• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chi phí dịch vụ lưu trú và các nhân tố ảnh hưởng

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

II. Cơ sở thực tiễn về hoạt động kinh doanh khách sạn ở Quảng Trị

2.4. Chi phí và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí

2.4.2. Chi phí dịch vụ lưu trú và các nhân tố ảnh hưởng

Trong kinh doanh dịch vụ lưu trú, các chi phí khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị bỏ ra để thực hiện hoạt động dịch vụ bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Nhìn vào số liệu ở bảng 2.15 ta thấy chi phí dịch vụ lưu trú có xu hướng tăng mạnh ở năm 2016. Năm 2017 giảm so với năm 2016 nhưng tăng so với năm 2015 là 846 triệu đồng tương ứng tăng 19,29%.

Số liệu ở bảng 2.15 cho thấy chi phí nhân công chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 48% và có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2017 chi phí nhân công phục vụ trực tiếp cho hoạt động dịch vụ lưu trú tăng so với năm 2016 và năm 2015. So với năm 2015, năm 2017 tăng 709 triệu đồng tương ứng tăng 33,60%.

Đại học kinh tế Huế

Bảng 2.15. Chi phí kinh doanh dịch vụ lưu trú của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

CHỈ TIÊU

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2017/2015 Triệu

đồng % Triệu

đồng % Triệu

đồng % Triệu

đồng %

TỔNG CHI PHÍ 4386 100 5297 100 5232 100 846 119,29 I. CHI PHÍ

NCTT 2110 48,11 2269 42,84 2819 53,88 709 133,60 1. Tiền lương 1999 94,74 2125 93,65 2652 94,08 653 132,67 2. BHXH, BHYT,

KPCĐ 111 5,26 144 6,35 167 5,92 56 50,45

II. CHI PHÍ SXC 2276 51,89 3028 57,16 2413 46,12 137 106,02

1. Hoa hồng 68 2,99 83 2,74 68 2,82 0 100,00

2. Vận chuyển

khách 1,2 0,05 1,7 0,06 0 0,00 -1,2 0,00

3. Vệ sinh 117 5,14 107 3,53 87 3,61 -30 74,36

4. Vật dụng đặt

phòng 503 22,10 518 17,11 418 17,32 -85 83,10

5. Trái cây, hoa 207 9,09 327 10,80 265 10,98 58 128,02

6. Trang phục 33 1,45 45 1,49 37 1,53 4 12,12

7. Công cụ lao

động 862 37,87 1033 34,11 762 31,58 -100 88,40

8. Bao bì 0,5 0,02 0 0,00 0 0,00 -0,5 0,00

9. Văn phòng

phẩm 71 3,12 47 1,55 38 1,57 -33 53,52

10. Sữa chữa nhỏ 154 6,77 604 19,95 492 20,39 338 319,48 11. Bảo quản bảo

trì 83 3,65 84 2,77 77 3,19 -6 92,77

12. Tiền cơm giữa

ca 147 6,46 141 4,66 139 5,76 -8 94,56

13. Chi phí khác 29,3 1,29 37,3 1,23 30 1,24 0,7 102,39

( Nguồn : Phòng kế toán của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị ) Ngoài chi phí nhân công còn có chi phí sản xuất chung phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú. Khoản chi phí này chiếm tỷ trọng khoảng 52% trong tổng chi phí lưu trú.

Chi phí sản xuất chung của dịch vụ lưu trú bao gồm khoản chi phí hoa hồng; vận chuyển và bốc xếp hành lý cho khách từ nhà ga, sân bay về khách sạn và ngược lại; chi phí vệ sinh buồng ngủ, hành lang; trang phục mặc khi nhân viên làm việc; chi phí mua

Đại học kinh tế Huế

vật dụng đặt phòng như gối, chăn, drap, màn...; công cụ lao động; chi phí sửa chữa nhỏ, bảo trì.v.v... Trong các loại chi phí trên thì khoản mục chi phí mua sắm công cụ lao động, vật dụng đặt phòng và chi phí sửa chữa nhỏ chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí sản xuất chung.

Khác với chi phí nhân công trực tiếp tăng đều qua các năm, chi phí sản xuất chung tăng mạnh ở năm 2016 và sang năm 2017 có xu hướng giảm. Song so với năm 2015, chi phí sản xuất chung năm 2017 tăng 137 triệu đồng tương ứng tăng 6,02%. Tất cả các khoản mục trong kết cấu chi phí sản xuất chung đều tăng, trong đó tăng mạnh nhất là chi phí sửa chữa nhỏ, chi phí mua trái cây, hoa và chi phí may sắm trang phục.

Do công suất sử dụng phòng tăng giảm theo từng năm nên chi phí sản xuất chung cũng có xu hướng biến động là tất yếu. Xem xét chi tiết từng khoản mục chi phí phát sinh trong chi phí sản xuất chung ta thấy khách sạn đã có xu hướng giảm chi phí bao bì, văn phòng phẩm qua các năm nhằm mục đích tiết kiệm chi phí cho dịch vụ lưu trú của khách sạn. Điều đó chứng tỏ khách sạn đã có biện pháp trong việc tiết kiệm một số khoản chi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Song khách sạn cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để tiết kiệm chi phí nhằm đem lại lợi nhuận mong muốn.

Bảng 2.16. Hiệu quả sử dụng lao động bộ phận dịch vụ lưu trú tại khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

CHỈ TIÊU ĐVT

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2017/2015

+ %

Doanh thu lưu trú Triệu đồng 15272 20202 19703 4431 129,01 Chi phí tiền lương

DVLT

Triệu đồng 1999 2125 2652 653 132,67

Số lao động DVLT Người 43 40 39 -4 90,70

Tổng số phòng Phòng 175 175 175 0 100,00

Tiền lương BQ 1 LĐ DVLT

Tr.đ/LĐ/năm 46,49 53,13 68,00 21,51 146,27 Mức đảm nhận CV

của 1 LĐ/ ngày

Phòng/LĐ 4.07 4.38 4,49 0,42 110,26

NSLĐ BQ DVLT Tr.đ/LĐ/năm 355 505 505 150 142,25

Bên cạnh việc xem xét chỉ tiêu lao động, chi phí tiền lương của lao động hoạt động trong dịch vụ lưu trú, chúng ta cần tìm hiểu về chỉ tiêu mức đảm nhận công việc của một lao động trong một ngày tại bộ phận này như thế nào. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong kinh doanh khách sạn, quy định chức năng nhiệm vụ, khối lượng công việc của

Đại học kinh tế Huế

từng người lao động trong bộ phận cần phải hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định.

Bảng 2.16 cho thấy qua 3 năm số phòng của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị không đổi nhưng số lao động lại có xu hướng giảm đi. Do vậy, mức đảm nhận công việc của một lao động trong một ngày ở bộ phận dịch vụ lưu trú có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2017 tăng so với năm 2015 là 0,42 phòng/lao động tương ứng giảm 10,26%.

Nguyên nhân chính dẫn đến khách sạn tăng mức đảm nhận công việc của một lao động trong một ngày ở bộ phận dịch vụ lưu trú là do tổng số lao động của khách sạn đã có sự giảm bớt, khi giảm bớt lao động mà quỹ lương của khách sạn không đổi thì việc tăng lương cho các nhân viên là điều hiển nhiên, đây là một trong những động lực để nhân viên cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình.

Ngược lại với chỉ tiêu trên, năng suất lao động của khách sạn lại có xu hướng tăng lên năm 2016 và giữ nguyên năm 2017. Năm 2017 tăng so với năm 2015 là 150 triệu đồng/LĐ/năm tương ứng tăng 42,25%.