• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

II. Cơ sở thực tiễn về hoạt động kinh doanh khách sạn ở Quảng Trị

2.5. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn

nhận thấy việc tiết kiệm chi phí tuyên truyền quảng cáo như vậy là chưa hợp lý bởi vì chi phí thấp sẽ ảnh hưởng đến phạm vi và chất lượng quảng bá hình ảnh của khách sạn đến với các nước trên thế giới.

Từ những phân tích về doanh thu thu được và chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, điều quan trọng tiếp theo là chúng ta cần đi sâu vào tìm hiểu hiệu quả kinh doanh mà khách sạn đạt được trong 3 năm qua.

2.5. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn

sạn chỉ tiến hành thực hiện báo cáo nội bộ về tình hình doanh thu, chi phí và lãi của dịch vụ đó. Tập hợp tất cả những khoản lãi của 4 dịch vụ này trừ đi phần chi phí sản xuất chung tính cho toàn khách sạn sẽ được lợi nhuận gộp của toàn khách sạn. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.22.

Bảng 2.22. Tình hình về lãi của các dịch vụ tại khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

STT CHỈ TIÊU Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2017/2015

%

1

Tổng lãi của các DV 15205 18568 20031 4826 131,74

Lãi của DV lưu trú 10886 14905 14471 3585 132,93

Lãi của DV ăn uống 2939 2299 3719 780 126,54

Lãi của DV bổ sung 1380 1364 1841 461 133,41

2 CP SXC toàn khách sạn 7458 8123 7958 500 106,70

3 Lợi nhuận gộp của

toàn khách sạn (1-2) 7747 10445 12073 4326 155,84 Qua bảng 2.22 cho thấy trong các hoạt động dịch vụ thì lãi của dịch vụ lưu trú chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lãi của các dịch vụ và có xu hướng biến động tăng qua các năm. Dịch vụ bổ sung cũng có chiều hướng tăng như dịch vụ lưu trú song tỷ trọng chiếm trong tổng lãi của các dịch vụ thấp. Riêng lãi của dịch vụ ăn uống có sự khác biệt với các dịch vụ còn lại khi năm 2016 giảm so với năm 2015 nhưng qua năm 2017 lại tăng mạnh với 780 triệu đồng tương đương với 26,54%.

Ngoài ra, sự biến động của chi phí quản lý theo xu hướng tăng dần qua các năm trong khi quy mô hoạt động của khách sạn tăng lên không đáng kể đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của khách sạn. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của khách sạn cao nhất vào năm 2017 là 11,077 triệu đồng, tăng so với năm 2015 là 4,077 triệu đồng tương ứng tăng 58,24%.

Mặt khác, ngoài các hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung, khách sạn còn có các hoạt động tài chính và hoạt động bất thường.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính mà khách sạn thực hiện có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Trong khi đó lợi nhuận thuần từ hoạt động bất thường có sự biến động không ổn định, năm 2017 giảm so với năm 2015 là 82 triệu đồng tương ứng giảm 77,47%. Đây là một sự biến động không đều, khách sạn cần xác định nguyên nhân để có cách khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mặc dù có cả một quá trình biến động như trên nhưng lợi nhuận sau thuế của khách sạn vẫn thay đổi theo chiều hướng biến động của doanh thu. Lợi nhuận sau thuế vẫn đạt cao nhất ở năm 2017 là 9,128 triệu đồng, tăng so với năm 2015 là 3,305 triệu đồng tương ứng tăng 56,76%.

Đại học kinh tế Huế

Như vậy, từ năm 2015 đến năm 2017 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả khách sạn thu được có chiều hướng khả quan là thành quả đáng ghi nhận. Có được điều đó là nhờ vào sự nổ lực quyết tâm cao nhằm hoàn thành mục tiêu mà khách sạn đặt ra cho đội ngũ cán bộ công nhân viên khách sạn.

2.5.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn - Tỷ suất lợi nhuận/chi phí

Khi xem xét, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thì lợi nhuận là chỉ tiêu hết sức quan trọng mà chúng ta cần quan tâm. Khách sạn có lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động càng có hiệu quả, nhưng điều đó không phải luôn luôn đúng bởi vì thật sai lầm nếu chúng ta không xét nó trong mối quan hệ so sánh với chi phí bỏ ra để có được lợi nhuận đó. Do đó, để có sự đánh giá chính xác hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn chúng ta cần xem xét lợi nhuận tạo ra trong mối quan hệ với chi phí.

