bệnh nhân đã có tiền sử điều trị nội trú tại VSKTT, các bệnh án cũ sẽ được tham khảo tại nơi lưu trữ hồ sơ.

2.2.5.2. Các biến số triệu chứng lâm sàng và đặc điểm phân biệt trầm cảm lưỡng cực với các trầm cảm khác

- Các biến số về triệu chứng:

 Các triệu chứng trầm cảm:

+ 3 triệu chứng đặc trưng:

(1) Khí sắc trầm,

(2) Mất quan tâm thích thú,

(3) Giảm năng lượng, tăng mệt mỏi.

+ 7 triệu chứng phổ biến:

(1) Mất lòng tự tin hoặc sự tự trọng,

(2) Cảm giác bị tội trách bản thân không hợp lý, (3) Ý nghĩ ý tưởng về cái chết, hành vi tự sát, (4) Nhìn tương lai ảm đạm,

(5) Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, ngủ nhiều), (6) Giảm tập trung chú ý,

(7) Thay đổi cảm giác ngon miệng (ăn ít, ăn nhiều) kèm theo sự thay đổi cân nặng (giảm cân, tăng cân).

+ 8 triệu chứng cơ thể:

(1) Giảm quan tâm thích thú, (2) Thiếu phản ứng cảm xúc,

(3) Thức dậy sớm hơn 2 giờ so với bình thường, (4) Trầm cảm nặng lên vào buổi sáng,

(5) Chậm chạp tâm thần vận động hoặc kích động (6) Giảm ngon miệng,

(7) Giảm cân nặng (ít nhất 5% so với tháng trước), (8) Giảm nhu cầu tình dục.

 Các triệu chứng hưng cảm:

(1) Tăng hoạt động, hoặc không nghỉ ngơi, (2) Nói nhiều,

(3) Tư duy dồn dập, nhiều ý tưởng,

(4) Mất ức chế hoạt động xã hội dẫn đến những hành vi không phù hợp hoàn cảnh,

(5) Giảm nhu cầu ngủ,

(6) Quá tự tin hoặc phóng đại,

(7) Dễ bị phân tán, thay đổi các kế hoạch, (8) Các hành vi liều lĩnh rủi ro,

(9) tăng hoạt động tình dục.

 Các triệu chứng khác:

Khí sắc dao động trong ngày, kích động, dễ bị kích thích, lo âu, các triệu chứng lo âu về mặt cơ thể.

Các thông tin về sự xuất hiện triệu chứng, mức độ triệu chứng được thu thập bằng cách hỏi trực tiếp bệnh nhân và người thân trong gia đình.

- Các biến số về diễn biến bệnh lý

 Tuổi khởi phát bệnh: thời điểm giai đoạn bệnh đầu tiên.

 Số giai đoạn trầm cảm: được phân thành các nhóm số giai đoạn bệnh:

0, 1-2, 3-5, 6-10, >10.

 Số giai đoạn hưng cảm và hưng cảm nhẹ: đều được phân thành các nhóm số giai đoạn bệnh: 0, 1-2, ≥ 3.

 Đặc tính trầm cảm, hưng cảm của mỗi giai đoạn

 Thời gian kéo dài phần lớn giai đoạn trầm cảm: chia thành các mức

<3 tháng, 3-6 tháng, > 6 tháng.

 Tình trạng khi ra viện các giai đoạn bệnh trước: theo cảm nhận chủ quan của bệnh nhân (thuyên giảm hoàn toàn, thuyên giảm một phần, không thuyên giảm, không có thông tin).

 Các đặc điểm giai đoạn hiện tại: thời điểm khởi phát, sử dụng thuốc trước giai đoạn bệnh, cách thức xuất hiện, các triệu chứng trong thời gian khởi phát.

Các thông tin được thu thập từ bệnh nhân và người nhà, kèm theo các tài liệu được ghi chép từ sổ khám chữa bệnh (nếu có) hoặc bệnh án cũ (nếu còn lưu tại Phòng Lưu trữ - bệnh viện Bạch Mai hoặc được người nhà sao tại các bệnh viện).

- Các biến số về tiền sử gia đình

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh lý nội sinh: rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt…

Thông tin được thu thập bằng cách hỏi từ bệnh nhân và gia đình.

- Các biến số về đáp ứng thuốc

 Xuất hiện GĐHC: đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hưng cảm sau khi bắt đầu sử dụng thuốc

 Điều trị không thuyên giảm: không giảm được từ 50% điểm BECK trong thời gian điều trị nội trú tại viện.

 Trạng thái trầm cảm hỗn hợp: trạng thái trầm cảm điển hình có ít nhất 3 triệu chứng hưng cảm, hưng cảm nhẹ.

 Mất đáp ứng muộn (dung nạp điều trị): xuất hiện GĐTC ngay khi bệnh nhân vừa hồi phục dù đang duy trì điều trị.

 Xuất hiện ý tưởng, ý nghĩ, hành vi tự sát khi bắt đầu điều trị.

 Xuất hiện loạn thần khi bắt đầu điều trị

 Chu kỳ nhanh: xuất hiện 4 giai đoạn bệnh trong 1 năm theo dõi.

 Kết quả thang điểm BECK, CGI tại những lần thăm khám.

Thông tin được thu thập từ bệnh nhân, gia đình, ghi chép trong bệnh án tại của bệnh phòng.

2.2.5.3. Các biến số về điều trị

- Loại thuốc sử dụng: tên dược chất

- Liều tối thiểu, liều tối đa, thời gian sử dụng trong viện: đơn vị tính là mg/24h, và số ngày sử dụng tính theo ngày.

- Các TDKMM trên các hệ cơ quan, các TDKMM phổ biến: các tác dụng ngoại tháp, kháng cholinergic, các TDKMM trên hệ tiêu hoá, tim mạch, thần kinh, hô hấp, da liễu, dị ứng…

- Chức năng cá nhân, xã hội, nghề nghiệp sau 1 năm bị bệnh: bệnh nhân tự đánh giá các hoạt động chức năng cá nhân, xã hội, nghề nghiệp theo cảm nhận chủ quan: Bị ảnh hưởng nhiều, ít bị ảnh hưởng, không bị ảnh hưởng.

- Mức độ tuân thủ điều trị: tuân thủ hoàn toàn, tuân thủ không hoàn toàn, không tuân thủ:

o Tuân thủ hoàn toàn là khi bệnh nhân thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ về điều trị (số lượng thuốc, liều thuốc, thời gian dùng thuốc, các điều trị bổ trợ, khám theo hẹn…)

o Tuân thủ không hoàn toàn khi bệnh nhân có ý thức tự giác thực hiện những điều trên nhưng do hoàn cảnh hoặc sơ suất nên việc sử dụng thuốc không theo hướng dẫn hoặc đi khám không đều theo hẹn

o Không tuân thủ là bệnh nhân không có ý thức làm theo hướng dẫn điều trị (không đi khám theo hẹn, không uống thuốc đầy đủ, tự uống thuốc theo đơn cũ khi có bất thường mới đến khám lại...).

Các biến số được thu thập bằng cách hỏi trực tiếp bệnh nhân và gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột, người thân, bạn bè...), bệnh án các lần nằm viện của người bệnh (nếu còn lưu tại Phòng Lưu trữ - Bệnh viện Bạch Mai hoặc được người nhà sao tại các bệnh viện) và thông tin từ sổ khám chữa bệnh (nếu có).