• Không có kết quả nào được tìm thấy

tình hình triển khai EVFta

Trong tài liệu Địa ý 5 - Bài: thương mại và du lịch (Trang 170-174)

Hội nHập KinH tẾ

2. tình hình triển khai EVFta

2.1. Tình hình triển khai các cam kết của EVFTA

EVFTA được Quốc hội Việt nam phê chuẩn ngày 08/6/2020 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/8/2020. để triển khai thực thi hiệu quả Hiệp định, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện EVFTA tại Quyết định số 1201/Qđ-TTg ngày 06/8/2020. Trên cơ sở Kế hoạch này của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương trên cả nước đã triển khai việc xây dựng Kế hoạch thực hiện EVFTA của đơn vị mình.

ngày 06/8/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2091/Qđ-BCT về Kế hoạch thực hiện EVFTA của Bộ Công Thương.

Kể từ khi Hiệp định có hiệu lực cho đến nay, Việt nam đã tích cực, chủ động và nỗ lực thực hiện đầy đủ các cam kết của Hiệp định, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung có thể tận dụng hiệu quả Hiệp định này. Trong đó, nổi bật nhất là công tác hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để đảm bảo phù hợp với các quy định của Hiệp định. Cụ thể, Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan đã sửa đổi, ban hành mới 05 văn bản ở cấp nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư trong các lĩnh vực liên quan đến thuế quan, nông nghiệp, xuất xứ hàng hóa và phòng vệ thương mại.

2.2. Kết quả về kim ngạch xuất nhập khẩu kể từ khi EVFTA có hiệu lực

Trong 5 tháng đầu tiên thực hiện EVFTA (từ đầu tháng 8 đến hết tháng 12 năm 2020), kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Eu-27 đạt 15,62 tỷ uSD, tăng 3,8% so cùng kỳ năm 2019. Giá trị xuất khẩu bình quân tháng đạt khoảng 3,12 tỷ uSD/tháng.

Kết quả tăng trưởng này tuy còn thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước nhưng là tích cực khi so sánh với xuất khẩu sang Eu trong 07 tháng đầu năm. Tính chung 07 tháng này, xuất khẩu của nước ta sang thị trường Eu đạt 19,52 tỷ uSD, giảm 5,9% so với cùng kỳ và giá trị xuất khẩu bình quân tháng chỉ đạt khoảng 2,79 tỷ uSD/tháng.

những mặt hàng có tăng trưởng xuất khẩu sang Eu cao nhất trong 5 tháng đầu EVFTA đi vào hiệu lực bao gồm: chất dẻo nguyên liệu tăng 283,5% so với cùng kỳ; sản phẩm từ cao su tăng 56,9%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 53,8%; sắt thép tăng 46,7%; hóa chất tăng 40,3%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm tăng 33,7%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 31,5%;…

Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản cũng ghi nhận tăng trưởng, trong đó:

hàng thủy sản đạt 434,7 triệu uSD, tăng 9,1%; rau quả đạt 63,8 triệu uSD, tăng 12,5%; gạo đạt 5,2 triệu uSD, tăng 3,7%.

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu của Việt nam từ Eu sau khi thực thi EVFTA đạt 6,55 tỷ uSD, tăng 4,2% so với cùng kỳ. Con số này tăng nhẹ so với mức tăng nhập khẩu 07 tháng đầu năm từ Eu (đạt 8,08 tỷ uSD, tăng 3%).

ii. đÁnH giÁ tÌnH HÌnH tHựC HiỆn HiỆp đỊnH Cptpp

năm 2020 là năm thứ hai Việt nam thực thi Hiệp định CPTPP. Theo đó, với vai trò là đơn vị đầu mối thực thi Hiệp định CPTPP, Bộ Công Thương đã tiếp tục chủ động và tích cực đẩy mạnh việc triển khai các hoạt động đã đề ra trong Kế hoạch thực thi Hiệp định của Bộ, trong đó đáng kể nhất là công tác xây dựng pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, kịp thời cho việc thực thi cam kết song song với việc tuyên truyền phổ biến để bảo đảm doanh nghiệp và người dân hiểu rõ, hiểu đúng các quy định cụ thể của Hiệp định CPTPP, từ đó tận dụng được tối đa những cơ hội mà Hiệp định mang lại.

Về công tác xây dựng pháp luật, thể chế, trong năm 2020, Chính phủ và các Bộ, ngành của Việt nam vẫn tiếp tục thúc đẩy việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực thi cam kết của Hiệp định CPTPP. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Việt nam về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Hiệp định và được

các nước thành viên CPTPP ghi nhận đánh giá cao. Cụ thể, Việt nam đã ban hành thêm 05 văn bản quy phạm pháp luật ở cấp nghị định của Chính phủ và Thông tư trong các lĩnh vực liên quan đến đấu thầu, cạnh tranh, quy tắc xuất xứ và hạn ngạch thuế quan.

Tính đến nay, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành đã ban hành 16 văn bản (gồm 02 Luật, 04 nghị định, 09 Thông tư, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) để thực thi cam kết của Hiệp định CPTPP. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Hiệp định và được các nước thành viên CPTPP ghi nhận, đánh giá cao.

Về công tác tuyên truyền, phổ biến, trong năm 2020, bên cạnh các hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo và tập huấn ở các cấp độ khác nhau cho các cán bộ và cộng đồng doanh nghiệp tại các tỉnh/thành trên cả nước, Bộ Công Thương phối hợp với ngân hàng thế giới đã thiết lập và cho vận hành Cổng Thông tin điện tử về Hiệp định Thương mại tự do (FTA Portal) với sự hỗ trợ của Chính phủ Australia. Sau gần 2 năm triển khai, các chuyên gia của Bộ Công Thương và ngân hàng Thế giới đã hoàn tất các công việc cuối cùng để khai trương FTA Portal - Cổng thông tin điện tử về FTA đầu tiên của Việt nam. FTA Portal sẽ cung cấp công cụ tra cứu trực tuyến thông minh cho cộng đồng doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đối với cam kết của các FTA mà Việt nam tham gia, trước mắt là Hiệp định CPTPP và EVFTA, tập trung vào các cam kết về thuế, quy tắc xuất xứ, dịch vụ và đầu tư, cũng như các thông tin khác như tình hình thị trường, các quy định về xuất nhập khẩu, phát triển bền vững… Công cụ tra cứu được thiết kế cho FTA Portal cho phép bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào quan tâm đến các cam kết FTA có thể ngồi một chỗ tiếp cận được và hướng dẫn trực tuyến một cách

chi tiết, rõ ràng và đơn giản nhất có thể, thay vì phải tự tìm tòi hoặc liên hệ nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau để có được thông tin mình cần. Việc này sẽ giảm thiếu tối đa thời gian, chi phí, giúp cho các doanh nghiệp tận dụng được một cách hiệu quả nhất các cơ hội mang về từ các FTA mà Việt nam đang tham gia.

Về công tác thực thi các cam kết của Hiệp định, Việt nam vẫn tiếp tục thực thi các cam kết theo lộ trình về mở cửa thị trường và các cam kết khác có liên quan. Bộ Công Thương đã chủ động và tích cực phối hợp với các Bộ, ngành trong việc theo dõi và khẩn trương xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định, đặc biệt là các nội dung liên quan đến mở cửa thị trường.

iii. tÌnH HÌnH đÀM pHÁn, KÝ KẾt, tHựC tHi CÁC Fta

KHÁC tROng nĂM 2020

Trong tài liệu Địa ý 5 - Bài: thương mại và du lịch (Trang 170-174)