Bảng 2.23. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

STT CHỈ TIÊU ĐVT Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2017/2015

%

1 Doanh thu thuần Tr. đ 25162 31133 31806 6644 126,40

2 Lợi nhuận sau

thuế Tr. đ 5823 7682 9128 3305 156,76

3 Tổng chi phí Tr. đ 18245 21780 20867 2622 114,37

4 Vốn bình quân Tr. đ 348102 356369 354019 5917 101,70

5 Tổng số lao động Người 142 118 103 -39 72,54

6 Tỷ suất lợi

nhuận/chi phí Lần 0,32 0,35 0,44 0,12 137,06

7 Tỷ suất lợi

nhuận/vốn Lần 0,02 0,02 0,03 0,01 154,14

8 Năng suất lao động

Tr.đ/người

/năm 177 264 309 132 174,27

Số liệu ở bảng 2.23 cho thấy tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của khách sạn có xu hướng biến động qua các năm. Năm 2015 tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của khách sạn đạt 0,32 có nghĩa là một triệu đồng chi phí bỏ ra thì thu được 0,32 triệu đồng lợi nhuận, sang năm 2016 tỷ suất này tăng lên 0,35 và đến năm 2017 tỷ suất này lại tiếp tục tăng thành 0,44. Năm 2017 tăng so với năm 2015 37,06% tương ứng tăng 0,12 triệu đồng. Điều này có nghĩa là cứ một triệu đồng chi phí bỏ ra năm 2017 thì thu được lượng lợi nhuận cao hơn năm 2015 là 0,12 triệu đồng. Từ sự phân tích trên cho thấy việc sử dụng chi phí của khách sạn trong hoạt động kinh doanh ở năm 2017 có hiệu quả hơn so với các năm trước. Vì vậy, khách sạn cần tiếp tục phát huy trong những năm tiếp theo để đạt được những thành quả cao hơn.

Đại học kinh tế Huế

- Tỷ suất lợi nhuận/vốn

Để phản ánh mức độ sinh lời của một đồng vốn, chúng ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn để đánh giá. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn sử dụng trong hoạt động kinh doanh của khách sạn càng có hiệu quả. Qua số liệu ở bảng 2.23 ta thấy tỷ suất này tăng ổn định qua các năm.

Sức sinh lợi của vốn tại khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị có xu hướng biến động qua các năm. Nếu năm 2015 đạt 0,02 lần thì sang năm 2016 con số này vẫn giữ nguyên. Nhưng đến năm 2017 tăng lên là 0,04 tăng so với năm 2015 là 0,01 tương ứng tăng 54,44%. Như vậy, năm 2017 khách sạn đã sử dụng vốn đạt hiệu quả hơn so với năm 2015, tuy nhiên khách sạn cần nâng cao sức sinh lợi vốn hơn nữa trong hoạt động kinh doanh trong những năm tới.

Bên cạnh việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn thông qua các chỉ tiêu ở trên thì chỉ tiêu năng suất lao động cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị.

- Năng suất lao động

Nhìn vào số liệu ở bảng 2.23, ta thấy rằng năng suất lao động năm 2015 đạt 177 triệu đồng/người, điều này có nghĩa là trong năm này bình quân mỗi người lao động tạo ra 177 triệu đồng doanh thu cho khách sạn. Đến năm 2016 con số này đã lên tới 264 triệu đồng/người, năm 2017 tăng lên 309 triệu đồng/người và tăng so với năm 2015 là 132 triệu đồng tương ứng tăng 74,27%.

Như vậy, năng suất lao động của khách sạn biến động tăng giảm theo xu hướng biến động của doanh thu và lợi nhuận. Khách sạn cần có giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong những năm tới nhằm mục tiêu đạt được doanh thu và lợi nhuận cao hơn.

Tóm lại, qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị chúng ta có thể khẳng định khách sạn đã có những kết quả khả quan trong quá trình phát triển của 3 năm qua (2015 - 2017). Tuy nhiên, một số các chỉ tiêu có xu hướng giảm xuống vào năm 2017 như năng suất lao động, chi phí dịch vụ lưu trú và chi phí dịch vụ ăn uống, do đó khách sạn cần tìm ra những ưu điểm, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân để có biện pháp khắc phục nhằm duy trì và phát triển những thành tích mà khách sạn đã đạt được trước đó cho những năm tiếp theo.

Đại học kinh tế Huế

CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU