• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG III:ỨNG DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC BÀI TẬP SPORT AEROBIC

3.1. Tổ chức thực nghiệm

CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC BÀI TẬP SPORT

Qua bảng 3.1 cho thấy: Việc tổ chức đưa các bài tập được xây dưng theo thời gian 15 giáo án (gần 4 tháng). Mỗi tháng có 4 tuần các bài tập được phân theo mục đích và nhiệm vụ của từng giai đoạn giảng giảng dạy. Các bài tập từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp và được học mới, ôn cũ, cách quãng, lặp lại.

3.1.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm.

Để có cơ sở đánh giá hiệu quả các bài tập lựa chọn trong quá trình thực nghiệm, đề tài tiến hành so sánh kết quả điểm kiểm tra ban đầu giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng về trình độ thể lực chung trong giai đoạn trước khi vào thực nghiệm.

Kết quả so sánh trình độ thể lực chung của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. So sánh kết quả kiểm tra TLC của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm. (NTN na = 56; NĐC nb = 52)

TT Các Test NĐC (x ) NTN (x ) So sánh

t P

1 Lực bóp tay thuận (kl) 25.412.09 25.551.35 1.42 >0.05 2 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (sl) 16.511.51 16.461.34 1.25 >0.05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 149.059.50 148.058.55 1.32 >0.05 4 Chạy 30m XPC (s) 6.860.72 6.80.0.85 1.95 >0.05 5 Chạy con thoi 4×10m (s) 13.45 1.43 13.66 1.33 1.73 >0.05 6 Chạy 5 phút (m) 838.0394.22 837.0589.15 1.61 >0.05 Qua bảng 3.2 cho thấy: Trình độ thể lực chung của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là tương đối đồng đều, sự khác biệt là không có ý nghĩa. Điều đó được thẻ hiện thông qua kết quả thu được ở từng test đánh giá các tố chất thể lực gữa hai nhóm đều có ttinh < tbảng ở ngưỡng sắc xuất P>0.05. Như vậy, việc phân nhóm là ngẫu nhiên và hoàn toàn phù hợp không có sự trênh lệch về trình độ thể lực giữa hai nhóm.

3.1.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm.

Sau thời gian gần 4 tháng tổ chức thực nghiệm các bài tập Sport Aerobic trong chương trình chính khóa cho nữ sinh viên Đại học Huế , đề tài tiến hành kiểm tra, đánh giá trình độ thể lực của hai nhóm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. So sánh kết quả kiểm tra TLC của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm. (NTN na = 56; NĐC nb = 52)

TT Các Test NTN (x ) NĐC (x ) So sánh

t P

1 Lực bóp tay thuận (kl) 28.431.25 26.892.02 2.56 <0.05 2 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (sl) 20.151.12 17.021.11 3.22 <0.05 3 Bật xa tại chỗ(cm) 157.058.55 154.059.50 2.82 <0.05 4 Chạy 30m XPC (s) 6.58.0.38 6.63 0.52 2.37 <0.05 5 Chạy con thoi 4×10m (s) 12.88. 1.31 13.08 1.32 2.42 <0.05 6 Chạy 5 phút (m) 895.0181.06 889.1582.12 2.31 <0.05

Qua bảng 3.3 cho thấy: Kết quả thu được sau gần 4 tháng thực nghiệm sư phạm thông qua 6 test kiểm tra đã phản ánh trung thực trình độ thể lực của nữ sinh viên Đại học Huế đã có sự tiến bộ rõ rệt ở cả hai nhóm. Tuy nhiên, kết quả thu được ở nhóm thực nghiệm là vượt trội hơn cả, điều đó được minh chứng thông qua giá trị ttình

> tbảng với p<0.05. Giá trị ttính ở các test có kết quả từ 3.2 đến 3.3 ở ngưỡng sắc xuất p<0.05, kết quả này khẳng định sự tiến bộ về thể lực của nhóm thực nghiệm là tốt hơn hẳn nhóm đối chứng. Qua thực nghiệm sư phạm cũng cho thấy cả 6 tố chất đều phát triển, song các tố chất có kết quả yếu, kém trước thực nghiệm đã phản ánh thì sau thực nghiệm đã có sự tiến bộ vượt trội, cụ thể là sức bền, sức nhanh, sức mạnh cơ bụng giá trị đều so sánh đạt . Với kết quả trên, khẳng định rằng các bài tập Sport Aerobic mà đề tài đã lựa chọn đã phát huy hiệu quả tích cực trong nâng cao thể lực cho nữ sinh viên Đại học Huế

Để khẳng định hiệu quả của các bài tập Sport Aerobic mà đề tài đã lựa chọn trong việc nâng cao thể lực cho nữ sinh viên, đề tài tiến hành đánh giá nhịp tăng trưởng thành tích gữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: So sánh nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm và đối chứng trước và sau thực nghiệm.

