• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỀ ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.2. Giải pháp

3.2.2. Giải pháp cụ thể

Đãi ngộ nhân sự là công cụ mà Nhà máy có thể sử dụng nguồn lao động hiệu quả. Quá trình đãi ngộ nhân sự thể hiện mối quan hệ giữa Nhà máy với người lao động. Người lao động làm việc như thế nào phụ thuộc vào những chính sách đãi ngộ mà Nhà máy đưa ra, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, hiệu quảkinh doanh của Nhà máy. Dựa trên vào kết quả phân tích trên và tình hình thực tếcủa Nhà máy May Dung Quất có thể đềxuất một sốgiải pháp sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Giải pháp vềtiền lương

Tiền lương là giá trị cốt lõi và quan trọng của chính sách đãi ngộ tài chính. Nó tác động mạnh mẽvà ảnh hưởng đến sựhài lòng của người lao động. Tuy nhiên, mức lương phải phải phụthuộc vào mực độ kinh doanh của Nhà máy. Vì vậy, để thỏa mãn sựhài lòng của người lao động là điều rất khó giải quyết, các nhà quản trị phải đưa ra mức lương phù hợp với năng lực và mức độ chi trả lương của Nhà máy mà vẫn kích thích người lao động. Sau đây là một sốgiải pháp:

- Khi hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, nhà máy cần tra mức lương kích thích cho người lao động, ngoài tiền lương cơ bản nhà máy cần bổsung thêm các khoản tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp và phúc lợi. Nhằm tạo động cơ và tinh thần làm việc tích cực của người lao động và hoàn thành tốt kếhoạch được giao.

-Điều chỉnh mức lương theo định kì, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh và mức độchi trảcủa nhà máy.

- Dựa vào kết quả đánh giá mức độ hiệu quả công việc của người lao động sẽ giúp tính tiền lương tốt hơn và đảm bảo tiền lương được trảphù hợp với năng lực mà người lao động bỏra, tạo cho người lao động công bằng giữa các thành viên với nhau và gắn bó với nhà máy lâu dài hơn.

- Áp dụng mức lương chung cho toàn bộ công nhân sản xuất tại nhà máy. Đa số người lao động làm việc tại nhà máy có trình độ thâm niên từ 4 năm trở lên (chiếm 66,1%), chứng tỏ họ đã gắn bó với doanh nghiệp lâu dài và có tay nghề. Chính vì thế, cần có những chính sách nâng bậc lương cho họ, mỗi bậc lương khác nhau quy định số tiền lương khác nhau.

 Giải pháp vềtiền thưởng

Ngoài tiền lương mà người lao động nhận được, bên cạnh đó tiền thưởng giúp người lao động có thêm thu nhập như: thưởng theo thâm niên, thưởng đảm bảo ngày công, thưởng khi làm việc với năng suất cao, thưởng theo doanh thu,… Người lao động khá hài lòng với mức tiền thưởng, và độ công bằng của Nhà máy nên cơ bản tiền thưởng của Nhà máy khá hoàn thiện. Tuy nhiên, vì hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên quỹtiền thưởng của Nhà máy còn hạn chế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngoài ra, khen thưởng vềmặt tinh thần đôi khi lại là một sự động viên người lao động làm việc tốt hơn là khiển trách, đôi khi một lời khen ngợi từlãnhđạo lại là động lực to lớn giúp người lao động làm tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó tạo nhiều điều kiện cho người lao động phát triển hơn kiến thức, lẫn kỹ năng làm việc, giúp họ tiếp xúc với nhiều công việc mới, từ đó có hứng thú hơn trong quá trình làm việc.

Cần chú ýkhen thưởng phải kịp thời, tránh hiện tượng khen thưởng chậm trễ vì nếu chậm trễ khen thưởng không kịp thời sẽ không phát huy tính kích thích của tiền thưởng, tiền thưởng sẽít có tác dụng.

Khi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn cần tăng mức thưởng đểtiền thưởng thật sựphát huy tác dụng, là đòn bẫy kích thích tinh thần làm việc và là công cụhấp dẫn người lao động. Với mức lương cơ bản người lao động nhận được đôi khi chưa đủ để trang trải cuộc sống, thì khi đó tiền thưởng là một phần đê người lao động có thêm thu nhập có thể ổn định cuộc sống hơn và an tâm làm việc, làm việc hết mình với nhà máy.

 Giải pháp vềphụcấp–trợcấp

Để nâng cao sự cạnh tranh trên thị trường và đáp ứng nhu cầu của người lao động, Nhà máy cần nâng cao mức phụ trợ cấp hơn nữa trong điều kiện cho phép. Phụ trợcấp cũng là yếu tố đểgiữa chân người lao động gắn bó với Nhà máy.

