• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đặc điểm thuyên giảm các triệu chứng

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM TRONG RLCXLC

4.3.3. Đặc điểm thuyên giảm các triệu chứng

Văn Cường, nhưng chỉ có một nửa số bệnh nhân trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Cường dùng đơn trị liệu quetiapin còn tất cả các bệnh nhân của chúng tôi hầu hết được sử dụng phác đồ đa điều trị có thể sử dụng phối hợp các loại thuốc với nhau như CKS, ATK, CTC khác cũng có phần góp phần thanh toán các triệu chứng trầm cảm nhanh hơn [99].

Nói chung, các nghiên cứu đều cho kết quả chung là các triệu chứng đặc trưng của GĐTC trong RLCXLC đều thuyên giảm đáng kể sau khi được điều trị.

* Thuyên giảm các triệu chứng phổ biến

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra có 43,7% bệnh nhân có ý tưởng hành vi tự sát lúc vào viện và sau khi được điều trị nội trú, các bệnh nhân không còn triệu chứng này. Theo Nguyễn Văn Cường, số bệnh nhân RLCXLC hiện GĐTC có ý tưởng hành vi tự sát chiếm tỷ lệ ít hơn (22%), tuy nhiên tác giả cũng nhận định kết quả tương tự về sự thuyên giảm của triệu chứng này sau 3 tuần điều trị bằng các phác đồ quetiapin đơn độc hoặc quetiapin phối hợp thuốc khác là thuyên giảm hoàn toàn [99]. Kết quả đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực” của tác giả Vũ Văn Dân cho biết 32,5% bệnh nhân có ý tưởng tự sát, trong đó 50%

gặp ở lứa tuổi 20 – 29 và 6 bệnh nhân (15%) đã có toan tự sát, tuy nhiên tác giả không chỉ ra diễn biến của triệu chứng theo điều trị như thế nào [96].

Theo tác giả Frederick K.Goodwin nghiên cứu về nguy cơ tự sát trong RLCXLC trong thời gian điều trị bằng lithium và valproat cho biết nguy cơ nỗ lực tự sát và chết do tự sát có sự thuyên giảm trong thời gian điều trị bằng lithium và valproat [177]. Như vậy, các kết quả nghiên cứu đều nhận định sau điều trị ý tưởng, hành vi tự sát có sự thuyên giảm đáng kể.

Triệu chứng mất lòng tin, sự tự trọng và triệu chứng cảm giác bị tội có sự thuyên giảm từ 67,6% và 38% giảm còn 2,8% và 4,2%. Sự thuyên giảm

các triệu chứng này cũng góp phần nào làm giảm nguy cơ dẫn đến ý tưởng, hành vi tự sát.

Các triệu chứng phổ biến khác cũng có sự thuyên giảm rất lớn, mặc dù tại thời điểm ra viện vẫn còn tỷ lệ nhỏ số bệnh nhân còn biểu hiện lâm sàng. Rối loạn giấc ngủ gặp ở hầu hết các bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi chiếm 85,9%. Rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân RLCXLC hiện GĐTC thường là ngủ nhiều và gây ảnh hưởng cho bệnh nhân đến các hoạt động sinh hoạt, lao động.

Tuy nhiên, ở một nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Dân cho thấy mất ngủ chiếm đa số (82,5%), số bệnh nhân và bệnh nhân ngủ nhiều chỉ chiếm 15% [96].

Nghiên cứu của Liz và cộng sự (2008) cho thấy 42,8% bệnh nhân RLCXLC có ngủ nhiều [93].

Susan và cộng sự (2006) nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ rối loạn giấc ngủ gặp ở 81% số bệnh nhân RLCXLC. 85,9% đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có mất ngủ sau khi được điều trị ra viện, tỷ lệ này giảm còn 18,3%. Theo nghiên cứu của B. Yonn (2010) chỉ ra triệu chứng rối loạn giấc ngủ được cải thiện cả về chất lượng và thời gian ngủ, không gây rối loạn chức năng ban ngày ở bệnh nhân RLCXLC I và II hiện GĐTC sau 8 tuần điều trị bằng quetiapin [178].

Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả các triệu chứng bi quan, nhìn tương lai ảm đạm, triệu chứng rối loạn cảm giác ngon miệng và cân nặng, triệu chứng thiếu tập trung thuyên giảm rất nhiều từ 91,5%, 88,7%, 81,7% giảm xuống còn 9,9%, 8,5%, 1,4%. Vũ Văn Dân nghiên cứu chỉ ra rối loạn về ăn uống chiếm 82,5%, tương tự như kết quả của chúng tôi [96]. Tác giả Nguyễn Văn Cường nghiên cứu cho biết rối loạn cảm giác ngon miệng chiếm tỷ lệ thấp hơn là 38,9%, sau khi được điều trị 3 tuần, tỷ lệ này giảm xuống còn 22,25%;

sự cải thiện này thấp hơn so với kết quả của chúng tôi là từ 88,7% xuống 8,5%

[99]. Trong kết quả đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hiệu quả của

quetiapin so với fluoxetin trên bệnh nhân RLCXLC hiện giai đoạn trầm cảm”

tác giả Nguyễn Văn Khởi chỉ ra là giảm, mất cảm giác ngon miệng gặp ở 68,2%, có 34,4% bệnh nhân có biểu hiện tăng cảm giác ngon miệng và cũng chính thay đổi cảm giác ngon miệng này có thể là nguyên nhân gây ra thay đổi về cân nặng [129]. Nguyễn Văn Cường nghiên cứu chỉ ra triệu chứng nhìn tương lai ảm đạm và thiếu tập trung thuyên giảm sau 3 tuần điều trị lần lượt từ 69,5%, 77,8% giảm còn 33,3% và 25,0% [99].

Nói chung, các triệu chứng phổ biến của RLCXLC hiện GĐTC có sự thuyên giảm đáng kể sau điều trị nội trú, điều này giúp bệnh nhân cải thiện đáng kể về chất lượng các sinh hoạt cá nhân và trong cuộc sống.

* Thuyên giảm các triệu chứng cơ thể

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra các triệu chứng có sự thuyên giảm hoàn toàn là thiếu hoặc mất phản ứng cảm xúc, triệu chứng giảm cân nặng (từ 26,8% và 53,5%). Triệu chứng cơ thể hay gặp nhất là trầm cảm nặng lên vào buổi sáng, triệu chứng giảm cảm giác ngon miệng giảm lần lượt từ 91,5%, và 84,5% còn 15,5%, 1,4%. Các triệu chứng còn lại thuyên giảm đến tỷ lệ ở mức tương đối cao hơn, gồm rối loạn tâm thần vận động, triệu chứng tỉnh giấc sớm hơn 2 giờ vào buổi sáng, triệu chứng giảm ham muốn tình dục giảm lần lượt từ 71,8%, 78,9%, 62,0% xuống còn 7,0%, 18,3%, và 9,9%.

Vũ Văn Dân cho kết quả tương tự, 75% đối tượng nghiên cứu RLCXLC hiện GĐTC có giảm, mất hưng phấn tình dục [96]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Khởi cũng chỉ ra phần lớn 52,9% bệnh nhân có biểu hiện rối loạn chức năng tình dục, trong đó có 24,7% bệnh nhân có rối loạn cương, và 28,2% bệnh nhân có giảm hứng thú tình dục [129]. Nguyễn Văn Hồ cho kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân RLCXLC hiện GĐTC là 85,7%

bệnh nhân có giảm dục năng [96]. Đây là rối loạn thường gặp ở bệnh nhân GĐTC nói chung và có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Tỷ lệ biểu hiện triệu chứng thức giấc sớm ít nhất 2 giờ trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hồ là 42,9% [96], tỷ lệ có thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi là 78,9%. Đây là triệu chứng biểu hiện giấc ngủ của bệnh nhân không đủ về thời gian, và cũng có thể là nguyên nhân khiến các bệnh nhân ở GĐTC có biểu hiện mệt mỏi nhất là vào thời điểm buổi sáng.

Tất cả các triệu chứng cơ thể của bệnh nhân RLCXLC hiện GĐTC đều thuyên giảm sau khi được điều trị.