• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tiết 24: Bài toán về nhiều hơn I. MỤC TIÊU

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

Hoà có : 4 bông hoa Bình có nhiều hơn Hoà : 2 bông hoa Bình có :....bông hoa?

Bài giải

Bình có số bông hoa là:

4 + 2 = 6 (bông)

Đáp số: 6 bông hoa - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết Nam có 10 viên bi, Bảo có nhiều hơn Nam 5 viên bi.

- Bài toán hỏi Bảo có bao nhiêu viên bi ? - Học sinh đọc tóm tắt trong sách giáo khoa.

- Học sinh làm bài vào vở.

- 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

Bài giải

Bảo có số viên bi là:

10 + 5 = 15 (viên)

Đáp số: 15 viên bi - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết Mận cao 95cm, Đào cao hơn Mận 3cm.

- Bài toán hỏi Đào cao bao nhiêu xăng -ti - mét ?

- 1 học sinh đọc tóm tắt bài toán.

- Học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

Bài giải

Chiều cao của Đào là:

95 + 3 = 98 (cm) Đáp số: 98 cm - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 5: Tên riêng. Kiểu câu Ai là gì ? I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Phân biệt được từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật.

- Biết viết hoa tên riêng.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì?

3. Thái độ:

-Yêu thích môn học,

* Giáo dục BVMT: - Học sinhđặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì? để giới thiệu về trường em, làng xóm của em; từ đó thêm yêu quý môi trường sống.

* Giáo dục QTE:

- Quyền được tham gia bày tỏ ý kiến giới thiệu về nơi mình học tập và sinh sống II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa.

- Học sinh: Vở bài tập Tiếng việt, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập 1, lớp theo dõi và nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: ( 30’) 1. Giới thiệu bài:(1')

- Giáo viên đưa ra câu: Ở Việt Nam có rất nhiều sông, núi.

- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm từ chỉ vật, từ chỉ tên riêng có trong câu trên.

- Em có nhận xét gì về cách viết các từ đó trong câu ?

- Tại sao trong câu có từ lại được viết hoa, có từ lại không được viết hoa ?

- 3 học sinh lên bảng làm bài tập 1 của tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.

+ Từ chỉ người: bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, học sinh, bạn bè, thầy giáo, công nhân, nông dân, bố, mẹ, ông, bà, cô, chú, bác.

+ Từ chỉ đồ vật: ghế, bàn, tủ, giường, giá sách, hòm, bảng, bút, phấn, sách vở, nồi, xoong, bát.

+ Từ chỉ con vật: chó, mèo, ngan, vịt, trâu, chim sẻ, gà, bồ câu, cá, công, cáo.

+ Chỉ cây cối: xoài, na, mít, ổi, đu đủ, sầu riêng, chôm chôm, măng cut, vú sữa, cà phê, điều.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc câu mẫu.

- Việt Nam, sông, núi.

- Việt Nam viết hoa, sông, núi không viết hoa.

- Học sinh lắng nghe.

Muốn biết điều đó lớp mình cùng học và tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

- Giáo viên ghi tên bài vào vở.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn làm bài tập: (29')

* Hoạt động 1: Bài 1:Cách viết các từ ở nhóm (1) và (2) khác nhau như thế nào?

Vì sao?

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu bài tập: các con phải so sánh cách viết các từ ở nhóm (1) với các từ nằm ngoài ngoặc đơn ở nhóm (2).

- Giáo viên gọi học sinh phát biểu ý kiến.

- Vậy 1 con hãy đọc cho cô nội dung cần ghi nhớ trong sách giáo khoa.

