• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhận xét chung về dịch vụ hành chính công tại UBND thị trấn A Lưới

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ

2.5 Nhận xét chung về dịch vụ hành chính công tại UBND thị trấn A Lưới

2.5 Nhận xét chung vềdịch vụhành chính công tại UBND thịtrấn A Lưới

Năm 2019, thị trấn A Lưới được UBND huyện công nhận là đơn vị tốp đầu về chỉ số CCHC.UBND thị trấn đã ban hành nhiều kế hoạch, giải pháp và chỉ đạo các bộ phận thường xuyên cập nhật, rà soát các TTHC; công khai, minh bạch các TTHC ở các lĩnh vực tại bộ phận “một cửa”. Đồng thời, tăng cường phối hợp đồng bộ với các cơ quan cấp huyện trong luân chuyển, thụ lý hồ sơ, số hóa, cắt giảm thủ tục theo hướng đơn giản và lưu giữ sử dụng chung nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công. Việc phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận, cá nhân, đã hạn chế sự chồng chéo, đùn đẩy trong xử lý công việc, giúp lãnh đạo UBND thị trấn kiểm soát được số lượng hồ sơ tiếp nhận và tiến độ, quy trình xử lý của từng bộ phận, từng cán bộ, công chức.

Việc kiểm soát TTHC tại thị trấn A Lưới đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục cho tổ chức, cá nhân. Kết quả năm 2019 và gần 3 tháng đầu năm 2020, tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của thị trấn thụ lý 6.642 hồ sơ, đã giải quyết 6.626 hồ sơ (5.303 hồ sơ liên thông). Trong đó, có 6.520 hồ sơ được giải quyết đúng hạn, 89 hồ sơ trước hẹn…

UBND thị trấn thường xuyên chỉ đạo các bộ phận thống nhất áp dụng việc thực hiện cơ chế một cửa đối với tất cả TTHC của 13 lĩnh vực, gồm 179 TTHC tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả để các tổ chức, cá nhân dễ dàng tra cứu, giám sát thực hiện...

Địa phương còn chú trọng cải cách TTHC trong một số lĩnh vực mà người dân quan tâm như: xây dựng cơ bản, đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp giấy phép.. Quyết tâm cải thiện các TTHC, tạo môi trường thông thoáng, liên thông.

Trong từng lĩnh vực, UBND thị trấn tập trun g cải tiến về quy trình giải quyết hồ sơ, hình thành quy chếphối hợp trong giải quyết các thủ tục, sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc, bảo đảm rõ ràng, công khai, kịp thời và hiệu quả. Đồng thời, ứng dụng các chương trình phần mềm để quản lý, theo dõi, giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân, phấn đấu trở thành đơn vị dẫn đầu về chỉ số CCHC cấp xã, thị trấn của huyện A Lưới trong năm 2020.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Cải thiện đáng kể về công tác cải cách TTHC, tạo môi trường thông thoáng, nhờ vậy hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn thị trấn A Lưới sôi động hơn. Năm 2019, thị trấn đã có gần 20 dự án đầu tư phát triển các siêu thị mi ni, siêu thị hàng điện tử, sản xuất nông nghiệp sạch…, với nguồn vốn huy động hơn 15 tỷ đồng.

2.5.2 Hn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác CCHC vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn và những tồn tại cần phải tháo gỡ.

Thứnhất, việc cung cấp dịch vụhành chính công trực tuyến được đẩy mạnh quan tâm triển khai cho người dân về số lượng và chất lượng song số hồ sơ thực hiện dịch vụ công trực tuyến còn rất thấp, việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến còn gặp nhiều bất cập. Các hệthống thông tin dữliệu liên quan đến việc giải quyết TTHC còn khá cục bộ, chưa có sự kết nối liên thông và thông tin chưa kịp thời. Nên chỉ rất ít người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết, theo dõi tiến độ thực hiện TTHC và kiểm tra, giám sát hoạt động tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quảcòn yếu; bố trí công chức chưa qua đào tạo hoặc chưa bố trí theo đúng trìnhđộ, chuyên môn nghiệp vụ;

Thứhai, chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông ở đây vẫn còn chưa cao, vẫn còn một số ít mang tính hình thức. Vẫn còn một số hồ sơ giải quyết chưa đúng hẹn cho người dân khiến người dân tốn thời gian đi lại nhiều gây lãng phí công sức và tiền bạc.

Thứba, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trảkết quả được lựa chọn cơ bản là những người có chuyên môn nghiệp vụ, tuy nhiên đội ngũ làm việc tại bộ phận này vẫn chưa thực sự có kinh nghiệm, nghiệp vụ chưa vững vàng để đáp ứng được yêu cầu công việc. Bên cạnh đó vẫn chưa được đào tạo, tập huấn nhiều kỹ năng cần thiết cho công việc, như kỹ năng sử dụng các thiết bị máy tính, máy in, máy tra cứu thông tin,…các kỹ năng về lắng nghe người dân, kỹ năng quản lý cảm xúc,…

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thứ tư, mặc dù địa phương đã có sự quan tâm đầu tư xây dựng phòng làm việc và mua sắm trang thiết bị cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhưng chỉ đáp ứng ở mức cơ bản. Bộ phận một cửa được sắp xếp ở vị trí chính giữa tầng 1 của trụ sở UBND thị trấn A Lưới.Căn phòng chừng 10m2, vừa là bộphận “một cửa”, vừa là nơi làm việc của các cán bộ chuyên môn. Do chật chội nên mỗi khi cán bộ nào tiếp dân, giải quyết công việc thì những cán bộkhác không còn chỗ để làm việc, rất bất tiện và ảnh hưởng đến công tác. Và chỗ ngồi cho người dân cũng không đủ. Thị trấn A Lưới là một trong những địa phương nằm trong đềán mở rộng đô thị A Lưới đến năm 2020.

Thế nhưng điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công việc ở đây vẫn quá thiếu thốn, bộ phận “một cửa” chỉ có 1 máy photo, chưa có máy fax, các cán bộ chuyên môn sử dụng chung máy vi tính, nên nhiều lúc gây chậm trễ trong xử lý thủ tục. Theo Quyết định 09/2015/QĐ-TTg, bộ phận “một cửa” nói chung, trong đó có

“một cửa” cấp xã phải được trang bị các thiết bị: máy vi tính, máy photocopy, máy fax, máy in, điện thoại cố định, hệ thống bàn ghế làm việc và hệ thống ghế chờ cho công dân.

Thứ năm, một vướng mắc khác trong thực hiện cơ chế “một cửa” cấp xã ở thị trấn A Lưới là đội ngũ cán bộ làm việc kiêm nhiệm. Thậm chí có xã do luân chuyển cán bộnên lãnhđạo UBND xã phải kiêm nhiệm công tác tiếp nhận và trảkết quảhồ sơ TTHC.

Thứsáu, địa phương chưa thực sự quan tâm cập nhật, niêm yết TTHC một cách kịp thời, chính xác và các loại hệthống sổsách, tài liệu không đảm bảođể người dân có thểtìm hiểu chính xác TTHC mà hồ sơ mình cần giải quyết. Quá trình tiếp nhận hồ sơ vân chưa đảm bảo vẫn còn tình trạng yêu cầu thêm thành phần trong hồ sơ ngoài quy định trong bảng niêm yết TTHC.

Thứbảy, mối quan hệtrong giải quyết TTHC còn thiếu chặt chẽ, chưa có sựràng buộc cụthể; liên thông với UBND cấp huyện còn hạn chế;...

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰHÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI