• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.3. ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM TRONG RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC

1.3.1. Nguyên tắc điều trị

Điều trị trầm cảm trong RLCXLC vẫn tuân theo các nguyên tắc của RLCXLC nói chung. Đó là một tình trạng mạn tính tái diễn đòi hỏi một chương trình chăm sóc y tế toàn diện và lâu dài để giúp người bệnh vượt qua những triệu chứng và các suy giảm chức năng liên quan đến bệnh lý này. Có một số hướng dẫn thực hành dựa trên bằng chứng nhằm hướng dẫn điều trị rối loạn này cho những người làm công việc chăm sóc y tế. Những nguyên tắc điều trị chính được nêu trong các Hướng dẫn thực hành của Hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA 2009), Hướng dẫn của Hội Dược lý Tâm thần Anh (BAP 2016),

Hướng dẫn của Hội Tâm thần học sinh học Thế giới (WFSBP 2013), Hướng dẫn điều trị Rối loạn Cảm xúc và Lo âu của Canada (CANMAT 2013)…

Nguyên tắc điều trị cơ bản của Hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA 2009) [63]

- Mặc dù không có cách chữa khỏi RLCXLC nhưng điều trị làm giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật đi kèm.

- Điều trị bước đầu RLCXLC đòi hỏi việc đánh giá toàn diện về bệnh nhân với sự chú ý đặc biệt đến sự an toàn của bệnh nhân và những người xung quanh, cũng như chú ý đến các bệnh tâm thần hoặc bệnh cơ thể đi kèm.

- Ngoài trạng thái cảm xúc hiện thời, người bác sĩ lâm sàng cần xem xét suốt quá trình bệnh sử của bệnh nhân.

- Mục tiêu điều trị đầu tiên là đánh giá sự an toàn cho bệnh nhân và mức độ chức năng để quyết định phương thức điều trị tối ưu.

- Các mục tiêu tiếp theo bao gồm thiết lập và duy trì sự liên minh điều trị, theo dõi tình trạng tâm thần của bệnh nhân và sự đáp ứng điều trị, giáo dục về RLCXLC cho bệnh nhân và gia đình của họ, nâng cao sự tuân thủ điều trị, khuyến khích một kiểu mẫu hoạt động và giấc ngủ hàng ngày, chặn trước các yếu tố gây stress, nhận biết sớm các giai đoạn bệnh mới và giảm thiểu các suy giảm chức năng.

- Các khuyến cáo điều trị được chia thành các loại sau đây: chăm sóc tâm thần, điều trị giai đoạn cấp (các GĐHC hoặc hỗn hợp, các GĐTC, giai đoạn chu kỳ nhanh), và điều trị duy trì.

Những nguyên tắc điều trị cơ bản của hệ thống điều trị rối loạn cảm xúc và lo âu của Canada (CANMAT 2013) [64]

- Do các bệnh nhân cần một kế hoạch điều trị dài hạn với nhiều biện pháp, nên áp dụng mô hình quản lý bệnh mạn tính

- Bước đầu tiên là ổn định giai đoạn bệnh cấp tính (đặc biệt là những bệnh nhân trong GĐHC/ hưng cảm nhẹ), bao gồm xác định xem bệnh nhân có gây nguy hiểm cho chính mình hoặc người khác không.

- Sau khi điều trị thuốc và xử trí lâm sàng bước đầu, việc chăm sóc lý tưởng là được thực hiện bởi một đội ngũ y tế bao gồm ít nhất một chuyên viên y tế khác ngoài bác sĩ, thường là một điều dưỡng viên, người có thể tiến hành việc giáo dục sức khỏe tâm thần, giám sát và giúp đỡ bệnh nhân.

- Bước thứ ba liên quan đến việc cung cấp các giáo dục sức khỏe tâm thần mạnh mẽ, bao gồm việc chuẩn bị để bệnh nhân tham gia tích cực tự chăm sóc bản thân, nhận biết cách thức hợp tác hiệu quả nhất với nhân viên y tế, giảng giải các sự kiện căn bản về RLCXLC, giảng dạy cách nhận biết các dấu hiệu tái phát sớm, xác định một giai đoạn bệnh tái phát, biết được nhiều kỹ thuật căn bản để đối phó với stress, bao gồm sự chăm sóc điều độ giấc ngủ và tránh lạm dụng chất; gia đình và bạn bè thân thiết nên góp phần vào việc giáo dục sức khỏe tâm thần này.

- Các liệu pháp tâm lý xã hội phải được điều chỉnh theo nhu cầu cụ thể của người bệnh, người bệnh nên được liên kết với các nguồn lực cộng đồng khác để nâng cao sự hỗ trợ và tự chủ.

Các mục tiêu can thiệp

Trong giai đoạn cấp tính, điều trị nhằm ổn định giai đoạn rối loạn cảm xúc hiện thời với mục tiêu là đạt được sự thuyên giảm. Trong giai đoạn duy trì, mục tiêu điều trị là tối ưu hóa việc bảo vệ chống tái phát các GĐTC, hỗn hợp, hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ. Đồng thời việc chăm sóc phải làm tăng tối đa các chức năng của người bệnh và giảm tối thiểu các triệu chứng dưới ngưỡng và các tác động ngoại ý của việc điều trị.

Bảng 1.1: Mười mục tiêu can thiệp quan trọng đối với RLCXLC [65]

Mục tiêu can thiệp

1 Đảm bảo sự an toàn của bệnh nhân và những người khác

2 Điều trị và làm giảm độ nặng của các giai đoạn rối loạn cảm xúc cấp tính khi chúng xảy ra

3 Điều trị các triệu chứng loạn thần khi chúng xảy ra

4 Tránh sự chuyển đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác 5 Ngăn ngừa hành vi muốn tự sát

6 Giảm tần số của các giai đoạn rối loạn khí sắc 7 Điều trị các triệu chứng dưới ngưỡng

8 Điều trị các bệnh kèm theo và các vấn đề về nhận thức

9 Tăng kiến thức về bệnh này cho bệnh nhân và người chăm sóc và nâng cao sự tuân thủ điều trị

10 Giúp bệnh nhân hoạt động một cách hiệu quả nhất có thể được giữa các giai đoạn bệnh.

Kế hoạch điều trị

Do RLCXLC là một bệnh tái diễn mạn tính, một chiến lược phòng ngừa lâu dài bằng phối hợp thuốc và các trị liệu tâm lý xã hội là tốt nhất cho việc điều trị bệnh này theo thời gian. Các chiến lược làm cơ sở lập một kế hoạch điều trị bao gồm các bằng chứng quan trọng, đánh giá lâm sàng, sự giáo dục, sự thỏa thuận, và sự hợp tác đa ngành.

Mặc dù ngày càng có nhiều hướng dẫn và các lưu đồ điều trị, việc điều trị vẫn là một thử thách ngay cả với các bác sĩ lâm sàng có kinh nghiệm nhất.

Nhiều yếu tố có thể làm phức tạp việc xử trí lâm sàng [65], bao gồm:

- Tính hay thay đổi trong các triệu chứng và tiến tiển của tình trạng bệnh - Sự tự đánh giá của người bệnh không đáng tin cậy

- Tỷ lệ cao của các bệnh kèm theo như rối loạn lo âu, lạm dụng chất, rối loạn ăn uống, bệnh nội khoa (béo phì, bệnh tim/ tăng huyết áp…)

- Nguy cơ tự sát cao và khả năng có các kết cục ngoại ý nặng khác

- Nhu cầu điều trị bằng nhiều loại thuốc, làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn và không tuân thủ

- Sự kém hiểu biết về tình trạng bệnh của gia đình và bạn bè

- Thiếu bằng chứng để hướng dẫn các chiến lược điều trị ở trẻ em và người lớn tuổi.

Các chọn lựa điều trị là vô cùng đa dạng, các mục tiêu và phương pháp can thiệp cần phải điều chỉnh theo từng cá nhân (dựa trên chẩn đoán hiện thời, đặc điểm các triệu chứng, và tiền sử bệnh…) để đáp ứng tình huống cụ thể của mỗi bệnh nhân.

Mặc dù điều trị bằng thuốc vẫn là phương pháp điều trị chính của RLCXLC, bằng chứng dựa trên sự hỗ trợ của các điều trị tâm lý gần đây đã được mở rộng. Kết hợp điều trị bằng thuốc với các can thiệp tâm lý xã hội đặc hiệu, phù hợp cho từng người bệnh có thể làm giảm nguy cơ tái phát, cải thiện sự tuân thủ điều trị, và giảm số lần và thời gian nằm viện (bảng 1.2).

Bảng 1.2: Mục tiêu của các phương pháp điều trị đối với RLCXLC (Eduard Vieta) [65]

Mục tiêu Điều trị thuốc Các giai đoạn cấp tính

Các giai đoạn loạn thần.

Phối hợp điều trị thuốc và

điều trị tâm lý

Dự phòng tái diễn

Điều trị lo âu và mất ngủ Ngăn ngừa tự sát

Tránh lạm dụng thuốc Tuân thủ điều trị

Cải thiện các tật chứng.

Điều trị tâm lý

Thông tin về và điều chỉnh với bệnh lý mạn tính Cải thiện chức năng giữa các giai đoạn bệnh Nâng đỡ cảm xúc

Nâng đỡ từ gia đình

Nhận biết sớm các tiền triệu

Đối phó với hậu quả tâm lý xã hội của các giai đoạn bệnh trong quá khứ và tương lai.

1.3.2. Các lựa chọn điều trị