• Không có kết quả nào được tìm thấy

Dụng cụ đo có thang đo kiểu du xích

Chương 6: Cơ sở kỹ thuật đo

6.2.2. Dụng cụ đo có thang đo kiểu du xích

+Cấu tạo chung của thước cặp

Thước cặp dùng để đo kích thước bên ngoài và bên trong của chi tiết. Trên hình 6-3 giới thiệu một số loại thước cặp thông dụng. Các bộ phận chủ yếu của thước cặp gồm: thân thước- trên đó có khắc vạch chia milimét gọi là thước chính, đầu đo cố định 1 gắn liền với thân thước và đầu đo di động 2 có gắn thước phụ.

Thước phụ có thể được kẹp chặt ở vị trí cần thiết nhờ vít hãm 4. Các vít hãm 5, khung 6, đai ốc 7 và vít 8 là thuộc bộ phận dịch chuyển tế vi của đầu đo di động.

Các mặt đo A dùng để đo kích thước ngoài, các mặt đo B dùng để đo kích thước trong. Khi đo kích thước bên trong thì phải cộng thêm trị số chiều dày của 2 đầu đo (có ghi trên thước) vào số đọc trên thước mới được kết quả đo.

Các thước cặp được chế tạo với các giới hạn đo lớn nhất là:

125 - 150 - 200 - 300 - 500 - 800 - 1000 - 1500 - 2000 mm.

+ Nguyên tắc chia vạch và cách đọc số đo trên thước

- Thước chính trên thân thước có khoảng chia là 1 mm hoặc 0,5 mm.

- Thước phụ gắn trên đầu đo di động cho phép đọc chính xác tới 0,1; 0,05 hoặc 0,02mm.

- Khi vạch số 0 của thước phụ trùng vạch số 0 của thước chính là khi thước cặp chỉ 0. ở vị trí này các hàm đo tiếp xúc với nhau.

a) b) Hình 6-3. Các dạng thước cặp

-Khi đo kích thước chi tiết, đầu đo di động có mang thước phụ sẽ di chuyển và kích thước đo được là khoảng cách giữa các vạch số 0 của thước chính và thước phụ (hình 6-3).

-Nguyên tắc chia vạch.

Ta ký hiệu :

i - giá trị mỗi khoảng chia trên thước phụ.

a - khoảng chia trên thước chính.

a’ - khoảng chia trên thước phụ.

n - số khoảng chia trên thước phụ.

γ - mô đun của thước: γ-là một số nguyên, thường γ=1, γ =2, có thể γ

=3.

Mỗi khoảng chia a’ của thước phụ bé hơn một, hai hoặc ba (tuỳ theo γ = 1, 2 hoặc 3) khoảng chia a của thước chính một trị số bằng giá trị mỗi khoảng chia i trên thước phụ. Nghĩa là: a’ = γ a - i.

Giá trị mỗi khoảng chia i trên thước phụ được xác định theo: i =

n a Các loại thước phụ và thí dụ về đọc số theo thước phụ giới thiệu trên hình 6-4. Ví dụ : Đọc số đo của thước cặp có số đọc theo thước phụ tới 0,1 mm (xem hình 6-5). Nếu phần nguyên đọc được ký hiệu là A, phần thập phân ký hiệu là X, vậy kích thước đo được là A + X. Trên hình 6-4 vạch 0 của thước phụ đã quá vạch 60 (60mm) trên thước chính, vậy A = 60 mm.

Tìm trị số X: vì khoảng chia a’ trên thước phụ bé hơn 2 khoảng chia a trên thước chính một lượng i (do γ = 2):

Hình 6-4. Các loại thước phụ và thí dụ đọc số theo thước phụ.

Nên vạch đứng sau vạch 0 của thước phụ là vạch "1" sẽ đứng sau vạch 62 trên thước chính 1 khoảng là X - i; vạch thứ hai thước phụ đứng sau vạch 64 của thước chính 1 khoảng X - 2i v..v. Cuối cùng , một vạch thứ K nào đó của thước phụ sẽ trùng với một vạch nào đó của thước chính, tức là: X - K.i =0. Từ đó có: X

= K.i.

