• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3:MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰHÀI LÒNG CỦA

trong khóa học bám sát với thực tế, giúp cho học viên dễ dàng tiếp thu, từ đó có thể nâng cao sựhài lòng của học viên.

3.2. Giải pháp đối với yếu tố “Đồng cảm”

Đồng cảm được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng thứ hai đến sự hài lòng của học viên, chính vì thếcần có những giải pháp để tăng sựhài lòng của học viên với yếu tố đồng cảm. Một sốgiải pháp được tác giả đưa ra nhằm gia tăng sự đồng cảm của học viênnhư sau:

- Công ty nênquan tâm đến tình hình học tập của học viên, công việc này nhằm giúp công ty kịp thời nắm bắt tình hình của lớp học và kịp thời đưa ra giải pháp nếu học viên chưa hài lòng.

- Với mỗi học viên đăng ký khóa học tại công ty, nhân viên cần tư vấn và định hướng khóa học phù hợp để họ dễ dàng nắm bắt và lựa chọn khóa học thích hợp với mình.

- Giảng viên cần thông cảm và hỗ trợ những nhu cầu của học viên, luôn bố trí lớp học bù cho học viên học yếu hoặc vắng buổi, bận công tác để học viên nắm bắt đúng tiến độbài giảng.

- Đặc biệt, công ty phải luôn ghi nhớ phương châm hoạt động của mình, tôn trọng, lắng nghe ý kiến phản hồi của học viên, vì với mỗi ý kiến phản hồi của họgiúp công ty nhận ra điểm mạnh và những điểm chưa tốt của mình để khắc phục, còn với học viên khi đưa ra những ý kiến phản hồi, mang lại cho học viên cảm giác được lắng nghe và thấu hiểu, từ đó nâng cao hơn sựhài lòng của học viên.

3.3. Giải pháp đối với yếu tố “Sựtin cậy”

Sựtin cậyđược xem là yếu tốquan trọng ảnh hưởng thứ ba đến sựhài lòng của học viên, theo đó cần có những giải pháp nhằm nâng cao sựtin cậy từ đó làm gia tăng sựhài lòng của học viên. Nâng cao sựtin cậy của công ty, làm cho học viên tin tưởng và an tâm hơn khi tham gia các khóa học tại công ty. Sự tin cậy đóng vai trò quan trọng tác động đến sựhài lòng và niềm tin của học viên trong việc tham gia các khóa học, khi mức độ tin cậy quá thấp sẽ tác động không tốt đến sự hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại công ty. Học viên có thểkhông tiếp tục tham gia

Trường Đại học Kinh tế Huế

một khóa học nào khác tại công ty và chuyển sang học tập tại một công ty, một trung tâm đào tạo vềDigital Marketing khác, mà họcảm thấy tin cậy hơn. Chính vì vậy, tác giả đưa ramột giải pháp nhằm nâng cao sựtin cậy của học viênnhư sau:

- Công ty nên cải thiện đội ngũ giảng viên, nhằm nâng cao chuẩn kiến thức, kinh nghiệm và truyền đạt những nội dung chuyên sâu, từ đó bắt kịp với xu thế phát triển. Với một đội ngũ giảng viên có kiến thức chuyên mô cao sẽ làm gia tăng khả năng cạnh tranh của công ty, tạo nên giá trị cốt lõi, giúp khách hàng lựa chọn khóa học tại công ty, thay vìđối thủcạnh tranh.

- Ngoài ra công ty nên có một quy định chung đối với giảng viên một cách chặt chẽ: Giảng viên và nhân viên cần tuân thủ những quy định về thời gian, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của công ty, giảng viên cầnđến lớp đúng giờvà không có trình trang hủy ngang lớp, làm mất uy tín của công ty.

- Đối với việc lưu trữ thông tin của học viên cần được diễn ra chính xác, khi tiến hành làm chứng chỉ hoàn thành khóa học và cần lưu trữ thông tin an toàn, tránh rủi ro.