* Hoạt động 2: Bài 2: Hãy viết:

a) Tên hai bạn trong lớp.

b) Tên một dòng sông.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu của bài: Mỗi con chọn tên hai bạn trong lớp, viết chính xác, đầy đủ họ tên hai bạn đó; Sau đó, viết tên một dòng sông ở địa phương mình đang sống. Chú ý viết đúng chính tả, viết hoa chữ cái đầu của mỗi tên riêng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập. 2 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh phát biểu ý kiến:

+ Các từ ở cột 1 là tên chung, không viết hoa (sông, núi, thành phố, học sinh).

+ Các từ ở cột 2 là tên riêng của một dòng sông, một ngọn núi, một thành phố hay một người (Cửu Long, Ba Vì, Huế, Trần Phú Bình). Những tên riêng đó phải viết hoa.

- 3 học sinh đọc ghi nhớ.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập, 2 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ.

- Tên các bạn: Nguyễn Thị Bích Ngọc, Đào Duy Ninh, Lê Việt Cường.

- Tên sông: Hồng, Cửu Long, Trà Khúc, Đồng Nai, Đáy, Hương.

- Tên hồ: Ba Bể, Hoàn Kiếm, Tây, Than Thở, Xuân Hương.

- Tên núi: Hoàng Liên Sơn, Ngự Bình, Bà Đen, Thiên Ấn, Ba Thê.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

* Giáo dục BVMT: Em giới thiệu về mình và về một người bạn của em ở trường mà em đang học như thế nào?

- Vậy các em phải phải làm gì để cho ngôi trường mà chúng ta đang học luôn sạch sẽ ?

Giáo viên chốt kết hợp GD BVMT:

Chúng ta muốn làm quen với một người nào hoặc muốn giới thiệu bản thân chúng ta với một ai đó thì trước tiên là chúng ta phải giới thiệu tên, tuổi và nơi chúng ta ở. Chúng ta đang học ở trường nào ? Chúng ta học lớp mấy ? Để cho các bạn biết rõ về bản thân mình.

Và chúng ta phải biết dọn dẹp, lao động thường xuyên, rủ các bạn cùng tham gia dọn dẹp vệ sinh lớp học và trường luôn sạch sẽ. Như vậy là các bạn đã biết bảo vệ môi trường chung.

* Hoạt động 3: Bài 3:Đặt câu theo mẫu rồi ghi vào chỗ trống.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

* Giáo dục QTE

Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu bài tập: đặt câu theo mẫu Ai (hoặc cái gì, con gì) là gì? Để giới thiệu trường con, môn học con yêu thích và làng (xóm) của con.

- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm của mình.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

Gv chốt kết hợp GD QTE:Chúng ta cần biết yêu quê hương đất nước có quyềnđược tham gia bày tỏ ý kiến giới thiệu về nơi mình học tập và sinh sống - Giáo viên nhận xét, tuyên dương C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- 2 học sinh nhắc lại cách viết tên riêng.

- Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi những học sinh học tốt, có cố gắng.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Một số học sinh đọc bài làm của mình.

+ Trường em là trường tiểu học Nguyễn Huệ.

+ Trường em là ngôi trường nhỏ nằm bên cánh đồng lúa bát ngát.

+ Thôn em là Thôn Vân Động.

+ Xóm em là xóm đoạt giải nhất trong phong trào học tập.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại cách viết tên riêng.

- Học sing lắng nghe.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

TẬP VIẾT Tiết 5: Chữ hoa D I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Rèn kỹ năng viết chữ.

- Viết D (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định.

2. Kĩ năng:

- Dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả mở rộng vốn từ, phát triển tư duy.

3. Thái độ:

- Góp phần rèn luyện tính cẩn thận. Viết chữ đúng nét.

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Mẫu chữ hoa.

- Học sinh: Bảng con, vở tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 1 học sinh nhắc lại cụm từ đã học ở tiết trước.

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng viết chữ C hoa và từ chia, cả lớp viết vào bảng con.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài: (1')

- Tuần trước lớp mình viết chữ hoa gì ? - Hôm nay cô sẽ dạy các em viết chữ hoa khác đó là chữ hoa D.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2) Các hoạt động: ( 29')

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ C hoa.

