• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế

Trong tài liệu Bài giảng: Tài chính quốc tế (Trang 32-36)

Chương II: Hệ thống tiền tệ quốc tế và các tổ chức tài chính quốc tế

2.2. Các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế

2.2.1 Sự hình thành, phân loại và vai trò của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế

2.2.1.1 Sự hình thành

Sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), nền kinh tế thế giới kéo dài trong sự bất ổn. Chiến tranh thế giới II càng làm cho giao thương quốc tế sụt giảm mạnh mẽ. Việc tổ chức lại trật tự tài chính quốc tế được khởi đầu tại hội nghị Bretton Woods vào tháng 7/1944 với sự ra đời của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF và Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế IRDB, tiền thân của Ngân hàng thế giới WB sau này.

Thực tế phát triển kinh tế - xã hội của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ II đòi hỏi phải hình thành các định chế tài chình quốc tế và khu vực với sứ mệnh giải quyết các vấn đề tài chính - tiền tệ khu vực. Từ đó hình thành thêm các tổ chức như Ngân hàng phát triển liên Âu Mỹ - IDB 1959, Ngân hàng phát triển châu Phi – AfDB 1964, Ngân hàng phát triển châu Á – ADB 1966, v.v... Trong khuôn khổ môn học, ta chỉ tìm hiểu 3 tổ chức có quan hệ trực tiếp với Việt Nam là IMF, WB và ADB

2.2.1.2 Phân loại các tổ chức tài chính quốc tế a. Căn cứ vào phạm vi hoạt động

- Các tổ chức tài chính quốc tế toàn cầu: IMF, WB, BIS,...

- Các tổ chức tài chính tiền tệ khu vực: ADB, ECB, IDB, AfDB. AMF,...

b. Căn cứ vào mục tiêu hoạt động

- Các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ cho cán cân thanh toán: IMF, ECB, AMF,...

- Các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ các dự án đầu tư trung và dài hạn: WB, ADB, IDB, AMF,...

2.2.1.3 Vai trò của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

25

- Phối hợp chính sách tiền tệ của thành viên nhằm tạo ra sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc gia và hệ thống tiền tệ quốc tế.

- Tài trợ cho các nước thành viên phát triển kinh tế, đặc biệt là cho những nước nghèo, chậm phát triển nhất

- Hỗ trợ các nước thành viên đang phát triển nâng cao năng lực quản lí kinh tế - tài chính ở tầm vĩ mô và vi mô.

2.2.2 Các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế 2.2.2.1. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF

- Mục tiêu hoạt động chủ yếu: Hợp tác và ổn định tiền tệ giữa các thành viên để tăng trưởng kinh tế, mở rộng giao lưu thương mại quốc tế.

+ Giám sát và thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế giữa các quốc gia

+ Khuyến khích ổn định tỷ giá hối đoái, tránh phá giá mang tính cạnh tranh giữa các thành viên

+ Hỗ trợ xác lập một hệ thống thanh toán đa phương cho các giao dịch vãng lai giữa các thành viên và loại bỏ các quản chế ngoại hối làm tổn hại tới sự phát triển thương mại thế giới

+ Cung cấp ngân quỹ tạm thời (tài trợ ngắn hạn và trung hạn), cẩn trọng để các thành viên cải thiện cán cân thanh toán quốc tế mà không làm tổn hại tới các lợi ích quốc gia và quốc tế.

+ Bổ sung dự trữ cho các thành viên bằng cách phân bổ SDR nếu các nước có nhu cầu toàn cầu trong dài hạn, khuyến khích chu chuyển tự do các nguồn vốn giữa các quốc gia.

+ Khuyến khích mậu dịch tự do và tăng trưởng thương mại giữa các thành viên.

- Nguồn vốn hoạt động

Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của IMF là vốn điều lệ, được hình thành từ nguồn vốn đóng góp của các thành viên khi gia nhập quỹ. Ngoài ra, nguồn vốn của IMF có thể hình thành từ việc đi vay các nước phát triển. Bên cạnh đó, IFM cũng tích luỹ vốn từ quá trình hoạt động hàng năm (Lãi ròng = thu từ hoạt động của IMF – lãi vay trả cho các chủ nợ). Ngoài các nguồn vốn thông thường, IMF có thể có các

Trường Đại học Kinh tế Huế

26

nguồn vốn đặc biệt như: Quỹ đô la dầu lửa (1976-1981), quỹ tín thác (1976-1981), Quỹ Witteveen (từ 1979)

- Các hình thức tài trợ của IMF

+ Các thể thức cho vay thông thường:

- Rút vốn dự trữ - Tín dụng theo đợt + Các thể thức cho vay đặc biệt:

- Tài trợ bù đắp

- Tài trợ điều chỉnh cơ cấu

- Tài trợ giảm nghèo và tăng trưởng - Tài trợ dự trữ bổ sung

- Tài trợ phòng ngừa - Viện trợ khẩn cấp

- Tài trợ chuyển đổi hệ thống kinh tế 2.2.2.2. Ngân hàng thế giới WB

Nhóm Ngân hàng thế giới gồm 5 định chế có quan hệ mật thiết với nhau với trung tâm là Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế IRDB, công ty tài chính quốc tế IFC, hiệp hội phát triển quốc tế IDA, cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương MIGA, trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư ICSID. Trong đó, IRDB và IDA thường được gọi là Ngân hàng thế giới.