Khi công ty đảm bảo được những yếu tốtrên thì mỗi học viên khi tham gia lớp sẽcảm thấy yên tâm từ đó gia tăng sựtin cậy của học viên và gián tiếp làm tăng sựhài lòng.

3.4. Giải pháp đối với yếu tố “Phương tiện hữu hình”

Phương tiện hữu hình là yếu tố quan trọng thứ tư tác động đến sự hài lòng của học viên, chính vì thế tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy nhằm mang lại cho người học một dịch vụ đào tạo tốt hơn nữa từ đó gia tăng sựhài lòng của học viên với yếu tố phương tiện hữu hìnhnhư sau:

- Công ty cần trang bị phòng học với đầy đủ trang thiết bị dạy và học, thường xuyên kiểm tra trang thiết bị phòng học để đảm bảo các thiết bị luôn trong tình trạng hoạt động tốt trước giờ vào lớp, điều đó thể hiện sự quan tâm của công ty trong việc đáp ứng tốt cơ sởvật chất.

- Thường xuyên cập nhật mới tài liệu giảng dạy, công ty cần phải cung cấp tài liệu cho học viên đầy đủ, đểhọc viên có thểdễdàng nắm bắt bài giảng khi đến lớp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Bên cạnh đó, nhân viên và giảng viên phải luôn có tác phong chuyên nghiệp, trang phục phải nhã nhặn và lịch sự.

3.5. Giải pháp đối với yếu tố “Khả năng đápứng”

Khả năng đáp ứng là nhân tố quan trọng thứ năm tác động đến sự hài lòng của học viên, để nâng cao hơn sựhài lòng cần gia tăng yếu tốkhả năng đáp ứng. Khả năng đáp ứng thể hiện sự nhanh chóng, kịp thời thực hiện dịch vụ và giải quyết các sự cố phát sinh. Để có được những điều trên, công ty nên đào tạo một đội ngũ nhân viên tốt để giao tiếp với khách hàng một cách chuyên nghiệp, bởi vì họ là một trong những nguồn nhân lực thúc đẩy sự gia tăng doanh thu của công ty. Trong cơ chế thị trường thì phong cách phục vụ khách hàng là yếu tố quan trọng. Vì vậy, đội ngũ nhân viên này cần được huấn luyện thông qua các khóa học về giao tiếp, marketing nhằm gia tăng sựhài lòng khi học sửdụng dịch vụtại công ty.

- Nhân viên phải luôn sẵn sàng giải quyết những vấn đề của học viên và phải luôn cốgắng đáp ứng những nhu cầu chính đáng của học viên,hơn nữa khi tư vấn, giải quyết vấn đề luôn phải có thái độ nhã nhặn, ôn hòa và mềm mỏng với học viên, chính sự kịp thời và nhanh chóng đó, sẽlàm nâng cao khả năng đáp ứng của công ty, từ đó làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng hơn.

- Công ty luôn phải thông báo chính xác ngày khai giảng khóa học cho học viên, bộ phận đào tạo và tư vấn phải phối hợp chặt chẽ hơn công tác khai giảng lớp mới. Đào tạo bắt buộc phải chuẩn bịgiáo viên và thông báo chính thức cho bộphận tư vấn ngày khai giảng trước 1 tuần để tư vấn kịp thời thông báo cho học viên. Tránh hạn chế ở mức tối đa báo gấp ngày khai giảng hoặc hoãn khai giảng, thất hứa với học viên làm mất uy tín và sựchuyên nghiệp của công ty.

- Nhân viên tư vấn cần được đào tạo đểnắm rõ vềthông tin khóa học, mức giá của từng khóa học và hỗtrợgiải quyết những thắc mắc, hỏi đáp của học viên đúng lúc.

Đảm bảo tiếp nhận hồ sơ đăng ký khóa học qua điện thoại nhanh chóng, cũng như trong việc tư vấn các khóa học với học viên mới cần hỗtrợ qua điện thoại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