Thường xuyên cập nhật thông tin để điều chỉnh các loại phụ trợ cấp phù hợp với môi trường làm việc để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của công nhân. Nhà máy cần hỗtrợ thêm các khoản phụ cấp như phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp lưu động, phụ cấp nhà ở, đi lại cho người lao động cho những người lao động ở xa nhà máy,…do chí phí sinh hoạt ngày càng tăng. Có khoản phụ cấp này người lao động phần nào trang trải được cuộc sống, yên tâm làm việc.

Bên cạnh đó, cần tăng mức trợ cấp ăn trưa, hiện tại mỗi suất cơm trưa tại nhà máy chỉ 10.000 đồng/1 suất, lượng thức ăn không đủ để đảm bảo sức khỏe của người lao động. Vì vậy, nhà máy cần tăng tiền ăn trưa cho người lao động để đảm bảo sức khỏe cho người lao động làm việc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Giải pháp vềphúc lợi

Để chính sách phúc lợi thật sự hiệu quả, Nhà máy cần mở rộng thêm các khoản phúc lợi khác một cách rõ ràng, hợp lý và minh bạch, khắc phục những thắc mắc về vấn đềphúc lợi cho người lao động.

Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động 6 tháng 1 lần, nhằm ngăn chặn bênh tật, bệnh nghềnghiệp nhằm đảm bảo sức khỏe của họ là đủ và phù hợp với công việc, đồng thời giúp người lao động yên tâm làm việc. Một phần nào đó động viên người lao động hăng say làm việc và gắn bó với Nhà máy

Tạo điều kiện cho người lao động nghỉ phép khi có lý do chính đáng, tránh tình trạngức chế, tựý nghỉ việc.

Nhà máy nên trích thêm một khoản phúc lợi tổchức các bữa tiệc thân mật, đi du lịch dã ngoại cho công nhân viên giúp cho người lao động đoàn kết, gắn bó hòa nhập với nhau.

 Giải pháp về cơ hội đào tạo thăng tiến

Người lao động làm việc bên cạnh nhận được tiền lương còn muốn chứng tỏ bản thân, có cơ hội thăng tiền và phát triển công việc. Đào tạo là biện pháp huấn luyện, tạo điều kiện cho người lao động nâng cao kỹ năng làm việc, nâng cao trình độ và có cơ hội thăng tiến trong công việc.

Thường xuyên tổchức các buổi đào tạo nâng cao kỹ năng, traugiồi kinh nghiệm.

Những công nhân có tay nghề cao giàu kinh nghiệm sẽ được phân công hướng dẫn, đào tạo những công nhân mới, tay nghềcòn yếu kém. Cần chú trọng khâu đào tạo, để khỏi mất thời gian đào tạo lại giảm bớt khối lượng công việc cho những công nhân lành nghề.

Đưa ra tiêu chỉ thăng tiến rõ ràng đối với từng công việc, tạo cơ hội thăng tiến và phát triển công việc công bằng cho công nhân, tránh mất lòng giữa những công nhân với nhau.

Thường xuyên đánh giá kết quả làm việc của công nhân để có những nhận xét công bằng và hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Gải pháp môi trường làm việc

Nơi làm việc an toàn sẽ giúp người lao động an tâm làm việc hơn.Là ngành công nghiệp may chủyếu máy móc thiết bị điện, động cơ, tần suất hoạt động thường xuyên nên việc cháy nổ là điều khó tránh khỏi, vì thế bộ phận cơ điện phải thường xuyên kiếm tra thiết bị điện, tránh tình trạng cháy nổxảy ra.Đảm bảo có đầy đủ thiết bị làm việc, đồbảo hộ lao động.

Xây dựng chế độlà việc nghỉ hơi hợp lý cho người lao động. Thời gian nghỉ ngơi phải được quy định rõ ràng và không quá cứng nhắc đểtránh tình trạng công nhân bị làm việc quá sức, làm việc trong môi trường áp lực dẫn tới mệt mỏi quá sức.

Bên cạnh đó, nhà máy cần xây dựng mối quan hệ đông nghiệp tại nơi làm việc.

Quan tâm, phát hiện và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn tại nơi làm việc. Đểcho mỗi thành viên trong tổ gắn kết với nhau hơn, tổ tưởng của mỗi tổ nên tổ chức tiệc, đi du lịch, tham quan, giúp họ hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn, làm cho bầu không khí là việc thỏa mái hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong nền kinh tếthị trường mà khoa học công nghệngày càng phát triển, doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường phải biết cạnh tranh, biết vươn lên. Để làm được điều này các doanh nghiệp phải có những điều kiện nhất định, đặc biệt có một loại điều kiện mà các doanh nghiệp khó có thể bị sao chép và có sức mạnh cạnh tranh rất lớn đó là nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chính là yếu tố của sự thành công của doanh nghiệp, sẽ trở thành vũ khí cạnh tranh “bền nhất” cho doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp cần quan tâmđến đến người lao động đó chính làsử dụng công cụ đãi ngộ lao động là việc doanh nghiệp cần làm để thu hút và giữ chân nhân tài.

