• Không có kết quả nào được tìm thấy

Doanh thu lưu trú và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu lưu trú

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

II. Cơ sở thực tiễn về hoạt động kinh doanh khách sạn ở Quảng Trị

2.3. Doanh thu và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của khách sạn

2.3.2. Doanh thu lưu trú và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu lưu trú

Công suất sử dụng phòng của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị qua 3 năm (2015 -2017) được thể hiện ở bảng 2.9

Bảng 2.9. Công suất sử dụng phòng của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

CHỈ TIÊU Đvt Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng số phòng Phòng 175 175 175

Số ngày phòng theo thiết

kế Ngày phòng 63875 63875 63875

Số ngày phòng thực tế sử

dụng Ngày phòng 18980 25550 23725

Công suất sử dụng phòng % 29,70% 40% 37,1%

( Nguồn : Phòng lễ tân của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị ) Số liệu bảng 2.9 cho thấy công suất sử dụng phòng bình quân của khách sạn dao động từ 29 - 48% có xu hướng biến động qua 3 năm. Công suất sử dụng phòng đều tăng lên ở năm 2016 và năm 2017.

Với công suất sử dụng phòng chưa đến 50%, khách sạn cần nghiên cứu đổi mới và tìm mọi biện pháp để tăng công suất sử dụng phòng vì công suất sử dụng phòng càng cao chứng tỏ tài sản cố định trong khách sạn được sử dụng có hiệu quả, đồng thời mang lại lợi nhuận nhiều hơn.

Công suất sử dụng phòng chịu sự ảnh hưởng của 2 nhân tố cơ bản đó là tổng lượt khách và thời gian lưu trú bình quân. Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, chúng ta xem xét số liệu bảng 2.10.

Bảng 2.10. Lượt khách và thời gian lưu trú bình quân của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

CHỈ

TIÊU Đvt

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm

2017/2015 Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng %

Tổng ngày khách

Ngày khách 58468 100 69468 100 57846 100 -622 98.94 Tổng

lượt khách

Lượt khách 38466 100 45404 100 37320 100 -1146 97.02 Thời

gian lưu trú BQ

Ngày/khách 1.52 1.53 1.55 0.03 101.97

( Nguồn : Phòng lễ tân của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị )

Đại học kinh tế Huế

+Tổng lượt khách

Do hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của khách sạn được tổ chức nhằm phục vụ cho các đối tượng khách khác nhau, vì vậy tổng lượt khách đến sử dụng dịch vụ tại khách sạn là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công suất sử dụng phòng của khách sạn.

Qua bảng số liệu về lượt khách đến khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị trong 3 năm 2015, 2016 và 2017. Kết quả về tổng lượt khách cho thấy khách đến lưu trú tại khách sạn là tương đối nhiều. Năm 2015 là 38466 lượt khách, năm 2016 tổng lượt khách có xu hướng tăng lên là 45404 lượt khách và năm 2017 giảm đi còn 37320 lượt khách.

Nguyên nhân khách quan làm lượt khách đến khách sạn biến động qua các năm là do Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế và thương mại của tỉnh Quảng Trị. Với vị trí quan trọng: nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, gần với hai cửa khẩu quốc tế là Lao Bảo và Là Lay nên có nhiều ưu thế hơn so với các đô thị khác trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, đặc biệt nằm ở vị trí trung độ của cả nước, giao điểm của hai trục đường bộ Quốc lộ 1A và Quốc lộ 9, vì vậy, Đông Hà là điểm dừng chân của khách du lịch khi đến Quảng Trị để khởi phát đi các tuyến du lịch trong toàn tỉnh.

Ngoài ra, khách sạn còn tổ chức tour du lịch để thu hút lượng khách đến khách sạn nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và giới thiệu thương hiệu khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị đến với du khách trong nước và quốc tế, khách sạn đã tập trung chú trọng đến thái độ, phong cách phục vụ của nhân viên đồng thời tích cực tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, các hội nghị, hội chợ du lịch trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, số lượt khách đến khách sạn chưa sử dụng khai thác hết công suất sử dụng phòng của khách sạn và có chiều hướng giảm so với 2 năm qua. Năm 2017 giảm so với năm 2015 là 1146 lượt khách tương ứng giảm 2,98%. Do vậy, khách sạn cần có những giải pháp hữu hiệu để thu hút số lượt khách đến lưu trú tại khách sạn ngày càng nhiều hơn.

