• Không có kết quả nào được tìm thấy

2.1 Phát triển kinh tế bền vững

3.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

chi cân đối NSNN. Nguyên nhân một phần NSTW phải đáp ứng các yêu cầu chi bổ

sung có mục tiêu ngày càng tăng cho NSĐP để thực hiện các chính sách ASXH, các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của địa phương.

Tỷ trọng các khoản chi trực tiếp của NSTW có xu hướng giảm, không phát huy được vai trò chủ đạo của NSTW. Bên cạnh đó, tăng tỷ trọng chi NSĐP, cũng tiềm ẩn những tác động không thuận tới tính ổn định, bền vững của NSNN và hiệu quả điều tiết vĩ mô.

Ba là, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, toàn diện, bên cạnh những thuận lợi, cũng tác động trực tiếp làm giảm nguồn thu NSTW; đồng thời, chính sách chi NSNN cũng phải điều chỉnh đáp ứng các yêu cầu của hội nhập.

3.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Một là, việc ban hành một số chính sách còn chậm, chưa đồng bộ, chưa bắt kịp đòi hỏi thực tiễn.

Việc ban hành một số chính sách còn chậm, sự đồng thuận về quan điểm, chủ trương chưa cao, thiếu sự đột phá và có tính toàn cục, dài hạn; chưa thực sự coi trọng một cách đầy đủ vai trò của thị trường trong huy động và phân bổ nguồn lực trong xã hội.

Hai là, khả năng nắm bắt, phân tích, dự báo còn hạn chế, nên nhiều chính sách, giải pháp đề ra chưa kịp thời.

Một số cơ chế, chính sách chưa làm tốt công tác phân tích, đánh giá tác động, chưa tính toán đầy đủ nguồn lực để thực hiện, nên ngay sau khi ban hành đã

phải sửa đổi, bổ sung, thậm chí đình chỉ thi hành, dẫn đến tính ổn định của chính sách chưa cao.

Ba là, vẫn còn tình trạng chưa quyết liệt triển khai cơ cấu chi NSNN; tư duy bao cấp vẫn trong việc xây dựng chính sách và tổ chức thực hiện ở một số lĩnh vực.

Phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, thất thoát, lãng phí còn lớn, nên chưa tạo chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu chi ĐTPT.

Việc đổi mới cơ chế quản lý và tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm, chưa tạo tác động cơ cấu chi NSNN cho lĩnh vực này.

Công tác rà soát, sắp xếp các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, các bộ, ngành, địa phương còn chưa quyết liệt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã đánh giá về tình hình KT-XH và thực trạng cơ cấu chi NSNN trong giai đoạn 2011-2020, phân tích những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế trong cơ cấu chi NSNN gắn với những yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước trong giai đoạn này.

Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tác động bất lợi từ bên ngoài, cùng với những yếu kém nội tại của nền kinh tế, dư địa điều hành chính sách tài khóa ngày càng hạn hẹp, cơ cấu chi NSNN đã phát huy vai trò tích cực, hỗ trợ nền kinh tế vượt qua những khó khăn, thách thức. Tăng tỷ

trọng chi ĐTPT; giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, tập trung ưu tiên cho đầu tư cơ sở hạ tầng KT-XH, phát triển các lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh; tăng chi cho con người, thực hiện các chính sách ASXH.

Tuy nhiên, cơ cấu chi NSNN vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế; xuất phát từ thể

chế, chính sách, chế độ chi NSNN chưa thực sự đồng bộ, bắt kịp đòi hỏi của thực tiễn; cơ cấu chi ĐTPT chưa bền vững, còn phụ thuộc lớn vào nguồn vốn vay và các nguồn thu từ bán tài sản, đất đai; cơ cấu chi thường xuyên chưa hợp lý, do NSNN vẫn đảm bảo đối với hầu hết các lĩnh vực sự nghiệp công; cơ cấu chi NSNN theo cấp ngân sách chưa đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW.

Những tồn tại, hạn chế của cơ cấu chi NSNN cả do nguyên nhân chủ quan và

khách quan, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, cân đối NSNN phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, nên một số mục tiêu cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2011-2020 chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Những phân tích thực trạng, đánh giá những kết quả đạt được, cũng như những mặt còn tồn tại, hạn chế của cơ cấu chi NSNN ở chương 3 là cơ sở để

Nghiên cứu sinh đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện cơ cấu chi NSNN trong thời gian tới tại chương 4 của Luận án.

CHƯƠNG 4

HOÀN THIỆN CƠ CẤU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

4.1 Bối cảnh và thách thức đặt ra đối với cơ cấu chi ngân sách nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới

4.1.1 Bối cảnh