Qua thời gian thực tập tại Nhà máy May Dung Quất với đề tài “Đánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại nhà máy may Dung Quất” được nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu mức độ thỏa mãn của người lao động về những chính sách đãi ngộ nhân sựtại nhà máy. Đề tài đã khảo sát 200 phiếuở nhà máy may Dung Quất và thu về 192 phiếu hợp lệ, được xử lý trên phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự đánh giá của người lao động đối với các nhân tố “lương thưởng”, “phụcấp- trợ cấp”, “phúc lợi”, “cơ hội thăng thiến”, “môi trường làm việc”, phần lớn người lao động khá thỏa mãn với những chính sách đãi ngộnày. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy nhà máy cần phát huy hơn nữa 5 nhân tố đã được xác định, để nâng cao hơn nữa mức độ thỏa mãn của người lao động, từ đó tạo động lực làm việc cho người lao động, tin tưởng, trung thành và gắn bó lâu dài với nhà máy, góp phần nâng cao năng suất và phát triển nhà máy. Không những chú trọng đến công tác đãi ngộ tài chính như: tiền lương thưởng, phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, cơ hội thăng tiến mà còn chú trọng đến chính sách đãi ngộphi tàichính. Người lao động làm việc không những vì lợi ích kinh tế, mà bên cạnh đó là những họlàm việcđểthỏa mãn nhu cầu về tinh thần. Chính vì vậy, cần kết hợp chính sách đãi ngộ tài chính và phi tài chính để công tác đãi ngộthật sựhiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Dựa vào kết quảphân tích trên, nhìn chung nhà máy đã có những chính sách đãi ngộtích cực cho người lao động. Từ đó, đưa ra một sốgiải pháp có thểgiúp Nhà máy hoàn thiện hơn công tác đãi ngộ, giúp Nhà máy phát triển bền vững và mạnh mẽ hơn.

2. Kiến nghị

Kiến nghị đối với Nhà nước

Trước hết, Nhà nước cần đưa ra những chính sách, định hướng và những biện pháp hỗ trợ để thúc đẩy nền công nghiệp nói chung và ngành dệt may nói riêng phát triển trong tương lai.

Hoàn thiện các chính sách đãi ngộ nhân sự trong thời kỳ đổi mới phù hợp với thực tế. Đặc biệt,đưa ra những văn bản vềchế độ đãi ngộcụthể, rõ ràng và thống nhất dành cho người lao động, tránh tình trạng các văn bản chồng chéo lên nhau, gây khó khăn cho các doanh nghiệp thực thi chính sách.

Nhà nước cầnổn định cơchếchính sách về thuế, tiền lương, phụcấp, trợ cấp rõ ràng minh bạch để doanh nghiệp yên tâm kinh doanh, mà không phải lo nghỉ cách đối phó với những chính sách bị thay đổi liên tục.

Kiến nghị đối với công ty

-Đểthực hiện đúng những quy định, những chính sách đãi ngộnhân sựmới của nhà nước dành cho người lao động. Công ty thường xuyên cập nhật thông tin, các quy định, các văn bản pháp quy của Nhà nước về chế độ đãi ngộ tài chính: Quy định về tiền lương tối thiểu, chế độ bảo hiểm xã hội, y tế, phụ cấp, trợ cấp,… để đưa vào áp dụng cho nhà máy.

- Công ty nên bổ sung vốn lưu động cho nhà máy để nhà máy thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, từ đó thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ cho người lao động.

-Công ty thường xuyên tổng kết, đánh giá kết quảviệc thực hiện chế độ đãi ngộ nhân sựtại nhà máy, tìm ra những mặc hạn chếvà hoàn thiện hơn công tác đãi ngộ.

-Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộquản lý để giúp nhà máy thực hiện những chính sách đãi ngộtốt cho người lao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Kết hợp đãi ngộ tài chính và phi tài chính tạo ra động lực cho người lao động làm việc, phát huy tốt nhất năng lực của mình, từ đó nâng cao năng suất lao động.

Kiến nghị đối với Nhà máy

- Áp dụng những chính sách vềtiền lương, thưởng, trợ cấp, phụcấp, phúc lợi,…

mà công ty đãđưa ra

-Thường xuyên bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định về đãi ngộ tài chính cho đơn vị, phù hợp với quy định của Nhà nước và nhu cầu thực tế về đời sống sinh hoạt của cán bộcông nhân viên.

-Đểnâng cao chất lương công tác đãi ngộ tài chính, nhà máy cần có sự trao đổi thông tin cụthể, rõ ràng, minh bạch với người lao động, để người lao động có thểhiểu rõ hơnvềcông tácđãi ngộnhân sự liên quan đến lương thưởng, trợ cấp, phụcấp, phúc lợi mà họluôn thắc mắc.

-Để đảm bảo sựcông bằng trong công tác đánh giá chất lượng công việc và năng lực của người lao động, nhà máy cần xây dựng một đội ngũ cán bộ đánh giá một cách khách quan, sáng suốt và công tư phân minhtrong mọi trường hợp

- Tổchức các cuộc họp theo định kỳ như 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm để đánh giá chất lượng lao động, xét khen thưởng tuyên dương những cá nhân hoặc tập thểcó thành tích tốt góp phần tạo thêm động lực cho người lao động trong công việc.

Tùy vào năng lực của từng cá nhân Nhà máy có thể đưa ra các hình thứckhen thưởng khác nhau nhằm làm hài lòng người lao động và tạo cho họ cảm giác luôn nhận được sựquan tâm chú ý của Nhà máy.

Trường Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] T. Đ. Nguyễn and T. T. M. Nguyễn, Nghiên cứu khoa học trong Quản Trị Kinh Doanh, Hà Nội: Thống kê, 2009.

[2] T. H. Nguyễn , Quản TrịNhân Sự, Hà Nội, 2012.

[3] D. K. Trần, Quản TrịNguồn Nhân Sự, Hà Nội: Thống kê, 2006.

[4] D. T. Vũ and H. V. Hoàng, Quản TrịNhân Lực, Hà Nội: Thống Kê, 2008.

[5] T. Nguyễn , tiền lương - Tiền công, Hà Nội: Lao động - Xã hội, 2006.

[6] Q. Lê , Đãi NgộNhân Sự, Hà Nội: Đại Học Thương Mại, 2009.

[7] W. TOWERS, "Quản lý Nhân tài và Chế độ đãi ngộtoàn cầu 2014," 2014.

[8] M. T. P. Trần, "Hoàn thiện công tác đãi ngộnhân sự tại công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụvà xuất nhập khẩu Hải Phòng,"Đại Học Dân Lập, Hải Phòng, 2011.

[9] D. T. Nguyễn , "Phân tích đánh giá của lao động gián tiếp về đãi ngộtài chính của nhà máy Bia Dung Quất," Đại Học Kinh Tế, Huế, 2014.

[10] H. T. T. Trần , "Đánh giá chính sách đãi ngộnhân sựtại nhà máy sản xuất nhựa - bao bì của công ty TNHH Xuất nhập khẩu Châu Tấn," Đại Học Kinh Tế, Huế, 2015.

[11] T. Hoàng and N. N. M. Chu, Phân tích dữliệu với SPSS, Hà Nội: Thống kê, 2008.

[12] N. J. and B. , Psychometric Theory, New York: McGraw-Hil, 1994.

[13] Các website: http://luanvan.net.vn/default.aspx

Trường Đại học Kinh tế Huế

https://tailieu.vn/

http://lib.hce.edu.vn/

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA PHIẾU KHẢO SÁT

Kính chào quý anh (chị)!

Tôi là sinh viên Trường Đại học Kinh tế Huế. Hiện đang thực tập tại Nhà máy may Dung Quất và tiến hành nghiên cứu và phân tích đề tài “Đánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại Nhà máy may Dung Quất”. Ý kiến của quý anh (chị) sẽ là những đóng góp vô cùng quý giá đối với bài nghiên cứu của tôi. Toàn bộ thông tin thu được sẽ được bảo mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu. Rất mong nhận được sự giúp đỡcủa quý anh/chị. Tôi xin chân thành cảm ơn!

PHẦN 1: CÂU HỎI KHẢO SÁT

Câu 1: Xin anh/chị cho biết mức độ đồng ý của mình về các phát biểu sau đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô số mà anh/chị cho là phản ánh đúng nhất ý kiến của mình trong các câu hỏi, tương ứng theo mức độ:

(1)Hoàn toàn không đồng ý (2) Không đồng ý (3)Trung lập (4)Đồng ý (5) Hoàn toàn đồng ý

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Mức độ

LƯƠNG , THƯỞNG 1 2 3 4 5

Tiền lương Anh/chị nhận được phù hợp với năng lực

Tiền lương được trả đầy đủ và đúng thời hạn Mức tiền lương thỏa đáng với kết quả công việc Anh/chị thỏa mãn với mức tiền thưởng của nhà máy Hình thức trả lương hợp lý

PHỤ CẤP- TRỢ CẤP 1 2 3 4 5

Anh/chị nhận được các khỏan phủ cấp, trợ cấp theo quy định.

Anh/chị được đóng BHXH, BHYT đầy đủ Các khoản phụ cấp, trợ cấp được công khai Kinh phí công đoàn sửdụng hợp lý và công khai

Trường Đại học Kinh tế Huế