• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thị trường Eurocurrency

Trong tài liệu Bài giảng: Tài chính quốc tế (Trang 122-126)

Chương VIII: EUROCURRENCY và EUROBONDS

8.3. Thị trường Eurocurrency

8.3.1. Sự ra đời và phát triển của thị trường Eurocurrency

Trường Đại học Kinh tế Huế

115

- Từ năm 1957, cuộc chiến chống cộng sản của Mỹ và cuộc chiến tranh lạnh đang diễn ra gay gắt, những đồng USD mà Nga thu được từ xuất khẩu không còn được gửi tại các ngân hàng của Mỹ. Các nhà kinh doanh và nước Nga đã dần dần chuyển các khoản tiền gửi và các khoản thu xuất khẩu bằng USD từ các ngân hàng Mỹ về kí gửi tại các ngân hàng Pháp tại Paris.

- Năm 1957, tại Anh, Bank or England quy định hạn chế các ngân hàng Anh cho vay bằng Sterling đối với người nước ngoài và người nước ngoài đi vay bằng sterling. Quy định này khiến các ngân hàng Anh quay sang kinh doanh bằng USD như là phương tiện để đảm bảo vai trò chủ đạo của London trong tài trợ thương mại thế giới.

- Năm 1958, các NHTM Châu Âu bây giờ có thể nắm giữ USD mà không phải bán cho các NHTW để lấy nội tệ.

- Một trong những lí do khiến thị trường Eurodollar tăng trưởng là do chính phủ Mỹ tăng cường kiểm soát hoạt động của các ngân hàng nội địa bằng 3 biện pháp sau:

- Năm 1963, chính phủ Mỹ ban hành quy chế Q, quy định lãi suất trần mà các ngân hàng nội địa được phép trả cho tiền gửi trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm là 5,25% năm. Mục đích của quy chế Q là tránh cho mặt bằng lãi suất bị đẩy lên quá cao do có cạnh tranh trong huy động vốn giữa các ngân hàng nhằm duy trì ổn định chính sách tín dụng của chính phủ. Một điều quan trọng là quy chế Q lại không áp dụng đối với các ngân hàng hải ngoại do đó đã kích thích nhiều ngân hàng Mỹ mở chi nhánh ở nước ngoài.

- Cũng trong năm 1963, chính phủ Mỹ tập trung quan tâm ảnh hưởng của các luồng vốn chạy ra trên thâm hụt cán cân thanh toán, do đó đã đánh thuế vào lãi suất làm tăng chi phí của những người nước ngoài đi vay USD tại thị trường NewYork, do đó họ quay sang đi vay USD trên thị trường Eurodollar

- Mỹ hạn chế cho vay người nước ngoài bằng cách ban hành “Những nguyên tắc chỉ đạo hạn chế tín dụng đối với người nước ngoài” vào năm 1965.

Trường Đại học Kinh tế Huế

116

- 3 nguyên nhân trên đã thúc đẩy hoạt động của các Eurobanks để tránh ảnh hưởng bởi các kiểm soát, nhiều ngân hàng Mỹ đã quyết định thành lập các chi nhánh ở nước ngoài để tránh được các quy chế bất lợi này.

- Tiếp theo là cú sốc giá dầu lửa vào năm 1973/1974, những nước xuất khẩu dầu (OPEC) đã kí gửi phần lớn số dư từ xuất khẩu dầu trên Euromarkets. Các Eurobanks trên cơ sở đó lại cho vay hỗ trợ các nước nhập khẩu dầu đang gặp khó khăn. Như thế các Eurobanks đã đóng vai trò trung gian quan trọng trong việc chu chuyển vốn nhàn rỗi từ những quốc gia xuất khẩu dầu đến những quốc gia nhập khẩu dầu đang có nhu cầu USD.

- Nhân tố cuối cùng thúc đẩy tăng trưởng hoạt động của các Eurobanks là nhân tố tăng trưởng thương mại thếgiới. Điều này có nghĩa là nhiều công ty trở nên dư thừa vốn lưu động bằng ngoại tệ muốn tìm kiếm cơ hội thu lãi suất tiền gửi cao, trong khi đó những công ty khác lại có nhu cầu vốn ngắn hạn với lãi suất cạnh tranh.

8.3.2. Đặc trưng của thị trường Eurocurrency

- Trung tâm hoạt động chính của các Eurobanks là London, Paris, NewYork, Tokyo và Luxembourg.

- Các Eurobanks thường hoạt động độc lập với các quy chế của chính phủ. Hơn nữa hoạt động của Eurobanks không phải tham gia dự trữ bắt buộc, không chịu sự quản lí về trần lãi suất và không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

- Mức lãi suất quan trọng nhất trên thị trường Eurocurrency là lãi suất cho vay liên ngân hàng tại London (London Interbank Offered Rate – LIBOR). Những người đi vay phi ngân hàng phải vay với mức lãi suất cao hơn LIBOR và phụ thuộc vào hệ số tín nhiệm và các chi phí giao dịch của Eurobanks. Ngược lại, những người có tiền gửi chỉ được hưởng

- Lãi suất thả nổi là một trong những đặc trưng của thị trường Eurocurrency mà hầu hết các thị trường nội địa không áp dụng; nghĩa là, các ngân hàng nội địa thường huy động tiền gửi không kỳ hạn hay có kỳ hạn ngắn, nhưng các khoảng cho vay lại thường là trung (6tháng) hay dài hạn do đó bộc lộ rủi ro cao hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

117

8.3.3. Lợi thế cạnh tranh của các Eurobanks

- Các Eurobanks có khả năng trả lãi suất huy động cao hơn và lãi suất cho vay thấp hơn các ngân hàng nội địa. Đây chính là lợi thế cạnh tranh lớn nhất giúp cho thị trường đồng tiền Châu Âu tồn tại. Cụ thể như sau:

Lí do các Eurobanks có thể làm như thế được xác định bởi:

+ Các Eurobanks độc lập với các quy chế kiểm soát của chính phủ: không chịu quy định về trần lãi suất, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, đặc biệt là không phải duy trì dự trữ bắt buộc.

Ví dụ: 1 Eurobanks và 1 ngân hàng nội địa cùng huy động được 1000 USD.

Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 5% thì số tiền tối đa ngân hàng nội địa có thể cho vay là 950 USD, trong khi đó với Eurobanks là 1000 USD. Do đó, nếu mức lãi suất huy động được cho là 10% thì thực tế, mức lãi suất mà ngân hàng nội địa phải chịu là : 10% x 1000/950 = 10.52%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

118

+ Quy mô giao dịch của các Eurobanks là rất lớn, mỗi lần cho vay từ 100tr USD trở lên. Điều này có nghĩa là chi phí hoạt động trung bình liên quan đến mỗi USD nhận tiền gửi hay cho vay là rất thấp đối với các Eurobanks.

+ Eurobanks không phải duy trì một bộ máy chi nhánh cồng kềnh như các ngân hàng nội địa, điều này giúp tránh được đáng kể những chi phí liên quan đến tổ chức cán bộ hành chính và sự chậm trễ do phải tuân theo các quy định ngân hàng nội địa.

8.3.4. Vai trò của Eurocurrency - Tác động tích cực:

+ Tạo nguồn vốn cực kì hấp dẫn cho các công ty đa quốc gia

+ Góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế thương mại giữa các chủ thể kinh tế tư nhân và các quốc gia. Tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư quốc tế phát triển

+ Cầu nối chuyển vốn từ những nước thặng dư đến nước thâm hụt + Góp phần làm tỷ giá ổn định hơn.

- Tác động tiêu cực:

+ Tăng mối nguy hiểm của toàn hệ thống tài chính quốc tế.

+ Làm tăng áp lực lạm phát

8.4. Thị trường trái phiếu Châu Âu

Trong tài liệu Bài giảng: Tài chính quốc tế (Trang 122-126)