• Không có kết quả nào được tìm thấy

2.1 Phát triển kinh tế bền vững

3.3.1 Kết quả đạt được

dụng NSĐP hiệu quả hơn, phù hợp với đặc thù và hỗ trợ phát triển KT-XH tốt hơn ở địa phương, tạo động lực lan tỏa, thúc đẩy các địa phương khác cùng phát triển.

3.3 Đánh giá thực trạng cơ cấu chi ngân sách nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020

các nguồn lực trong xã hội. NSNN tập trung đầu tư cho các công trình, dự án quan trọng quốc gia, xử lý nợ đọng XDCB, thu hồi vốn ứng trước, đầu tư vào các lĩnh vực các thành phần kinh tế khác không thực hiện. Nhờ đó, hiệu quả đầu tư toàn xã

hội được cải thiện, mặc dù tỷ trọng vốn đầu tư của NSNN trong tổng đầu tư toàn xã hội giảm đáng kể, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn được bảo đảm.

Thứ hai, tỷ trọng chi thường xuyên giảm dần; đảm bảo tập trung nguồn lực cho các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, tăng chi cho con người, thực hiện các chính sách ASXH:

Chi thường xuyên được quản lý chặt chẽ, triệt để tiết kiệm ngay từ khâu phân bổ dự toán và trong quá trình thực hiện; không bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ

chưa thực sự cần thiết; đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, đổi mới hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập, giảm hỗ trợ từ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình điều chỉnh giá, phí.

Mặc dù số tuyệt đối vẫn tăng hằng năm, nhưng tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN đã giảm dần, từ mức 65,1% năm 2017 xuống còn 63,1% năm 2020; bình quân 5 năm 2016-2020, tỷ trọng chi thường xuyên khoảng 63,1% tổng chi NSNN, trong khi vẫn đảm bảo tập trung nguồn lực tăng chi cho các lĩnh vực ưu tiên như giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, các nhu cầu chi cho con người, đặc biệt là thực hiện điều chỉnh lương cơ sở theo lộ trình, thực hiện các chế độ phụ cấp, các chính sách ASXH, triển khai chuẩn nghèo đa chiều,.... Đây là nhân tố quyết định thực hiện thành công các Mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm nghèo đói, đảm bảo ASXH, an ninh và trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy KT-XH phát triển.

Năm 2011 thực hiện chế độ phụ cấp công vụ 10% mức lương hiện hưởng đối với cán bộ, công chức; từ năm 2012 điều chỉnh tăng lên mức 25% mức lương hiện hưởng.

Nhiều chính sách ASXH tiếp tục được điều chỉnh tăng và ban hành mới, như: chính sách hỗ trợ miễn giảm học phí; chế độ trợ cấp một lần đối với người tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30 tháng 4

năm 1975; nâng mức đóng bảo hiểm xã hội hàng năm; mở rộng đối tượng được Nhà nước hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế; mở rộng đối tượng và nâng mức nhà nước trợ

giúp xã hội; thực hiện Luật Người khuyết tật, Luật Người cao tuổi; chính sách hỗ

trợ tiền điện cho hộ nghèo; chính sách quản lý và sử dụng đất lúa; hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở,… Do vậy, quy mô chi ASXH giai đoạn 2011-2020 tăng khoảng 16-18%/năm, cao hơn tốc độ tăng chi NSNN (khoảng 10,3%/năm).

Thứ ba, tác động tích cực đến cân đối NSNN, giảm bội chi NSNN và nợ công, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển KT-XH:

Bội chi NSNN bình quân giai đoạn 2011-2015 (tính lại theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015) là 5,3%GDP. Giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ

bội chi dự toán NSNN đã giảm dần, từ mức 4,95%GDP năm 2016, đến năm 2020 còn 3,44%GDP. Trong điều hành đã kiểm soát chặt chẽ bội chi, kết hợp với các giải pháp phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi NSNN. Nhờ vậy, giai đoạn 2016-2020, bội chi NSNN thực hiện ở mức khoảng 3,45%GDP, đảm bảo mục tiêu đã đề ra theo Nghị

quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25/2016/QH14 của Quốc hội (bình quân dưới 3,9%GDP).

Kiểm soát chặt chẽ vay và bảo lãnh của Chính phủ, vay của chính quyền địa phương, góp phần cải thiện các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ. Nợ công đã giảm từ

mức đỉnh 63,7%GDP năm 2016 xuống 55,3% GDP vào cuối 2020, nợ Chính phủ

giảm từ mức 52,7% năm 2016 xuống 49,1%, nợ nước ngoài quốc gia giảm từ

49%GDP năm 2017 xuống 47,3%GDP năm 2020, đảm bảo mục tiêu đề ra.

Thứ tư, tạo sự chủ động cho NSĐP, tăng nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ

phát triển KT-XH trên địa bàn:

Cơ chế phân cấp đã góp phần tăng nguồn lực cho NSĐP thực hiện các nhiệm vụ chi phát triển KT-XH của địa phương.

Đặc biệt với quy định NSĐP tăng thu được ưu tiên sử dụng chi cải cách tiền lương, chi ĐTPT, chi trả nợ, đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các ưu tiên của nền kinh tế, phát triển hạ tầng, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Một số thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà

Nẵng, Cần Thơ) được thực hiện cơ chế tài chính – ngân sách đặc thù, đang từng

bước gắn quyền hạn với trách nhiệm quản lý, sử dụng NSĐP hiệu quả hơn, phù hợp với đặc thù và hỗ trợ phát triển KT-XH địa phương tốt hơn.