• Không có kết quả nào được tìm thấy

Dụng cụ đo quang học

Chương 6: Cơ sở kỹ thuật đo

6.2.4. Dụng cụ đo quang học

`a. Ôp ti mét kiểu đứng ИКВ + Cấu tạo chung

ốp ti mét kiểu đứng ИКВ dùng để đo các kích thước bên ngoài của các chi tiết được chế tạo chính xác bằng cách so sánh nó với kích thước của căn mẫu. Nó

dH

Hình 6-10. Hàm điều chỉnh.

còn có thể dùng để đo đường kính của dây nhỏ, đường kính viên bi và các tấm mỏng có các mặt song song...

Hệ thống quang- cơ của dụng cụ được đặt trong một ống hình thước thợ (hình 6-11). Để tạo lực đo là 2 ± 0,2 N thì đầu đo luôn bị kéo về phía dưới nhờ một lò xo tác dụng vào nó.

Đòn bẩy 10 dùng để nhấc đầu đo khi đưa chi tiết cần đo vào hay lấy chi tiết ra.

Trụ thép 11 có ren để khi vặn đai ốc 19 sẽ làm cho giá đỡ 16 dịch chuyển trong trường hợp cần dịch chuyển nhiều và vít 20 để cố định giá 16 ở vị trí cần thiết.

Bộ phận 17 dùng để gá các thanh tỳ, nó được giữ chặt trên trụ 11 bằng vít 18. Bàn để vật đo 13 có đai ốc 14 để dịch chuyển bàn lên xuống (dịch chuyển tinh) và vít kẹp 15 để cố định bàn ở vị trí nhất định.

Đai ốc 22 dùng để điều chỉnh cho bàn 13 thẳng góc với trục của đầu đo, nó được cố định bằng vít 23.

Đèn chiếu 25 thông qua gương A dùng để chiếu sáng thước chia độ.

Muốn đọc số đo thì phải nhìn ảnh của thước qua thị kính 26.

+Hệ thống quang học của máy

Hệ thống quang học hình 6-12 gồm các phần tử:

Hình 6-12. Hệ thống quang học của ốp ti mét kiểu đứng.

Gương nhận ảnh 3 có liên hệ với đầu đo, khi đầu đo dịch chuyển thì gương 3 nghiêng đi một góc ϕ tương ứng. ảnh của kích thước chia sẽ hiện lên trong màn ảnh nằm trên mặt tiêu cự của vật kính 4. Hệ thống chiếu sáng có gương phẳng 7 và lăng kính 8 đặt trong hộp thị kính. Trên bản phẳng 6 có thước chia vạch và các con số, nó được đặt trong mặt tiêu cự của vật kính.

Nguyên lý truyền ảnh của hệ thống quang học như sau:

Các tia sáng từ gương 7 (nhận được từ hệ thống đèn chiếu) đi qua lăng kính 8 rồi vào thước, đi qua lăng kính 5, vật kính 4 và đến gương 3 nó phản chiếu lại và tia sáng quay về vật kính 4 đi qua lăng kính 5, bản phẳng 6, thị kính 9 rồi tới mắt người quan sát.

Khi đầu đo có sự dịch chuyển theo chiều trục, gương 3 sẽ nghiêng một góc ϕ, do vậy ảnh của thước cũng sẽ dịch chuyển một khoảng tương ứng.

ở loại dụng cụ ИКВ này nếu đầu đo dịch chuyển 0,001 mm thì ảnh của thước sẽ xê dịch đi một vạch chia. Nghĩa là giá trị vạch chia của thước là 0,001 mm.

Phạm vi đo của máy là:

- Theo chiều cao : 0 ữ 180 mm - Đường kính : 0 ữ 150 mm b. ốp ti mét ngang

+ Cấu tạo chung

ốptimét ngang ИКГ dùng để đo các kích thước ngoài và trong của các chi tiết được chế tạo chính xác bằng cách so sánh nó với kích thước của căn mẫu.

Thân đế của ốptimét 9 được làm từ gang đúc (hình 6-13), trên các dẫn hướng của đế lắp ụ chống 10 và ụ đo 11 có gắn ống quang học, ở giữa là bàn đo 12. Thân đế được đặt trên ba vít điều chỉnh 13 nhằm điều chỉnh vị trí nằm ngang của ốptimét theo nivô tròn 14. ụ chống 10 nằm phía trái của bàn đo có thể dịch chuyển theo dẫn hướng nhờ vôlăng 15 và được kẹp chặt bằng vít 16, ở phần trên của ụ có lắp trụ chống 17 dọc theo trục đo của dụng cụ, bên trong trụ chống có lõi có thể dịch chuyển. Phía trái của nó có lắp vít tế vi 18 nhằm mục đích dịch chuyển lõi dọc trục, lõi được cố định tại vị trí yêu cầu bằng vít 19 và phía phải lắp đầu đo 20.

