• Không có kết quả nào được tìm thấy

Rối loạn tâm thần, bệnh và rối loạn cơ thể .1 Rối loạn tâm thần do rượu .1 Rối loạn tâm thần do rượu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 BÀN LUẬN BÀN LUẬN

4.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

4.2.1 Rối loạn tâm thần, bệnh và rối loạn cơ thể .1 Rối loạn tâm thần do rượu .1 Rối loạn tâm thần do rượu

với thời gian trung bình 14,6 ± 6,5 năm. Kết quả này cho thấy có thể nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi mức độ nghiện rượu trầm trọng hơn.

Darcourt G [5], Parquet P.J [21], Barrucand D [6] cho rằng bệnh nhân nghiện rượu mạn tính là nam giới có thể có nhiều hậu quả về tâm thần và cơ thể sau mười năm nghiện rượu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân nghiện rượu thời gian trên trên năm chiếm chủ yếu.

Mức độ nghiện rượu.

Mức độ nghiện rượu nặng chiếm tỷ lệ chủ yếu trong nhóm nghiên cứu, với tỷ lệ 70,5%. Nghiện rượu mức độ vừa thấp hơn nhiều chỉ chiếm 29,5%.

Không có mức độ nghiện rượu nhẹ.

Reynaud M, Parquet P.J [21] tổng hợp một số nghiên cứu cho thấy trong nhóm các bệnh nhân sử dụng rượu thường xuyên, nghiện rượu mức độ nặng chiếm 27%, mức độ vừa 12%. Như vậy, nhóm bệnh nhân của chúng tôi có mức độ nghiện rượu nặng hơn nhiều, có thể do gồm những bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện là những đối tượng đã có hậu quả về cơ thể, tâm thần do rượu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy loạn thần do rượu hoang tưởng chiếm ưu thế (F10.51) chiếm tỷ lệ chủ yếu trong nhóm nghiên cứu, với tỷ lệ 82,0%. Kết quả này cho thấy tình trạng loạn thần biểu hiện triệu chứng hoang tưởng nổi trội là chủ yếu.

Hoang tưởng bị hại, hoang tưởng bị theo dõi, hoang tưởng ghen tuông chiếm tỷ lệ cao trong nhóm nghiên cứu: 72,7%. 48,5%, 42,4%. Ảo thị chiếm tỷ lệ cao nhất 43,9%, ảo thanh 36,4%, ảo giác xúc giác 31,8%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số tác giả trong nước: Nguyễn Mạnh Hùng hoang tưởng bị hại chiếm tỷ lệ 77,5%, ảo thị 40% ở bệnh nhân loạn thần do rượu; Theo Phạm Quang Lịch hoang tưởng chiếm tỷ lệ 83,3%, ảo giác chiếm tỷ lệ 68,3% ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính; Theo Lường Thị Phương Liên hoang tưởng chiếm tỷ lệ 87,5% bệnh nhân loạn thần do rượu[104],[91],[90].

Theo Trần Viết Nghị hoang tưởng, ảo giác gặp nhiều trong loạn thần do rượu là hoang tưởng ghen tuông, hoang tưởng bị hại, ảo thị, ảo giác xúc giác, ảo thanh đe dọa [45].

Phạm Đức Thịnh cho rằng hoang tưởng bị hại, hoang tưởng ghen tuông là những hoang tưởng gặp nhiều của loạn thần do rượu. Ades J, Barrucand D, Daniker P cho rằng hoang tưởng bị hại, ghen tuông và ảo thị, ảo giác xúc giác là những triệu chứng đặc trưng của loạn thần do rượu và chiếm tỷ lệ cao ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính [47],[142],[6],[66].

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cảm xúc lo âu chiếm tỷ lệ cao 95,4%, trầm cảm chiếm tỷ lệ 65,2% nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 100% nhóm bệnh nhân nghiên cứu có rối loạn hành vi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với đa số nghiên cứu trong và ngoài nước. Alain M tổng hợp một số nghiên cứu cho rằng trầm cảm chiếm tỷ lệ khoảng từ 30% đến 50%, lo âu khoảng 40% bệnh nhân nghiện rượu mạn tính; Theo Lener J.C có 77% lo âu

và 65% trầm cảm ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính; Ades J cho rằng 70%

bệnh nhân nghiện rượu mạn tính có rối loạn lo âu, trầm cảm; Olié J.P, Poirier M.F, Lôo H tổng hợp một số nghiên cứu, cho thấy có từ 3% đến 98% bệnh nhân nghiện rượu có lo âu, trầm cảm. Daniker P cho rằng có từ 12% đến 98%

bệnh nhân nghiện rượu mạn tính có trầm cảm [1],[140],[142],[57]. Theo Lý Trần Tình bệnh nhân loạn thần do rượu trầm cảm có tỷ lệ 55,2% và lo âu 41,7%; Theo Nguyễn Thị Hồng Thương có 54,1% bệnh nhân nghiện rượu mạn tính trầm cảm và 44,3% lo âu. Lường Thị Phương Liên [90] cho rằng có 77,5% bệnh nhân loạn thần do rượu có lo âu, hoảng sợ [66],[105],[97].

Phan Thanh Nhuận, Nguyễn Văn Ngân, Lò Mai Cam cho thấy các triệu chứng trầm cảm, lo âu chiếm tỷ lệ cao trong rối loạn tâm thần do rượu.

Pélissolo A và Logrue G cho rằng rối loạn trầm cảm, lo âu là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính [46],[109].

Theo Schuckit M.A, Hesselbrock V; Adès J, Lejoyeux M lo âu chiếm tỷ lệ cao ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính. Lo âu vừa là hậu quả, vừa là nguyên nhân thúc đẩy việc sử dụng rượu của bệnh nhân [117],[118].

Đào Thị Thanh Mai cho rằng trầm cảm và suy giảm nhận thức có mối liên quan mật thiết. Possati P cho thấy có sự liên quan giữa trầm cảm và suy giảm nhận thức cả trên lâm sàng và tổn thương não, trầm cảm là nguyên nhân gián tiếp gây suy giảm nhận thức. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ trầm cảm cao, là hậu quả của nghiện rượu đồng thời là nguyên nhân gián tiếp gây suy giảm nhận thức [110],[116].

Kết quả nghiện cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của hầu hết các tác giả trong và ngoài nước. Rối loạn lo âu, trầm cảm ở bệnh nhân loạn thần do rượu có thể gián tiếp gây suy giảm nhận thức.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 100% bệnh nhân loạn thần do rượu có rối loạn hành vi, kết quả này phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trong

nước và những rối loạn này có thể là một trong những nguyên nhân gây xung đột và phạm pháp của bệnh nhân nghiện rượu mạn tính, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Ngô Văn Vinh [153].

Võ Văn Bản, Trần Viết Nghị, Lã Thị Bưởi; Ngô Ngọc Tản và Nguyễn Văn Ngân đã nêu hình ảnh lâm sàng của rối loạn tâm thần do rượu với các triệu chứng thường gặp là hoang tưởng bị hại, hoang tưởng ghen tuông, rối loạn lo âu, trầm cảm [11],[39].

Các triệu chứng loạn thần là một trong nhưng nguyên nhân gián tiếp gây suy giảm nhận thức ở bệnh nhân loạn thần do rượu, đặc biệt giai đoạn mười ngày đầu điều trị. Tuy nhiên, chúng tôi bắt đầu đánh giá chức năng nhận thức vào giai đoạn T0 (sau 15 ngày điều trị), mặt khác trong nghiên cứu không đặt vấn đề suy giảm nhận thức do nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây ra.

4.2.1.2 Bệnh và rối loạn cơ thể do rượu

Bệnh và rối loạn cơ thể do rượu chiếm tỷ lệ đáng kể trong nhóm nghiên cứu: viêm, xơ gan 42,3%; viêm dây thần kinh ngoại vi 26,7%; bệnh tim mạch 29,5%; rối loạn điện giải 57,7%.

Trần Văn Cường, Bùi Thế Khanh cho là có 13,8% xơ gan, 29,46% loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân nghiện rượu; Trần Viết Nghị, Nguyễn Viết Thiêm, Lã Thị Bưởi cho là có 57% viêm, xơ gan ở bệnh nhân nghiện rượu;

Trương Thanh Tịnh, Nguyễn Viết Thiêm, Thân Văn Quang cho là có 14,2%

bệnh nhân nghiện rượu loét dạ dày; Lường Thị Phương Liên thấy 47,5% xơ gan, 22,5% loét dạ dày ở bệnh nhân loạn thần do rượu; Phạm Quang Lịch cho là có 20% loét dạ dày, 46,7% viêm xơ gan ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính.

Theo Nguyễn Thị Dụ và Nguyễn Trung Cấp các bệnh nhân vào điều trị cấp cứu có tỷ lê bệnh tim mạch cao [26],[27],[98],[90],[91],[154].

Reynaud M, Barrucand D, Ciraulo D.A cho rằng rượu là nguyên nhân của nhiều bệnh cơ thể, đặc biệt bệnh tiêu hóa, thần kinh [21],[6],[155].

Như vậy, chúng ta có thể bước đầu kết luận bệnh và rối loạn cơ thể là một trong những hậu quả thường gặp ở loạn thần do rượu và các rối loạn này góp phần làm trầm trọng thêm bệnh cảnh của loạn thần do rượu, suy giảm nhận thức do rượu.

4.2.2 Lâm sàng suy giảm nhận thức giai đoạn T0 (sau 15 ngày vào viện)