- Giáo viên hướng dẫn học sinhquan sát và nhận xét.

- Giáo viên dắn mẫu chữ D lên bảng.

+ Chữ Dcao mấy li?

+ Gồm mấy đường kẻ ngang ? + Viết bởi mấy nét?

- Giáo viên chỉ vào chữ Dvà miêu tả:

- Gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản.

Nét lượn 2 đầu (dọc) và nét cong phải

- 2 học sinh nhắc lại cụm từ ứng dụng - 2 học sinh lên bảng viết chữ hoa C và từ chia, cả lớp viết vào bảng con.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- - Chữ hoa C.

- - Học sinh lắng nghe.

- - Học sinh ghi tên bài vào vở.

- - Học sinh nhắc lại tên bài.

- - Học sinh lắng nghe.

- - Học sinh theo dõi.

- - Chữ D cao 5 li.

- - Gồm 6 đường kẻ ngang.

- - Được viết bởi 1 nét.

- - Học sinh lắng nghe và quan sát.

- - Học sinh theo dõi.

- - Học sinh lắng nghe.

nối liền nhau tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết: Chúng ta đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét lượn 2 đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 5.

- Các bạn cần lưu ý: Phần cuối nét cong rộng và vừa phải cân đối với chân chữ.

- Giáo viên viết chữ mẫu lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ hoa D vào bảng con, 2 học sinh lên viết bảng lớp.

- Giáo viên theo dõi uốn cho học sinh.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.

- Giáo viên gọi học sinh đọc câu ứng dụng.

- Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa câu ứng dụng: nhân dân giàu có, đất nước hùng mạnh. Đây là một ước mơ, cũng có thể hiểu là một kinh nghiệm. ( Dân có giàu có thì nước mới mạnh).

- Giáo viên viết mẫu câu ứng dụng.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu độ cao các chữ cái.

- Cách đặt dấu thanh ở các chữ như thế nào ?

- Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?

- Giáo viên viết mẫu chữ: Dân lưu ý nối nét Dvà ân.

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào bảng con từ: Dân, 2 học sinh lên viết bảng lớp.

- Giáo viên theo dõi uốn nắn chỉnh sửa lỗi cho học sinh.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và tuyên dương.

- Học sinh quan sát.

- Học sinh viết vào bảng con, 2 học sinh viết vào bảng lớp.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- - Học sinh đọc câu ứng dụng.

- - Học sinh lắng nghe.

- - Học sinh quan sát giáo viên viết mẫu.

- - Chữ cao 2, 5 li là: D, g, h.

- - Chữ cao 1 li là: a, n, i, u, ư, ơ, c, m.

- - Dấu huyền (\) trên a.

- - Dấu sắc (/) trên ơ.

- - Dấu chấm (.) dưới a.

- - Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 con chữ o.

- - Học sinh theo dõi.

- Học sinh viết vào bảng con, 2 học sinh lên viết bảng lớp.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

c. Hoạt đông 3: Hướng dẫn học sinh viết vào vở Tập viết.

- Giáo viên nêu yêu cầu viết:

+ Chữ hoa D: 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.

+ Chữ Dân: 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.

+ Câu ứng dụng: 3 lần bằng cỡ chữ nhỏ.

- Giáo viên theo dõi học sinh viết bài và nhắc nhở tư thế ngồi viết đúng cho học sinh.

d. Nhận xét, chữa bài cho học sinh.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nộp vở.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò : (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà hoàn thành bài viết và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh lắng và viết bài vào vở.

- Học sinh nộp vở theo yêu cầu.

- Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm.

- Học sinh lắng nghe.

- Về nhà hoàn thành bài viết theo yêu cầu.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ sáu ngày 02 tháng 10 năm 2020

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ sáu, ngày 09 tháng 10 năm 2020 TOÁN

Tiết 25: Luyện Tập