Trên hình 6-14: ụ đo 11 nằm phía phải của bàn đo, được dịch chuyển bằng vôlăng 22 và được kẹp chặt bằng vít 23. Phần trên của ụ có lắp ống quang học ôptimét 24. Phần trước của ống ôptimét có lắp gương.

Bàn đo 12 được dùng để định vị và gá kẹp các chi tiết đo và các đồ gá đo.

Kết cấu của bàn đảm bảo các chuyển động sau:

-Dịch chuyển thẳng đứng nhờ vôlăng 25 và cố định bằng vit 26. Khoảng nâng dịch bàn có thể hạn chế bằng các cữ mà vị trí của chúng được xác định và cố định bằng các vít 27 và 28.

Hình 6-14. ốptimét ngang ИКГ

-Dịch chuyển nằm ngang là dịch chuyển vuông góc với trục đo, được thực hiện bằng vít tế vi 29.

-Chuyển động quay quanh trục thẳng đứng được thực hiện bằng vô lăng 30.

-Chuyển động nghiêng quanh trục nằm ngang được thực hiện băng vô lăng 31 và được cố định băng vô lăng 32.

Bàn đo có 2 rãnh chữ T dùng để gá kẹp vật đo hoặc đồ gá đo.

+ Hệ thống quang học của máy

Nguyên lý hệ thống quang học của ốptimét ngang ИКГ tương tự như của ốptimét đứng ИКВ.

c) Kính hiển vi dụng cụ loại nhỏ мми-2т + Cấu tạo chung của мми-2т

Hình dáng bên ngoài của мми-2т như hình 6-15.

- Trên đế 1 có bàn 2, nó có thể dịch chuyển theo hai hướng thẳng góc với nhau nhờ hai vít tế vi 3 và 4, trên vít có lắp thước hình tang trống (kiểu thước phụ của pan me) với trị số đọc là 0,01 mm. Ngoài ra bàn 2 có thể quay xung quanh trục thẳng đứng một góc ± 150 so với vị trí giữa của nó.

- Chính giữa bàn 2 có một lỗ, trên đó đặt tấm kính tròn và khi đo đặt các chi tiết cần đo lên trên tấm kính đó.

- Để đo các chi tiết hình trụ có lỗ tâm, ở trên bàn 2 có các phụ tùng kèm theo (gồm các khung giữ và mũi tâm).

- Trụ đứng 8 gắn với đế 1 bằng bản lề (trục quay), cần giữ 9 dịch chuyển lên xuống theo thanh răng trên trụ 8 nhờ vít 7 và được cố định ở vị trí cần thiết bằng vít 10. Trên cần giữ 9 có gắn ống 11, trong đó có vật kính và hệ thống lăng kính dùng để quan sát ảnh của chi tiết được đo.

- Trụ 8 cùng ống kính có thể nghiêng sang phải và sang trái 1 góc 100. Vít 14 dùng để điều chỉnh độ nghiêng đó với trị số vạch chia của bạc trên vít là 10, ở

11 3 2 4 1

9

5 8

7 10 14 12

Hình 6-15. Kính hiển vi dụng cụ мми-2т .

Trong hệ thống quang học của dụng cụ, độ phóng đại của vật kính là 3 lần, của thị kính là 10 lần nên độ phóng đại tổng hợp của thị kính là: 3x 10 = 30 lần

+Cách đọc số đo trên kính hiển vi мми-2т

Trong hệ thống quang học, trên bản phẳng khắc độ di động có 2 phần:

-Phần giữa của bản phẳng có khắc 2 vạch chấm vuông góc với nhau và 2 vạch liền hợp với nhau một góc 600 (hình 6-16 a).

- ở phần khác của bản phẳng có khắc một thước chia góc 3600 với giá trị khoảng chia là 10 (không vẽ trên hình) "bản phẳng khắc độ di động" quay được là nhờ tay quay 2.

Hình 6-16a giới thiệu vùng quan sát của kính hiển vi ở đầu thị kính và vùng quan sát của kính hiển vi đọc số. Các vạch nhìn thấy trong vùng quan sát của kính hiển vi được dùng để đặt chúng vào vị trí thích ứng với ảnh của vật đo.

-

Trong kính hiển vi đọc số, ta đọc được số đo ở các thước chia độ và phút.

Như Hình 6-16b vị trí của thước chỉ kích thước là 121035′ (vạch chia 121 của thước chia độ trùng với vạch 35 của thước chia phút).

a) b)

Hình 6-16. Đọc số đo trên kính hiển vi мми-2т .