• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .1 Thiết kế nghiên cứu .1 Thiết kế nghiên cứu

2.2.4 Phương pháp thu thập thông tin

2.2.4.3 Cách tiến hành:

- Lần thứ hai (sau ba phút): Yêu cầu đối tượng nhắc lại các từ đã được nghe ở lần thứ nhất. Nếu đối tượng không nhắc lại được có thể nêu dấu hiệu gợi ý theo lĩnh vực: nói tên lĩnh vực của từ đó và yêu cầu đối tượng nói từ đó (nhắc lại phân biệt theo dấu hiệu).

Mỗi lần làm một câu đối tượng nhắc đúng tính 1 điểm.

Tổng số điểm hai lần tối đa 10 điểm.

Đánh giá kết quả:

- Dưới 8 điểm là biểu hiện suy giảm trí nhớ.

- Nếu lần thứ nhất nhắc lại kém đánh giá: suy giảm trí nhớ tức thì.

- Nếu lần thứ hai nhắc lại kém đánh giá: suy giảm trí nhớ dài hạn.

* Làm các xét nghiệm cận lâm sàng.

Làm các xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu, chức năng gan, điện giải đồ…tại Khoa Xét nghiệm của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội (khoa xét nghiệm đã được kiểm chuẩn chất lượng của Bộ Y Tế), chụp X.quang, siêu âm tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viên Tâm thần Hà Nội. Ghi điện tim, điện não tại Phòng Chẩn đoán chức năng Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.

Thu thập số liệu các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán và hỗ trợ chẩn đoán sử dụng cho tiêu chuẩn loại trừ trong giai đoạn chọn mẫu. Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng còn sử dụng để kết hợp chẩn đoán thu thập số liệu về bệnh và các rối loạn cơ thể do rượu.

+ Bệnh nhân được khám các chức năng nhận thức trên lâm sàng và làm trắc nghiệm tâm lý đánh giá chức năng nhận thức thống nhất theo từng giai đoạn điều trị:

T0 sau 15 ngày điều trị, T1 sau 1 tháng điều trị, T2 sau 3 tháng điều trị và T3 sau 6 tháng điều trị (thời gian mỗi giai đoạn ± 02 ngày).

+ Bệnh nhân được phân nhóm theo mức độ SGNT (SGNT nhẹ và sa sút trí tuệ), theo thể loạn thần do rượu, theo thời gian nghiện rượu, mức độ nghiện rượu và theo từng giai đoạn điều trị.

- Trắc nghiệm tâm lý do cử nhân tâm lý làm.

- Bệnh nhân chỉ được tiến hành làm trắc nghiệm tâm lý khi hợp tác.

Bệnh nhân chỉ được khám đánh giá chức năng nhận thức khi không có rối loạn ý thức và hết hội chứng cai rượu, khi các triệu chứng loạn thần thuyên giảm và bệnh nhân hợp tác.

+ Bệnh nhân được điều trị theo một quy trình, phác đồ thống nhất, chia làm hai giai đoạn: giai đoạn cấp và giai đoạn hết các triệu chứng loạn thần.

Bệnh nhân nghiên cứu được lựa chọn an thần kinh điều trị: Haloperidol.

Thuốc giải lo âu: Diazepam (Seduxen). Thuốc chống trầm cảm: Paroxetin (Pharmapar), Vitamin B1, ViatminB6, Vitamin B12, Vitamin PP, acid folic, Piracetam, Duxil.

- Cách ghi chép mẫu biểu, phân tích và xử lý số liệu theo một quy trình và phương pháp thống nhất.

* Giai đoạn bệnh nhân nhập viện đến 15 ngày.

+ Hỏi bệnh thân nhân bệnh nhân, hỏi bệnh bệnh nhân, khám toàn diện chung, khám tâm thần, làm xét nghiệm cận lâm sàng.

+ Chẩn đoán loạn thần do rượu theo ICD.10, chọn những bệnh nhân loạn thần do rượu thỏa mãn tiêu chuẩn loại trừ, bước đầu chọn mẫu nghiên cứu.

Làm thủ tục hành chính với thân nhân bệnh nhân, bệnh nhân để đồng ý cho phép nghiên cứu.

+ Thu thập số liệu thời gian, mức độ nghiện rượu (Mức độ nghiện rượu được chẩn đoán theo tiêu chuẩn DSM-IV).

+ Thu thập số liệu thể loạn thần do rượu.

+ Thu thập số liệu các triệu chứng rối loạn tâm thần: hoang tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi, trầm cảm, lo âu…

+ Thu thập số liệu các rối loạn và bệnh cơ thể do rượu.

* Giai đoạn T0:

Giai đoạn sau 15 ngày điều trị khi hội chứng cai rượu đã hết và các hoang tưởng, ảo giác hết hoặc thuyên giảm.

