• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cơ cấu chi thường xuyên theo chức năng của Chính phủ

2.1 Phát triển kinh tế bền vững

3.2.2 Cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo nội dung kinh tế

3.2.3.2 Cơ cấu chi thường xuyên theo chức năng của Chính phủ

hỗ trợ học sinh là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, thuộc hộ nghèo, học sinh sống tại các vùng dân tộc, miền núi và các vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó

khăn; đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách đối với giáo viên; bố trí

kinh phí đào tạo nghề chất lượng cao,...

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động thêm nguồn lực trong xã hội cho phát triển giáo dục đào tạo, góp phần đạt được mục tiêu xây dựng nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ phát triển KT-XH.

Theo Báo cáo quốc gia thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố năm 2020, thì tỷ lệ học sinh đi học cấp tiểu học đúng tuổi những năm gần đây luôn ở mức cao (năm 2019 đạt 98%). Việt Nam đã

hoàn thành phổ cập tiểu học (chuẩn quốc gia), trong đó có 14 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Tỷ lệ học sinh đi học cấp trung học cơ sở đúng độ tuổi giai đoạn 2016-2018 đạt trên 92%. Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên đang học các chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học năm 2019 đạt 75%. Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2010-2019 (năm 2019 là 23%),...

- Đối với chi sự nghiệp y tế, chiếm bình quân 6,5-7% tổng chi thường xuyên của NSNN (bình quân giai đoạn 2011-2015 là 6,6%; năm 2016 là 5,8%; năm 2017 là 5,7%; năm 2018 là 7,4%; năm 2019 là 6,7% và ước thực hiện năm 2020 khoảng 6,6%), bảo đảm tốc độ tăng chi cho sự nghiệp y tế hằng năm cao hơn tốc độ tăng chi NSNN. Bảo đảm đủ kinh phí để hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách khác; đảm bảo người dân được tiếp cận dịch vụ y tế; hỗ trợ quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo, đáp ứng đầy đủ kinh phí phòng, chống dịch, tập trung phát triển hệ thống y tế dự

phòng từ trung ương đến địa phương và mạng lưới y tế cơ sở.

Tỷ lệ bao phủ các dịch vụ y tế thiết yếu đã tăng dần qua các năm (năm 2015 đạt 72%, năm 2019 tăng lên 78%). Hiện nay, trên 90% dân số Việt Nam có bảo hiểm y tế, trong đó 100% người nghèo, cận nghèo và 100% trẻ em dưới 6 tuổi được phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, bảo đảm sự bao trùm dịch vụ chăm sóc sức khỏe

cho người dân, đặc biệt là những người thuộc nhóm yếu thế có khó khăn về khả

năng chi trả các dịch vụ y tế.

- Đối với chi đảm bảo xã hội, chiếm bình quân khoảng 12-14% tổng chi thường xuyên, về số tuyệt đối vẫn tăng hằng năm, song tỷ trọng giảm dần (bình quân giai đoạn 2011-2015 là 14,5%; năm 2016 là 13,5%; năm 2017 là 13,7%; năm 2018 là 12,4%; năm 2019 là 10,8% và ước thực hiện năm 2020 khoảng 13,6%).

Nguyên nhân do đã thực hiện rà soát các chính sách đối với người có công, chính sách ASXH đảm bảo đồng bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước; thực hiện các chính sách dân tộc, tăng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách; thực hiện tốt các quyền trẻ em, phát triển nhà ở cho các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp.

Tỷ lệ nghèo đa chiều cả nước có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2015-2019, với mức giảm trung bình 1,53% mỗi năm. Việt Nam đã giảm đói toàn diện trên cả nước. Đến cuối năm 2019, cả nước có trên 3 triệu đối tượng (tương đương 3,1% dân số), được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, được hỗ trợ kinh phí chăm sóc và cấp thẻ bảo hiểm y tế. Số người được nuôi dưỡng tập trung trong các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội năm 2019 khoảng trên 40 nghìn người. Các tổ chức quốc tế

(WB, IMF, UNDP,...) đã ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong xóa đói, giảm nghèo.

- Đối với chi sự nghiệp khoa học công nghệ, chiếm bình quân khoảng 1,1-1,2% tổng chi thường xuyên và có xu hướng tăng trong những năm gần đây (bình quân giai đoạn 2011-2015 là 1,1%; năm 2016 là 1,1%; năm 2017 là 1,0%; năm 2018 là 1,2%; năm 2019 là 1,3% và ước thực hiện năm 2020 khoảng 1,4%), đáp ứng yêu cầu chi cho khoa học công nghệ (bao gồm cả chi ĐTPT) hằng năm đạt mức 2% tổng chi NSNN theo Nghị quyết của Trung ương. Mặc dù còn nhiều vấn đề về

hiệu quả, nhưng không thể phủ nhận tác động tích cực của các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học đối với phát triển kinh tế đất nước trong thời gian qua.

- Đối với chi sự nghiệp kinh tế, bảo vệ môi trường, chiếm bình quân khoảng 9,7-10,8% tổng chi thường xuyên (bình quân giai đoạn 2011-2015 là 9,7%; năm 2016 là 9,9%; năm 2017 là 11,1%; năm 2018 là 11,7%; năm 2019 là 12% và ước thực hiện năm 2020 khoảng 10,8%), đáp ứng yêu cầu tăng chi duy tu bảo dưỡng hệ

thống công trình hạ tầng giao thông, nông nghiệp; khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; tăng chi bảo vệ, xử lý các sự cố về môi trường.

Mặc dù luôn đảm bảo tỷ lệ chi sự nghiệp bảo vệ môi trường hằng năm đạt mức 1% tổng chi NSNN theo Nghị quyết của Trung ương, song cần tăng chi cho lĩnh vực này trong thời gian tới, trong bối cảnh tình hình thiên tai, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nguồn nước gia tăng,...

- Đối với chi quản lý nhà nước, chiếm bình quân khoảng 16% tổng chi thường xuyên (bình quân giai đoạn 2011-2015 là 16,2%; năm 2016 là 16,7%; năm 2017 là 16,8%; năm 2018 là 16,3%; năm 2019 là 15,6% và ước thực hiện năm 2020 khoảng 15,9%), có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh triệt để tiết kiệm chi hoạt động bộ máy nhà nước, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, các khoản chi mua sắm, kinh phí hội nghị, công tác phí, đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII).

- Đối với chi sự nghiệp văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, chiếm bình quân khoảng 1,8-1,9% tổng chi thường xuyên (bình quân giai đoạn 2011-2015 là 1,9%; năm 2016 là 1,8%; năm 2017 là 1,8%; năm 2018 là 1,9%;

năm 2019 là 1,8% và ước thực hiện năm 2020 khoảng 1,6%), quán triệt yêu cầu triệt để tiết kiệm, đẩy mạnh đổi mới hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập, thúc đẩy xã hội hóa, huy động thêm nguồn lực xã hội, giảm chi từ NSNN, song vẫn đảm bảo phát triển, nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ công trong các lĩnh vực này.

- Chi thường xuyên các lĩnh vực khác (bao gồm cả an ninh, quốc phòng), chiếm bình quân khoảng 28-29% tổng chi thường xuyên (bình quân giai đoạn 2011-2015 là 28,0%; năm 2016 là 29,5%; năm 2017 là 26,6%; năm 2018 là 25,4%; năm 2019 là 29,1% và ước thực hiện năm 2020 khoảng 28,4%).

3.2.4 Cơ cấu chi theo phân cấp ngân sách