- Mục tiêu hoạt động của WB

- Thúc đẩy phát triển kinh tế và cải tổ cơ cấu kinh tế để phát triển bền vững ở các nước đang phát triển.

- Trợ giúp các nước đang phát triển thông qua việc tài trợ dài hạn các dự án và các chương trình phát triển.

- Trợ giúp tài chính đặc biệt cho các nước đang phát triển nghèo nhất thông qua Hiệp hội phát triển quốc tế IDA

- Hỗ trợ cho giới doanh nghiệp tư nhân tại các nước đang phát triển thông qua công ty tài chính quốc tế IFC

Trường Đại học Kinh tế Huế

27

- Tạo điều kiện thúc đẩy nguồn vốn đầu tư quốc tế, đặc biệt là đầu tư vào các nước đang phát triển nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế ở các quốc gia này.

- Nguồn vốn hoạt động

+ IRDB: Nguồn vốn điều lệ, bên cạnh đó còn có vốn huy động và vốn dự trữ.

+ IDA: Vốn góp của các thành viên tham gia và vốn tài trợ từ IRDB.

+ IFC: Vốn góp của các thành viên và vốn vay

+ MIGA, ICSID: Vốn góp của các thành viên (hoạt động phi lợi nhuận) - Hoạt động của WB

Trong nhóm các ngân hàng thế giới thì IRDB và IDA thường được gọi là ngân hàng thế giới. IBRD và IDA đi vay (phát hành trái phiếu) và cho các nước thành viên vay lại (hiện WB có 186 nước thành viên). Không phải nước thành viên nào cũng được vay WB. Cá nhân và công ty không được WB cho vay. Chính phủ của những nước đang phát triển nhưng có thu nhập quốc dân trên đầu người trên 1305 USD/năm được vay của IBRD. Các khoản vay này có lãi suất chỉ cao hơn lãi suất mà WB đã đi vay một chút. Chính phủ của các nước nghèo, có thu nhập quốc dân trên đầu người dưới 1305 USD/năm (trong thực tế là dưới 805USD/năm) được vay của IDA. Các khoản vay sẽ không đòi lãi suất và có thời hạn lên tới 35-40 năm.

Trong hai thập kỳ đầu kể từ khi được thành lập, IBRD đã dành hơn 2/3 tổng giá trị các khoản cho vay của mình cho các dự án phát triển năng lượng và giao thông vận tải. Trong hai thập niên 1960 và 1970, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng vẫn quan trọng nhất, song hoạt động của IBRD và IDA đã rất đa dạng, từ hỗ trợ giáo dục, y tế, dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình, đến hỗ trợ phát triển nông thôn và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Các hoạt động của IBRD và IDA đều trực tiếp liên quan đến giúp đỡ người nghèo và mang hình thức hỗ trợ tài chính lẫn kỹ thuật. Từ thập niên 1980, ngoài đầu tư vào vốn vật chất và vốn con người, IBRD và IDA bắt đầu cho vay để cải cách cơ cấu kinh tế và điều chỉnh chính sách ở các nước đang phát triển.

2.2.2.3 Ngân hàng phát triển Châu Á - Mục tiêu hoạt động

Trường Đại học Kinh tế Huế

28

+ Hỗ trợ cho việc chuẩn bị và phối hợp các chương trình phát triển quốc gia của các nước trong khu vực.

+ Viện trợ kĩ thuật cho việc xây dựng và thực hiện các dự án phát triển cụ thể của các nước trong khu vực

+ Cho vay dài hạn cho các dự án phát triển của các quốc gia trong khu vực + Thúc đẩy đầu tư chính phủ và đầu tư tư nhân

+ Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác trong phát triển kinh tế các nước trong khu vực

+ Cung cấp các dịch vụ nghiên cứu và quản trị cho các nước trong khu vực.

- Vốn hoạt động của ADB

Bao gồm nguồn vốn thông thường: Vốn điều lệ, vốn huy động, vốn dự trữ. Và nguồn vốn đặc biệt hình thành do sự đóng góp của một số quốc gia phát triển trong và ngoài châu lục nhằm tạo lập các quỹ tài trợ cho các nước nghèo như: Quỹ phát triển Châu Á, quỹ hỗ trợ kĩ thuật, quỹ Nhật Bản,...

- Hoạt động của ADB

Hình thức tài trợ của ADB về cơ bản giống như WB nhưng chỉ áp dụng cho các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Trong tài liệu Bài giảng: Tài chính quốc tế (Trang 32-36)