+Thời gian lưu trú bình quân

Số liệu ở bảng 2.10 cho thấy thời gian lưu trú bình quân của khách sạn có khuynh hướng tăng dần qua các năm. Thời gian lưu trú bình quân năm 2017 tăng so với 2015 là 0,03 ngày/lượt khách tương ứng tăng 1,97%. Từ đó ta thấy tổng lượt khách giảm, thời gian lưu trú bình quân tăng nhưng chưa cao nên đã có những ảnh hưởng làm tác động đến công suất sử dụng phòng của khách sạn. Vì vậy, trong thời gian đến khách sạn cần có biện pháp tăng tổng lượt khách và thời gian lưu trú bình quân của khách sạn.

Đại học kinh tế Huế

- Về giá phòng bình quân

Khách sạn Mường Thanh Grand Quảng Trị có hệ thống phòng ngủ gồm nhiều loại với nhiều mức giá khác nhau, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách khi đến Quảng Trị. Cơ cấu phòng ngủ của khách sạn được thể hiện ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Cơ cấu phòng ngủ của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị

CHỈ TIÊU

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Giá phòng (Nghìn.

đ)

Phòng ngủ

Giá phòng (Nghìn.đ)

Phòng ngủ

Giá phòng (Nghìn.đ)

Phòng ngủ

SL % SL % SL %

TỔNG SỐ

PHÒNG 175 100 175 100 175 100

Deluxe Twin 1680 58 33,14 1200 58 33,14 900 58 33,14

Deluxe King 1680 78 44,57 1200 78 44,57 900 78 44,57

Deluxe Triple 2200 19 10,86 1700 19 10,86 1200 19 10,86

Executive

Suite 3500 19 10,86 2800 19 10,86 2000 19 10,86

Presidential

Suite 20000 1 0,57 16000 1 0,57 12000 1 0,57

( Nguồn : Phòng lễ tân của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị ) Qua bảng cho thấy khách sạn có 175 phòng ngủ và qua 3 năm đều không biến động. Căn cứ quy mô, thứ hạng và đặc điểm hoạt động của mỗi khách sạn mà phân chia phòng ngủ thành nhiều loại phòng với các tên gọi khác nhau. Khách sạn Mường Thanh Grand Quảng Trị hiện có 5 loại phòng ngủ xếp theo thứ hạng với mức giá từ thấp đến cao gồm Deluxe Win, Deluxe King, Deluxe Triple, Executive Suite và Presidential Suite. Trong tổng số các loại phòng nói trên thì Deluxe King chiếm tỷ trọng cao nhất 44,57%. Loại phòng này nằm ở những tầng cao của khách sạn với diện tích 27m2/phòng và có tầm nhìn toàn cảnh thành phố Đông Hà. Số lượng phòng Deluxe Twin chiếm tỷ trọng cao thứ 2 là 33,14% trong tổng số các loại phòng và không thay đổi qua 3 năm.

Bên cạnh Deluxe Twin và Deluxe King, khách sạn Mường Thanh Grand Quảng Trị còn có các loại phòng hạng sang với mức giá cao hơn trong đó Deluxe Triple và Executive Suite đều chiếm tỷ trọng 10,86% và Presidential Suite chiếm 0,57%. Những loại phòng này có diện tích rộng với trang thiết bị nội thất mới, hiện đại và đạt tiêu chuẩn hơn. Tuy nhiên, tất cả các phòng đều có sự giảm giá qua các năm nhằm thu hút khách hàng đến với khách sạn nhiều hơn ( vì khách sạn mới thành lập ).

Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng để đánh giá doanh thu lưu trú của khách sạn với cơ cấu phòng ngủ như trên, thì giá phòng bình quân là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng cần xem xét.

Giá phòng bình quân của khách sạn Mường Thanh - Quảng Trị được thể hiện ở bảng 2.12 :

Đại học kinh tế Huế

Bảng 2.12. Gía phòng bình quân của khách sạn Mường Thanh - Quảng Trị

CHỈ TIÊU Đvt Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Doanh thu lưu trú Triệu đồng 15272 20202 19703

Số ngày phòng thực tế sử dụng

Ngày phòng

18980 25550 23725

Giá phòng bình

quân Triệu đồng 1,24 1,26 1,20

( Nguồn : Phòng lễ tân của khách sạn Mường Thanh – Quảng Trị ) Qua bảng 2.12 ta thấy giá bình quân một phòng ngủ của khách sạn có xu hướng tăng lên qua 3 năm. Nguyên nhân của sự biến động này là do vào năm 2016 và năm 2017 khách sạn đã thực hiện nâng cấp, trang bị một số thiết bị mới, hiện đại, đồng bộ cho các phòng ngủ, bên cạnh đó giá cả một số vật tư, công cụ dụng cụ lao động... trên thị trường tăng lên. Vì vậy khách sạn đã quyết định nâng mức giá lên cao so với năm 2015 để tăng doanh thu lưu trú nhằm bù đắp chi phí và có lợi nhuận.

2.3.3. Doanh thu ăn uống và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu ăn uống