• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bối cảnh và định hướng chính sách phòng vệ thương mại

Trong tài liệu Địa ý 5 - Bài: thương mại và du lịch (Trang 148-151)

iV. pHòng VỆ tHƯƠng MẠi

1. Bối cảnh và định hướng chính sách phòng vệ thương mại

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương (Cục XTTM) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội xây dựng và triển khai các đề án XTTM mang tính tập trung theo ngành hàng, khu vực, tránh các hoạt động XTTM manh mún, hiệu quả thấp. Bộ Công Thương cũng định hướng tiếp tục tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào XTTM, đưa vào ứng dụng các nền tảng số, ứng dụng công nghệ thông tin vào XTTM như Cơ sở dữ liệu tập trung trực tuyến về XTTM (CRM); Cổng truy xuất nguồn gốc XTTM (www.itrace247.

com); Hệ sinh thái xúc tiến thương mại (VECOBiZ) - tích hợp các dịch vụ XTTM, bên cạnh đó tích cực đẩy mạnh hoạt động XTTM truyền thống theo hướng có trọng tâm trọng điểm về thị trường, ngành hàng khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát. ngoài ra, Chương trình cấp quốc gia về XTTM cũng sẽ ưu tiên nguồn kinh phí triển khai các hoạt động tập huấn chuyên sâu về kỹ năng XTTM cho hệ thống các cơ quan XTTM, kỹ năng phát triển thị trường, xúc tiến xuất khẩu cho cộng đồng doanh nghiệp; tăng cường sự phối hợp, liên kết triển khai hoạt động XTTM, lồng ghép các nguồn lực dành cho xúc tiến xuất khẩu từ trung ương đến địa phương và giữa các cơ quan ở trung ương để xây dựng kế hoạch XTTM có ưu tiên trọng tâm, trọng điểm đối với ngành hàng, thị trường trong giai đoạn nhất định, tăng cường hợp tác quốc tế để huy động nguồn lực hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật cũng như tài chính từ các tổ chức nước ngoài để phối kết hợp và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực XTTM.

Biểu đồ 5: Số lượng vụ việc PVTM trên thế giới đến hết 2019

0 2000 4000 6000

CBPG CTC Tự vệ

Điều tra Áp dụng

Nguồn: Ban Thư ký WTO Theo thống kê sơ bộ trong năm 20204, các nước đã khởi xướng điều tra mới 151 vụ việc CBPG, 39 vụ việc CTC và 32 vụ việc tự vệ5. Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu về số vụ việc khởi xướng với 57 vụ việc, tiếp theo là Ấn độ khởi xướng 56 vụ việc, Thổ nhĩ Kỳ khởi xướng 20 vụ việc và Úc khởi xướng 15 vụ việc.

Cho đến nay, hàng hóa bị áp dụng biện pháp PVTM nhiều nhất vẫn là sắt, thép các loại (chiếm 40,2% số vụ việc PVTM); nhựa và sản phẩm nhựa (chiếm 11,2%); xe cộ và phụ tùng (chiếm 10,2%); các thành phẩm từ sắt, thép (chiếm 9,0%) và máy móc, thiết bị điện, điện tử (chiếm 6,0%).

Biểu đồ 6: Cơ cấu nhóm hàng áp dụng các biện pháp PVTM

4. Một số thành viên WTO chưa có báo cáo thống kê của năm 2020 5. nguồn: https://www.globaltradealert.org/latest/state-acts

Nguồn: Ban Thư ký WTO

40.2%

11.2%

10.2%

9.0%

6.0%

23.4% Sắt, thép

Nhựa và sản phẩm nhựa Xe cộ và phụ tùng Sản phẩm từ sắt, thép Máy móc, thiết bị điện Khác

40.2%

11.2%

10.2%

9.0%

6.0%

23.4% Sắt, thép

Nhựa và sản phẩm nhựa Xe cộ và phụ tùng Sản phẩm từ sắt, thép Máy móc, thiết bị điện Khác

40.2%

11.2%

10.2%

9.0%

6.0%

23.4% Sắt, thép

Nhựa và sản phẩm nhựa Xe cộ và phụ tùng Sản phẩm từ sắt, thép Máy móc, thiết bị điện Khác

1.2. Chính sách Phòng vệ Thương mại của Việt Nam

Trong năm 2020, việc thực thi các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và ký kết Hiệp định RCEP dẫn đến cơ hội dỡ bỏ hàng rào thuế quan và qua đó tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu của nền kinh tế. Tuy nhiên, song hành cùng với cơ hội là các thách thức đến từ sức ép của hàng nhập khẩu cũng như nguy cơ bị kiện PVTM ở nước ngoài. Trong bối cảnh đó, nâng cao năng lực về PVTM, đặc biệt cho cộng đồng doanh nghiệp là chủ trương nhất quán và xuyên suốt của đảng và Chính phủ. Trong năm 2020, việc triển khai công tác phòng vệ thương mại, bảo đảm lợi ích của Việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế đã được Bộ Công Thương thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện trên tất cả các khía cạnh từ việc hoàn thiện cơ sở pháp lý đến việc xây dựng hàng loạt các chương trình, đề án lớn nhằm nâng cao năng lực thực thi trong lĩnh vực PVTM, cụ thể như sau:

- Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về PVTM (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 316/Qđ-TTg ngày 01/3/2020). Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã triển khai xây dựng Hệ thống cảnh báo sớm nhằm theo dõi, cảnh báo và cung cấp thông tin kịp thời cho các bên liên quan, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu và các Hiệp hội ngành hàng.

- Bộ Công Thương đã hoàn thiện và trình Chính phủ đề án tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong xử lý vụ việc PVTM và đề án nâng cao năng lực PVTM trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới. đây là các đề án nền tảng, tạo khuôn khổ nâng cao năng lực thực thi chính sách PVTM trong bối cảnh hội nhập.

nhằm thực thi hiệu quả nội dung phòng vệ thương mại theo EVFTA, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 30/2020/TT-BCT ngày 26/11/2020 hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt nam và Liên minh Châu Âu về PVTM. như vậy, hệ thống pháp luật phòng vệ thương mại Việt nam đã liên tục được hoàn thiện từ Luật, nghị định đến Thông tư, nâng cao khả năng áp dụng và xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

ngoài ra, Bộ Công Thương cũng chủ động nghiên cứu những diễn biến mới trong chính sách, pháp luật về PVTM của các nước, tình hình cải cách WTO (như Cơ chế trọng tài phúc thẩm tạm thời - MPiA); theo dõi các vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO để đề xuất hoàn thiện chính sách PVTM của Việt nam phù hợp với các quy định quốc tế và thực tiễn trên thế giới.

2. tình hình điều tra, áp dụng, rà soát pVtM với hàng hóa

Trong tài liệu Địa ý 5 - Bài: thương mại và du lịch (Trang 148-151)