TT Các Test Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

TTN STN W TTN STN W

1 Lực bóp tay thuận (kl) 25.551.35 28.431.25 10.67 25.412.09 26.89 2.02 5.66 2 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (sl) 16.461.34 20.151.12 20.16 16.51 1.51 17.02 1.11 3.04 3 Bật xa tại chỗ (cm) 148.058.55 157.058.55 5.90 149.05 9.50 154.05 9.50 3.30 4 Chạy 30m XPC (s) 6.80.0.85 6.58.0.38 3.29 6.86 0.72 6.63  0.52 3.41 5 Chạy con thoi 4×10m (s) 13.66 1.33 12.88. 1.31 5.88 13.45  1.43 13.08  1.32 2.79 6 Chạy 5 phút (m) 837.0389.15 895.0181.06 6.69 838.05 94.22 889.15 82.12 5.92

Qua bảng 3.4 cho thấy: Kết quả nhịp tăng trưởng của cả hai nhóm đều có sự biến đổi theo chiều hướng phát triển. Tuy nhiên, nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm chiếm tỉ lệ cao hơn. Nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm đạt từ 3.29% đến 10.67%, còn nhóm đối chứng có nhịp tăng trưởng từ 2.79% đến 5.92%. Kết quả trên cũng cho thấy xu thế phát triển của các tố chất thể lực của hai nhóm trước thực nghiệm còn bộc lộ yếu kém và sự yếu kém này đã được thực sự cải thiện sau thực nghiệm và sự tiến bộ vượt trội thuộc nhóm thực nghiệm dưới tác động của các bài tập mà đề tài lựa chọn. Như vậy, với kết quả gia tăng đáng kể nhịp tăng trưởng về thành tích của nhóm thực nghiệm khẳng định rằng các bài tập Sport Aerobic trong chương trình chính khoá mà đề tài đã lựa chọn trong việc nâng cao thể lực cho nữ sinh viên đã cho hiệu quả tích cực và đạt được mục đích nghiên cứu.

3.1.3. Kết quả kiểm tra theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của hai nhóm sau thực nghiệm.

Để đánh giá cụ thể hơn kết quả sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và thực nghiệm, đề tài tiến đánh giá, phân loại thể lực của hai nhóm theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.5

Bảng 3.5. Kết quả phân loại thể lực sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm.

STT CÁC TEST KIỂM TRA LOẠI NHÓM ĐC

(n = 52)

NHÓM TN (n = 56) 1

Lực bóp tay thuận (kg)

Tốt 8 21

% 15.38 37.50

Đạt 32 35

% 61.53 62.50

Chƣa đạt 12 0

% 23.07 0.00

2 Nằm ngửa gập bụng (lần)

Tốt 9 32

% 17.30 57.14

Đạt 33 24

% 63.46 42.85

Chƣa đạt 10 0

% 19.23 0.00

3 Bật xa tại chỗ (cm)

Tốt 5 18

% 9.61 32.14

Đạt 31 38

% 59.61 67.85

Chƣa đạt 16 0

% 30.76 0.00

4 Chạy 30m xuất phát cao (giây)

Tốt 6 16

% 11.53 28.57

Đạt 32 40

% 61.53 71.42

Chƣa đạt 14 0

% 26.92 0.00

5 Chạy con thoi 4 x 10m (giây)

Tốt 5 15

% 9.61 26.78

Đạt 33 41

% 63.46 73.21

Chƣa đạt 14 0

% 26.92 0.00

6 Chạy tùy sức 5 phút (m)

Tốt 6 18

% 11.53 32.14

Đạt 31 38

% 59.61 67.85

Chƣa đạt 15 0

% 28.84 0.00

Qua bảng 3.5 cho thấy: Kết quả rèn luyện thân thể của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đều có xu thế tăng, trong đó nhóm thực nghiệm có số lượng và tỉ lệ sinh viên xếp loại tốt nhiều hơn. Đặc biệt không có sinh viên nào không đạt tiêu chuẩn cả 6 test kiểm tra. Cụ thể nhóm thể nhóm thực nghiệm tỉ lệ xếp loại tốt ở các test tỉ lệ 28.57% đến 57.15%. Nhóm đạt tỉ lệ chiếm từ 48.85% đến 73.21%. Nhóm đối chứng xếp loại tốt đạt tỉ lệ từ 9.61% đến 17.30%. Tỉ lệ đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể ở cả hai nhóm là áo tỉ lệ lớn nhất, tuy nhiên nhóm đối chứng vẫn tồn tại số lượng sinh viên không đạt tiêu chuẩn ở 6 test từ 19.23% đến 30.76%. Như vậy, khẳng định rằng các bài tập Sport Aerobic trong chương trình chính khóa mà đề tài đã lựa chọn trong việc nâng cao thể lực cho nữ sinh viên Đại học Huế đã cho hiệu quả tích cực.

Để có cái nhìn trực quan rõ hơn về sự khác biệt thành tích ở trong cùng một nhóm trước và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và đối chứng đề tài tiến hành lập biểu đồ 3.1. sau:

Biểu đồ 3.1 Kết quả phân loại thể lực sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm

0 20 40 60 80 100 120 140 160

% % % % % % % % % % % % % % % % % %

Lực bóp tay thuận (kg) Nằm

ngửa gập bụng (lần)

Bật xa tại

chỗ (cm) Chạy 30m xuất phát cao (giây)

Chạy con thoi 4 x 10m (giây)

Chạy tùy sức 5 phút

(m)

1 2 3 4 5 6

NHÓM TN NHÓM ĐC

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