• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG E-LEARNING

1.3 Mô hình tham khảo và đề xuất:

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Dựa trên những nghiên cứu liên quan đến khả năng chấp nhận E-learning trong đào tạo được tìm hiểu nghiên cứu để làm nền tảng cơ sở cho đề tài nghiên cứu cũng như khắc phục được các vấn đề chưa được các tác giả làm rõ trong quá trình nghiên cứu

- Theo đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Lê Ngọc Quỳnh Anh (2015): “Giải pháp thúc đẩy ứng dụng e-learning trong công tác giảng dạy và học tập tại trường Đại học Kinh Tế Huế” với kết quả nghiên cứu mô hình chấp nhận ELAM các yếu tố ảnh hưởng đến việc xem xét thái độ hướng đến chấp nhận sử dụng E-learning trong tương lai của giảng viên và sinh viên gồm các yếu tố, đó là: (1) Kỳ vọng thực hiện (PE), (2) Kỳ vọng nỗ lực (EE) và (3) Ảnh hưởng xã hội (SI). Kết quả thì chưa sẵn sàng có thể ứng dụng được trong việc giảng dạy và học tập ở trường Đại học Kinh Tế Huế, nên tác giả đề xuất tiếp tục hoàn thiện từ CSVC và Hạ tầng CNTT cần phát triển hơn, cả nội dung bài học sẽ thiết kế để đưa lên Website. Mặc dù website đã có nhưng đa phần sinh viên không biết đến nên việc ứng dụng hệ thống E-learning cũng gặp khó khăn. Nhận thấy những nhân tố trên của tác giả là phù hợp với đề tài của mình. Tác giả cũng tham khảo và sử dụng những nhân tố nhỏ bên trong nhân tố lớn ấy. Bên cạnh tham khảo các mô hình nghiên cứu liên quan thêm, trong quá trình thực tập tại đơn vị, tác giả đã tiếp thu chọn lọc ý kiến của các anh chị và chuyên gia trong Học viện đào tạo quốc tế ANI. Dựa trên các mô hình của các tác giả trên, dựa vào thực tế tình hình tại Học viên và dựa vào đề tài nghiên cứu, nên tôi đề xuất mô hình sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Đặng Văn Sáng 34 NHẬN THỨC

HỮU ÍCH

NHẬN THỨC DỄ SỬ DỤNG

CHUẨN CHỦ QUAN

NHẬN THỨC KIỂM SOÁT

HÀNH VI

NIỀM TIN

KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN H1

H2

H3

H4

H5

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sơ đồ 1.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả) Dựa trên kết quả thu được, mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Sắp xếp theo thứ tự giảm dần theo mức độ quan trọng. Để nghiên cứu khả năng tiếp cận hệ thống E-learning trong giảng dạy tại Học viện đào tạo quốc tế ANI.

Các giả thuyết:

- Ảnh hưởng của nhận thức sự hữu ích: Nhận thức hữu ích được định nghĩa là “Mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống sẽ nâng cao hiệu suất công việc của mình” (Davis, 1989, tr 320).

Giả thuyết H1: Nhận thức hữu ích có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp nhận hệ thống E-learning

- Ảnh hưởng của nhận thức dễ sử dụng: Nhận thức dễ sử dụng là “Mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống cụ thể sẽ không tốn nhiều công sức” (Davis, 1989, tr.320). Hệ thống công nghệ đổi mới được coi là dễ sử dụng hơn và ít phức tạp hơn sẽ có nhiều khả năng được chấp nhận và được sử dụng bởi người sử dụng tiềm năng (Davis và cộng sự, 1989).

Giả thuyết H2: Nhận thức dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp nhận hệ thống E-learning trong hoạt động giảng dạy

- Ảnh hưởng của chuẩn chủ quan: Chuẩn mực chủ quan có thể được mô tả là “Nhận thức của cá nhân về các áp lực của xã hội đến việc thực hiện hay không thực hiện một hành vi”

(Ajzen, 1991, tr.188).

Giả thuyết H3: Ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp nhận hệ thống e-learning của giáo viên và học viên

- Ảnh hưởng của nhận thức kiểm soát hành vi: Nhận thức kiểm soát hành vi được định nghĩa là cảm nhận của cá nhân về việc dễ hay khó khi thực hiện hành vi (Ajzen,

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Đặng Văn Sáng 36 1991,tr.188). Nhận thức kiểm soát hành vi biểu thị mức độ kiểm soát việc thực hiện hành vi chứ không phải là kết quả của hành vi (Ajzen, 2002). Trong việc ứng dụng hệ thống e-learning, nhận thức kiểm soát hành vi mô tả cảm nhận của giáo viên và học viên về sự sẵn có các nguồn lực cần thiết, kiến thức và cơ hội để thực hiện việc sử dụng e-learning

Giả thuyết H4: Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp nhận hệ thống E-learning

- Ảnh hưởng của niềm tin: Niềm tin được định nghĩa như là một hàm của mức độ rủi ro liên quan đến mục tiêu và kết quả của niềm tin là làm giảm bớt nhận thức rủi ro, dẫn đến quyết định tích cực đối với ứng dụng hệ thống e-learning (Yousafzai và cộng sự., 2003).

Do đó có thể kết luận rằng niềm tin là quan trọng để giáo viên và học viên sử dụng hệ thống e-learning. Nếu hệ thống mà người dùng không có niềm tin, nó sẽ là vô cùng khó khăn cho việc phát triển và mở rộng E-learning. Do đó, giả thuyết được đề xuất:

Giả thuyết H5: Niềm tin có tác động tích cực khả năng tiếp nhận hệ thống E-learning - Khả năng tiếp nhận: đề cập đến khả năng tiếp nhận của cá nhân liên quan đến việc sử dụng hệ thống E-learning trong các khóa học tiếng Anh tiếp theo tại Học viện đào tạo quốc tế ANI