Như ví dụ trên : K = 5; i = 0,1 vậy X = K.i = 5 x 0,1= 0,5 mm.

Vậy số đo đọc được là : A + X = A + K.i = 60 + 0,5 = 60,5 mm.

Qua ví dụ trên, rút ra qui tắc đọc số đo như sau:

58,3mm

85,35mm

65,18mm

23,72mm Đặc tính của

Vị trí không Thí dụ đọc số đo

a=1mm; a'=1,95 i=0,05mm; n=10

=2

i=0,05mm; n=20 a=1mm; a'=1,95

=2

i=0,02mm; n=50 a=1mm; a'=1,98

=1

i=0,02mm; n=25 a=1mm; a'=1,95

=1 thước phụ

Hình 6-5. Cách đọc giá trị kích thước đo được.

Đọc phần nguyên của kích thước đo được ở trên thước chính: Là số vạch kể từ vạch 0 của thước chính đến vạch đứng trước vạch 0 của thước phụ. Sau đó tìm xem vạch thứ mấy của thước phụ trùng với một vạch nào đó của thước chính, lấy số vạch ấy nhân với giá trị 1 khoảng chia của thước phụ (tức là i) sẽ được phần thập phân của kết quả đo.

b. Pan me đo ngoài

Pan me đo ngoài (hình 6-6) gồm các bộ phận sau: thân 1 gắn chặt vào hàm cố định 3; bề mặt đo B là mặt đầu của vít tế vi 4 dịch chuyển trong thân 1; mặt đo A là mặt đầu của đầu đo cố định 5 lắp chặt trong hàm 3.

Chi tiết đo được kẹp vào giữa hai bề mặt đo A, B bằng cách quay vít tế vi 4 thông qua con cóc 6 làm cho mặt đầu của vít tế vi 4 di động tịnh tiến về phía đầu đo cố định 5.

Để khống chế áp lực đo không vượt quá giới hạn 9 Niu- tơn (tránh sai số của phép đo do lực ép lớn quá) khi quay vít tế vi 4 để kẹp chi tiết ta chỉ được dùng đầu đo có cơ cấu con cóc 6. Khi lực đo bắt đầu đến giới hạn cho phép thì đầu con cóc 6 quay mà vít tế vi không quay nữa, đầu đo di động dừng lại, lúc đó đọc số đo. Vòng hãm 7 để cố định vít tế vi khi cần thiết.

d. Pan me đo trong

Pan me đo trong giới thiệu trên (hình 6-7), dùng để đo các kích thước lỗ, nó Hình 6-6. Panme đo ngoài.

trên vòng hình côn 2 có khắc vạch và mặt đầu là bề mặt đo di động của pan me;

đầu đo cố định 5 được lắp cố định trên thân 1, nó có thể thay đổi (bằng bộ đầu đo kèm theo) tuỳ theo kích thước lớn hay nhỏ của lỗ cần đo. Mặt đầu của đầu đo cố định 5 là mặt đo cố định của pan me; vít 6 dùng để cố định đầu đo di động 4 khi đọc số đo.

+ Cách đọc số trên pan me

Giá trị mỗi khoảng chia của thước chính (trên thân 1- Hình 6-8) là 0,5 mm. Khi vít tế vi mang vòng hình côn có khắc vạch quay 1 vòng thì nó tịnh tiến được một khoảng chia trên thước chính là 0,5 mm (bước của vít tế vi s = 0,5 mm). Thước phụ trên vòng hình côn 2 có 50 vạch nên giá trị mỗi khoảng chia trên thước phụ là:

50 5 ,

0 = 0,01 mm.

1 2

1 10

40 30 20

0 10 11,60

Hình 6-8. Đọc trị số đo trên pan me.

Hình 6-7. Pan me đo trong.

Vậy thước chính đọc được tới 0,5 mm, còn thước phụ đọc được tới 0,01 mm. Như vị trí trên hình 6-8 số đo đọc được là 11,60 mm.

6.2.3. Dụng cụ đo có thang đo kiểu chỉ thị kim