• Không có kết quả nào được tìm thấy

2.1 Phát triển kinh tế bền vững

4.1.1 Bối cảnh - Bối cảnh thế giới:

CHƯƠNG 4

HOÀN THIỆN CƠ CẤU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

4.1 Bối cảnh và thách thức đặt ra đối với cơ cấu chi ngân sách nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới

4.1.1 Bối cảnh

điểm về toàn cầu hóa, liên kết, hội nhập, niềm tin vào toàn cầu hóa và ý chí hợp tác toàn cầu suy giảm. Chủ nghĩa dân tộc, dân túy, bảo hộ gia tăng. Hệ thống thương mại đa phương và liên kết kinh tế gặp nhiều khó khăn. Các quốc gia sẽ phải đánh giá lại sự tùy thuộc lẫn nhau về kinh tế, tăng cường năng lực tự chủ, kiểm soát và

giảm thiểu rủi ro của toàn cầu hóa; tìm cách giảm thiểu sự phụ thuộc vào một thị

trường, làm thay đổi quan hệ thương mại toàn cầu, đặc biệt trong quan hệ thương mại, đầu tư với Trung Quốc. Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc gia tăng khiến môi trường chính trị, kinh tế toàn cầu khó lường hơn.

Bối cảnh thế giới nêu trên được dự báo sẽ có tác động lớn đến phát triển KT-XH của nước ta trong thời gian tới.

- Bối cảnh trong nước:

Sau gần 35 năm đổi mới, thế và lực của đất nước đã được cải thiện mạnh mẽ, quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được tăng lên. Việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định chính trị, đảm bảo các cân đối vĩ mô là những yếu tố thuận lợi căn bản, tạo niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh đến nay đã đạt được những kết quả bước đầu; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 được dự báo tiếp tục tạo thêm nhiều khó khăn, thách thức cho phát triển KT-XH của nước ta trong thời gian tới.

Nền kinh tế vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế; khả năng chống chịu, thích ứng với tác động bên ngoài yếu, năng lực tiếp cận nền kinh tế số, xã hội số còn hạn chế.

Các yếu tố nền tảng như thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực,… còn thấp so với yêu cầu. Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu xa hơn về kinh tế vẫn còn là một thách thức rất lớn.

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, vấn đề già hóa dân số, dẫn đến áp lực lên hệ thống ASXH và tác động đến tăng trưởng kinh tế. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh được dự báo là tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Nhiệm vụ bảo vệ

độc lập, chủ quyền, bảo đảm an ninh quốc gia gặp nhiều khó khăn, thách thức.

4.1.2 Định hướng phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam và thách thức đặt ra đối với cơ cấu chi ngân sách nhà nước trong thời gian tới

4.1.2.1 Định hướng phát triển kinh bền vững ở Việt Nam

Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay, vấn đề phát triển nhanh, bền vững đã được Đảng và Nhà nước quan tâm và đã được đề cập xuyên suốt qua các kỳ đại hội, đặc biệt là từ Đại hội lần thứ X đến nay.

Nghị quyết Đại hội lần thứ X (2006) [12] đã gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội với phát triển con người: “Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn với phát triển con người”; “lấy con người làm trung tâm”; “thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục…, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người”.

Đồng thời, tiếp tục nhấn mạnh việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên và đưa ra hai quan điểm mới là sử dụng công nghệ sạch, năng lượng sạch và thu gom, tái chế và xử lý chất thải. Đây là

những vấn đề cấp thiết Việt Nam cần giải quyết trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đại hội lần thứ XIII (2021) tiếp tục nhấn mạnh đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Ngày 12 tháng 4 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

432/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 [36], trong đó đã đề ra mục tiêu tăng trưởng bền vững, hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Ngày 10 tháng 5 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

622/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững [37]. Trong đó, mục tiêu tổng quát nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên. Kèm theo 17 mục tiêu cụ thể về phát triển bền vững đến năm 2030.

Để hướng tới phát triển bền vững phải duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh liên tục trong thời gian dài, kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế và

phát triển xã hội, bảo vệ môi trường. Đây là bài toán khó trong bối cảnh Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Động lực tăng trưởng chủ

yếu dựa vào các yếu tố đầu vào. Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm. Nhu cầu nguồn lực cho ĐTPT là rất lớn; trong khi cân đối NSNN chưa thực sự vững chắc; hiệu quả sử dụng nguồn lực công còn thấp.

Diễn biến của dịch bệnh Covid-19 còn rất phức tạp, sau khi dịch bệnh được khống chế, cũng cần phải thời gian có thể kéo dài từ 2 đến 3 năm để nỗ lực phục hồi, trước khi duy trì đà tăng trưởng nhanh trở lại.

Theo định hướng Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm giai đoạn 2021-2020 tại Văn kiện Đại hội lần thứ XIII [15], đặt ra mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là

nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững; phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Các chỉ tiêu phát triển KT-XH chủ yếu đề ra cho giai đoạn 2030: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm (giai đoạn 2021-2025 bình quân khoảng 6,5-7%); GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD/người (đến năm 2025 đạt 4.700-5.000 USD/người). Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30%GDP (giai đoạn 2025 đạt trên 25%), kinh tế số đạt khoảng 30%GDP (giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 20%). Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt trên 50% (đến năm 2021-2025 đạt khoảng 45%). Tổng đầu tư xã hội bình quân đạt 33-35%GDP (giai đoạn 2021-2025 khoảng 32-34%). Nợ công không quá 60%GDP. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt 50% (giai đoạn 2021-2025 khoảng 45%).

Tốc độ tăng năng suất lao động đạt trên 6,5%/năm. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt trên 0,7. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35-40%.

Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42-43%,...

Tại kỳ họp thứ 14 (tháng 10, 11 năm 2020), Quốc hội đã thông qua các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2021 với tăng trưởng GDP khoảng 6%, GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD/người, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4%, tỷ

trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45-47%, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội khoảng 4,8%, tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 66%, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn đa chiều) giảm 1-1,5%,...

4.1.2.2 Thách thức đặt ra đối với cơ cấu chi ngân sách nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững ở nước ta trong thời gian tới

Thời gian qua, cơ cấu chi NSNN đã phát huy vai trò tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực cho tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, quốc phòng, giải quyết các vấn đề xã hội, tạo tiền đề quan trọng phát triển kinh tế nhanh, bền vững.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn những thách thức đặt ra đối với cơ cấu chi NSNN, cần nhận diện và có giải pháp phù hợp. Cụ thể:

Một là, bối cảnh trong và ngoài nước, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dự báo tình hình thế giới trong thời gian tới tiếp tục thay đổi sâu sắc, nhanh chóng. Cục diện chính trị, kinh tế, xã hội thế giới sẽ

trải qua giai đoạn phát triển mới với những điều chỉnh căn bản, diễn biến phức tạp, khó lường.

Kinh tế thế giới chuyển sang chu kỳ tăng trưởng mới, tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó lường. Những năm đầu của giai đoạn 2021-2030, thế giới tiếp tục phải đối mặt với nhiều vấn đề toàn cầu từ hệ lụy của đại dịch Covid-19 mang lại; cùng với nỗ lực phục hồi kinh tế, các nước cũng phải xử lý các vấn đề về xã hội, như: chăm sóc sức khỏe người dân, việc làm cho người lao động, an ninh, trật tự và an toàn xã hội,...

Sau đại dịch Covid-19, cạnh tranh kinh tế nước lớn ngày càng phức tạp và có

sự đan xen giữa các lĩnh vực. Các nền kinh tế tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, chuyển đổi chiến lược và mô hình tăng trưởng; đồng thời, tiếp tục phải xử lý các vấn đề

toàn cầu về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh năng lượng, lương thực, nguồn nước, an ninh mạng, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, người nhập cư.

Sự phát triển của khoa học công nghệ, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tiếp tục có tác động to lớn, định hình sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Sự cạnh tranh giữa các nước lớn, tranh chấp địa chính trị, mẫu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chủ

nghĩa dân túy cực đoan tiếp tục diễn biến phức tạp.

Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi đã được tích lũy từ nền tảng chính trị ổn định, môi trường kinh doanh cải thiện và những thời cơ mới đến từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (EVFTA,...), thì vẫn tiếp tục đối mặt với những rủi ro, khó khăn. Việt Nam cần nỗ lực rất lớn trong việc phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch Covid-19, ổn định vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng phát triển nhanh, bền vững, hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, nền kinh tế xanh, carbon thấp.

Hai là, việc giải quyết tốt các mẫu thuẫn giữa đảm bảo nguồn lực đầu tư công cho phát triển kinh tế nhanh, với đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; xử lý

mối quan hệ giữa đầu tư của Nhà nước và khu vực tư nhân; vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư công.

Vấn đề duy trì quy mô chi NSNN so GDP ở mức hợp lý, giảm bội chi NSNN, trong khi vẫn đảm bảo được nguồn lực cho đầu tư để phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau đại dịch Covid-19, thực hiện cải cách tiền lương, đảm bảo ASXH, bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển nhanh, bền vững, là thách thức đặt ra cho giai đoạn tới.

Dư địa phát triển và mở rộng nguồn thu NSNN ngày càng hạn chế. Việc mở

rộng tham gia và thực hiện các cam kết hiệp định thương mại tự do (FTAs) sẽ tiếp tục làm giảm tỷ trọng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, cùng với đó là sự sụt giảm của thu từ dầu thô, áp lực tăng thu dồn vào các khoản thu nội địa; trong khi đó cơ cấu thu nội địa từ hoạt động sản xuất, kinh doanh có xu hướng giảm; tình trạng thất thu, nhất là khu vực ngoài quốc doanh, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chậm được cải thiện; chuyển giá phức tạp; tình trạng ưu đãi thuế dàn trải, ảnh hưởng đến nguồn thu bền vững cho NSNN.

Nhu cầu chi NSNN để phục hồi và hướng đến phát triển kinh tế nhanh, thực hiện các chính sách tiền lương, bảo đảm ASXH, phúc lợi xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh,… trong thời gian tới là rất lớn; tạo sức ép lên cân đối NSNN, an ninh tài chính quốc gia và bền vững nợ công.

Ba là, việc cắt giảm mạnh chi thường xuyên gặp khó khăn, thách thức từ áp lực tăng chi thực hiện chính sách tiền lương, khi mà NSNN vẫn đóng vai trò lớn

trong việc đáp ứng yêu cầu chi trả lương cho bộ máy nhà nước. Việc sắp xếp lại tổ

chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới cơ chế quản lý tài chính khu vực đơn vị sự

nghiệp công còn chậm.

Nhu cầu tăng chi thực hiện các chính sách ASXH, nhất là các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, trợ cấp xã hội trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số, cùng với việc đã ban hành nhiều chính sách ASXH trùng lặp về đối tượng, bao cấp còn lớn; chi thường xuyên vẫn đảm bảo hầu hết các lĩnh vực sự nghiệp.

Bốn là, những tồn tại, hạn chế về chi NSNN thời gian qua, hiệu quả chi NSNN còn nhiều bất cập, nhất là hiệu quả đầu tư công do việc thiếu suy xét cẩn trọng về hiệu quả KT-XH, đầu tư phân tán, thiếu đồng bộ, giải ngân chậm tiến độ, chưa có sự gắn kết giữa chi đầu tư và thường xuyên cho bảo trì, bảo dưỡng, đã làm giảm tuổi thọ công trình, dự án đầu tư, gây lãng phí; việc kỷ luật ngân sách chưa nghiêm, thất thoát, lãng phí còn lớn.

Việc khắc phục những tồn tại, hạn chế này cần có thời gian và quyết tâm chính trị của các ngành, các cấp từ trung ương tới địa phương.

4.2 Mục tiêu cơ cấu chi ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2030 Để phát huy vai trò của hệ thống tài chính, tiếp tục cơ cấu chi NSNN để phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, hướng đến phát triển kinh tế bền vững; trong đó, phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân 7% trong giai đoạn 2021-2030 (trong đó năm 2021 khoảng 6%, giai đoạn 2021-2025 khoảng 6,5-7%), mục tiêu cơ cấu chi NSNN trong giai đoạn 2021-2030 như sau: