• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề tài có nội dung quan trọng, có ý nghĩa lớn trong đảm bảo ổn định vĩ mô, phát triển kinh tế nhanh và bền vững; phạm vi rộng, liên quan tới nhiều bộ, ngành, địa phương. Để thực hiện tốt, kiến nghị:

- Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung, ban hành các luật, chính sách chi NSNN, tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút mạnh hơn các nguồn lực đầu tư, hướng tới phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đảm bảo ASXH, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, củng cố quốc phòng, an ninh. Trong đó:

+ Trong giai đoạn 2025-2030 xem xét, ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước (2015), khắc phục những tồn tại, hạn chế trong phân cấp quản lý ngân sách, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

+ Ban hành các nghị quyết, kế hoạch về phát triển KT-XH, tài chính - ngân sách, đầu tư công trung hạn và hằng năm, đảm bảo phù hợp và khả thi. Đồng thời, tăng cường giám sát việc triển khai thực hiện các nghị quyết, kế hoạch này.

- Chính phủ ban hành Đề án về cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2021-2030, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đà tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, hướng đến phát triển kinh tế bền vững. Đồng thời, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp cơ cấu chi NSNN đã đề ra.

Tổ chức xây dựng, trình Quốc hội ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật nhằm hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cơ cấu chi NSNN, phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH nhanh, bền vững trong thời gian tới.

- Các bộ, ngành trung ương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách, chế độ về chi NSNN, đầu tư, nợ công. Trong đó:

+ Triển khai tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Luật Ngân sách nhà nước (2015) để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới.

+ Xây dựng, trình Chính phủ sửa đổi bổ sung các văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư công (2019), đảm bảo đồng bộ với Luật Ngân sách nhà nước (2015), khắc phục tồn tại, bất cập.

+ Nâng cao năng lực phân tích, dự báo trong công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH, tài chính - NSNN, kế hoạch đầu tư công trung hạn, đảm bảo chất lượng, phù hợp với thực tiễn, khả thi.

+ Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi NSNN, chế độ quản lý, sử

dụng tài sản công, nhất là về quản lý sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, tổ

chức, đơn vị sự nghiệp công lập, quản lý sử dụng đất đai,...

+ Tăng cường quản lý chi NSNN chặt chẽ, trong phạm vi dự toán, triệt để tiết kiệm, hiệu quả. Chỉ ban hành cơ chế, chính sách chi khi có nguồn tài chính đảm bảo; hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán năm sau, chuyển nguồn.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng NSNN, đề cao trách nhiệm giải trình về NSNN,

tăng cường giám sát của cộng đồng.

- Các cấp chính quyền địa phương xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH ở

địa phương, đảm bảo đồng bộ, khả thi về mặt tài chính.

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý NSNN, cắt giảm các chương trình, dự án không hiệu quả, chưa thật sự cần thiết; triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, Luận án đã khái quát bối cảnh thế giới và chủ trương, định hướng của Việt Nam về phát triển kinh tế bền vững; những thách thức đặt ra đối với cơ cấu chi NSNN của Việt Nam trong việc thực hiện chủ trương này.

Với mục tiêu tổng quát là xây dựng và thực hiện chính sách chi NSNN đồng bộ, phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế bền vững, trên cơ sở phân phối, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực NSNN, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, để tăng thêm nguồn lực cho ĐTPT;

tăng cường kỷ luật ngân sách, đẩy mạnh tiết kiệm, chống lãng phí.

Trên cơ sở định hướng Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm giai đoạn 2021-2030 tại Văn kiện Đại hội lần thứ XIII, Nghiên cứu sinh đề xuất mục các tiêu cụ thể

về cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2021-2030, với quy mô chi NSNN so GDP ở mức khoảng 19-20% (tương đương 24-25%GDP chưa điều chỉnh); tăng tỷ trọng chi ĐTPT, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN; ưu tiên bố trí bảo đảm chi trả đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ; tăng chi dự trữ quốc gia; giảm chi hỗ

trợ trực tiếp cho các đơn vị sự nghiệp công lập; tiếp tục rà soát các quy định chi NSNN hỗ trợ cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Để cơ cấu chi NSNN phục vụ mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện 5 nhóm giải pháp, như:

Một là, nhóm giảm pháp hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý, sử dụng NSNN, trong đó đề xuất nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước (2015) để khắc phục những tồn tại, hạn chế của luật hiện hành, đáp ứng các yêu cầu quản lý trong tình hình mới.