+ Khám tâm thần: đánh giá các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác đã hết hoặc thuyên giảm; đánh giá khả năng hợp tác của bệnh nhân đủ điều kiện để khám chức năng nhận thức và làm trắc nghiệm tâm lý.

+ Phỏng vấn bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân theo bộ câu hỏi phỏng vấn.

+ Khám các chức năng nhận thức: trí nhớ, định hướng, chú ý…

+ Làm trắc nghiệm tâm lý đánh giá chức năng nhận thức: trắc nghiệm năm từ của Rey, thang đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu của Folstein.

+ Chẩn đoán bệnh nhân suy giảm nhận thức theo tiêu chuẩn chẩn đoán suy giảm nhận thức nhẹ của Petersen, tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ do rượu (mất trí do rượu) theo ICD.10 (phụ lục 2f).

+ Chọn mẫu nghiên cứu thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ.

+ Thu thập số liệu suy giảm nhận thức:

- Suy giảm nhận thức nhẹ do rượu.

- Sa sút trí tuệ do rượu.

+ Thu thập số liệu suy giảm chức năng nhận thức bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ do rượu: suy giảm trí nhớ tức thì, trí nhớ gần, suy giảm chú ý chủ động, giảm di chuyển chú ý… suy giảm trí nhớ theo thông tin ghi nhớ (hình ảnh, lời nói, số), quên thời gian sự kiện, không gian sự kiện, nội dung sự kiện… Thu thập các số liệu phân tích định tính chức năng nhận thức.

+ Thu thập số liệu suy giảm chức năng nhận thức bệnh nhân sa sút trí tuệ do rượu: suy giảm trí nhớ tức thì, suy giảm trí nhớ gần, suy giảm trí nhớ xa, quên kiến thức, thao tác nghề nghiệp, quên sự việc quan trọng trong đời, quên ký ức tuổi thơ, quên lịch sử bản thân, suy giảm chú ý chủ động, giảm di chuyển chú ý, rối loạn định hướng thời gian, rối loạn định hướng không gian, rối loạn định hướng bản thân, rối loạn định hướng xung quanh, rối loạn vong ngôn, vong tri, vong hành. Thu thập số liệu phân tích định tính chức năng nhận thức.

+ Thu thập số liệu điểm thang đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu của Folstein và điểm các mục của thang đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu của Folstein bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ do rượu, bệnh nhân sa sút trí tuệ do rượu.

+ Thu thập số liệu liều thuốc điều trị: Haloperidol, Seduxen, thuốc chống trầm cảm, các vitamin nhóm B, thuốc dinh dưỡng thần kinh…

+ Thu thập số liệu tác dụng phụ của thuốc.

* Giai đoạn T1, T2, T3:

+ Khám tâm thần và cơ thể chung.

+ Khám các chức năng nhận thức: trí nhớ, định hướng, chú ý…

+ Làm trắc nghiệm tâm lý: thang đánh giá tâm thần tối thiểu của Folstein + Thu thập số liệu suy giảm chức năng nhận thức bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ do rượu ở ba giai đoạn T1, T2, T3: suy giảm trí nhớ tức thì, trí nhớ gần, suy giảm chú ý chủ động, giảm di chuyển chú ý, suy giảm trí nhớ

theo thông tin ghi nhớ (hình ảnh, lời nói, số), quên thời gian sự kiện, không gian sự kiện, nội dung sự kiện…Thu thập các số liệu phân tích định tính chức năng nhận thức.

+ Thu thập số liệu suy giảm chức năng nhận thức bệnh nhân sa sút trí tuệ do rượu ba gia đoạn T1, T2, T3: suy giảm trí nhớ tức thì, suy giảm trí nhớ gần, suy giảm trí nhớ xa, quên kiến thức, thao tác nghề nghiệp, quên sự việc quan trọng trong đời, quên ký ức tuổi thơ, quên lịch sử bản thân, suy giảm chú ý chủ động, giảm di chuyển chú ý, rối loạn định hướng thời gian, rối loạn định hướng không gian, rối loạn định hướng bản thân, rối loạn định hướng xung quanh, rối loạn vong ngôn, vong tri, vong hành. Thu thập số liệu phân tích định tính chức năng nhận thức.

+ Thu thập số liệu điểm thang đánh giá tâm thần tối thiểu của Folstein và điểm các mục của thang đánh giá tâm thần tối thiểu của Folstein các bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ do rượu, bệnh nhân sa sút trí tuệ do rượu ba giai đoạn T1, T2, T3.

+ Thu thập số liệu liều thuốc điều trị: Haloperidol, Seduxen, thuốc chống trầm cảm, các vitamin nhóm B, thuốc dinh dưỡng thần kinh…

+ Thu thập số liệu tác dụng phụ của thuốc theo từng giai đoạn điều trị.