Hai là, nhóm giải pháp cơ cấu chi NSNN theo nội dung kinh tế, như: giảm tỷ

trọng chi thường xuyên; cơ cấu chi ĐTPT, tăng chi hợp lý cho ĐTPT, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, hạ tầng truyền thông; đảm bảo chi trả nợ.

Ba là, nhóm giải pháp cơ cấu chi NSNN theo lĩnh vực, tập trung vào các lĩnh vực chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo, chi sự nghiệp bảo vệ môi trường, chi sự

nghiệp y tế, chi đảm bảo xã hội, chi quản lý hành chính.

Bốn là, nhóm giải về cơ cấu chi NSNN theo cấp ngân sách, đảm bảo vai trò

chủ đạo của NSTW và tạo sự chủ động cho NSĐP; trong đó tập trung rà soát lại cơ chế bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP, chia sẻ trách nhiệm giữa NSTW và

NSĐP trong việc thực hiện các chính sách ASXH ở địa phương; NSTW hỗ trợ có

mục tiêu cho địa phương tập trung vào các chương trình, dự án quy mô lớn, có tính chất liên vùng, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển KT-XH.

Năm là, nhóm giải pháp tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả chi NSNN;

trong đó chú trọng tăng thêm quyền hạn, trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị trong công tác lập dự toán, quản lý, sử dụng NSNN; triển khai có hiệu quả kế hoạch tài chính trung hạn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, công khai, minh bạch, đề

cao trách nhiệm giải trình.

Trong Chương này, cũng đã đề xuất những điều kiện để triển khai thực hiện các giải pháp cơ cấu chi NSNN để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển các lĩnh vực xã hội, bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển kinh tế bền vững đất nước trong giai đoạn 2021-2030.

KẾT LUẬN

Cơ cấu chi NSNN thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững là một vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm ở cả trong và ngoài nước trong những năm gần đây.

Trong khả năng cân đối NSNN và yêu cầu nhiệm vụ phát triển KT-XH của mỗi thời kỳ, việc xây dựng được một cơ cấu chi NSNN hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và mở cửa ngày càng sâu rộng hiện nay.

Ngày 20 tháng 11 năm 2016, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Trong đó, đối với chi NSNN đặt ra yêu cầu phải từng bước cơ cấu lại theo hướng tích cực; tăng tỷ trọng chi ĐTPT, giảm tỷ

trọng chi thường xuyên; ưu tiên bảo đảm chi trả nợ, chi dự trữ quốc gia. Đồng thời, đổi mới quản lý chi NSNN phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa; phân định rõ vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường; rà soát các chính sách xã hội, ASXH để bảo đảm sử dụng ngân sách tập trung và có hiệu quả cao; đẩy mạnh thực hiện khoán chi, đưa vào thu nhập một số chính sách, chế độ theo tiêu chuẩn, định mức chi. Nâng cao hiệu quả chi NSNN, triển khai quản lý chi ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH.

Nỗ lực triển khai trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả

trọng trong cơ cấu chi NSNN, góp phần đáp ứng tốt hơn các yêu cầu tập trung nguồn lực cho phát triển KT-XH, đảm bảo ASXH, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Công tác quản lý, điều hành chi NSNN ngày càng chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, cơ cấu chi NSNN thời gian qua cũng còn bộc lộ nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của đất nước trong thời gian tới. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống KT-XH. Việt Nam đang phải nỗ lực phục hồi và duy trì đà tăng trưởng, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

Để phát huy vai trò chi NSNN thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững đất nước theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra từ Đại hội lần thứ X đến nay; đặc biệt là chủ trương đã đề ra tại Đại hội lần thứ XIII: “Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh, bền vững”, cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ cấu chi NSNN một cách tối ưu nhất.

Luận án đã lần lượt giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, đó là hệ

thống hóa, phân tích góp phần làm phong phú hơn những vấn đề lý luận cơ bản về

phát triển kinh tế bền vững; về cơ cấu chi NSNN; các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu chi NSNN; vai trò của cơ cấu chi NSNN đối với phát triển kinh tế bền vững, thông qua tác động đến 3 trụ cột là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, điều tiết, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường; kinh nghiệm về cơ cấu chi NSNN thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam. Đánh giá rõ thực trạng cơ cấu chi NSNN thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam trong thời gian qua, phân tích những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục. Phân tích bối cảnh, tình hình chung, nhận diện những khó khăn, thách thức và tham khảo kinh nghiệm quốc tế, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trên cơ sở đó, Luận án đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề

xuất các giải pháp hoàn thiện cơ cấu chi NSNN hướng đến mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới.

Trong quá trình nghiên cứu, Nghiên cứu sinh đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm, thu thập, tổng hợp các nguồn tài liệu cả lý thuyết và thực tiễn để hoàn thành bản Luận án này.

Tuy nhiên, đây là chủ đề lớn, phạm vi rộng, không chỉ liên quan đến các vấn đề kinh tế, tài chính, NSNN, mà còn liên quan đến hệ thống chính sách phát triển KT-XH của đất nước.

Do vậy, Luận án không thể tránh khỏi còn có những hạn chế, khiếm khuyết.

Nghiên cứu sinh mong nhận được các ý kiến đóng góp của các Nhà khoa học, Nhà

quản lý để chủ đề nay tiếp tục được phát triển, hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

[1] Dương Tiến Dũng (2016), “Cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước - Nhìn từ

việc rà soát, sắp xếp lại các quỹ tài chính nhà nước”, Tạp chí Thanh tra Tài chính, số 169 (7-2016), tr.27-28.

[2] Dương Tiến Dũng (2018), “Cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước - Nhìn từ

việc rà soát, sắp xếp lại các quỹ tài chính nhà nước”, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 - Tháng 12/2018 (694), tr.46-48.

[3] Dương Tiến Dũng (2018), “Cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, kỳ 2 - Tháng 12/2018 (695), tr.64-66.

[4] Dương Tiến Dũng (2019), “Cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước 03 năm nhìn lại”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 01 (186), tr.21-24, số 05 (190), tr.31.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2017), Số liệu công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2018), Số liệu công khai dự toán ngân sách nhà nước 2018 và quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2019), Số liệu công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2020), Số liệu công khai dự toán NSNN năm 2020 và quyết toán NSNN năm 2018, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2018), Kỷ yếu Diễn đàn tài chính Việt Nam 2018, Hà Nội.

6. Chính phủ (2016), Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm 2011-2015 và định hướng kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm 2016-2020, Hà Nội.

7. Chính phủ (2016), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà

nước năm 2016 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, Hà Nội.

8. Chính phủ (2017), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà

nước năm 2017 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, Hà Nội.

9. Chính phủ (2018), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà

nước năm 2018 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Hà Nội.

10. Chính phủ (2019), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà

nước năm 2019 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, Hà Nội.

11. Chính phủ (2016), Báo cáo số 77/BC-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.

16. Dự án 50739-CFBA (2010), Báo cáo nghiên cứu “Đổi mới tài chính công ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng đến năm 2020”, Hà Nội.

17. Dự án 50739-CFBA (2012), Báo cáo nghiên cứu “Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và với các chỉ số kinh tế vĩ mô ở Việt Nam: Thực trạng và

giải pháp”, Hà Nội.

18. Nguyễn Khắc Đức (2002), Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội.

19. Nguyễn Thanh Giang (2018), Chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội.

20. Nguyễn Ngọc Hải (2008), Hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách nhà

nước cho việc cung ứng hàng hóa công cộng ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội.

21. Trần Xuân Hải và Hoàng Thị Minh Hảo (2013), Giải pháp đổi mới cơ cấu chi tiêu công đảm bảo bền vững tài khóa ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Bộ Tài chính).

22. Học viện Tài chính (2009), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội.

23. Học viện Tài chính (2010), Giáo trình quản lý chi ngân sách nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội.

24. Võ Văn Hợp (2013), Nâng cao tính bền vững của ngân sách nhà nước Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội.

25. Võ Thành Hưng và Lê Thị Mai Liên (2016), Đánh giá tác động của việc điều chỉnh lại cơ cấu chi ngân sách nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Bộ Tài chính).