• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.3. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu là một thiết kế chi tiết định hình cụ thể các phương pháp thu thập thông tin, công cụ xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được mà luận án nghiên cứu lựa chọn để kiểm chứng các giả thuyết đưa ra. Thiết kế luận án nghiên cứu của tác giả bao gồm các nội dung chủ yếu sau: (1) Chọn mẫu nghiên cứu khảo sát; (2) Thu thập dữ liệu; (3) Phân tích dữ liệu.

2.2.3.1. Chọn mẫu nghiên cứu khảo sát

Để thu thập dữ liệu nghiên cứu mang tính đại diện, tác giả luận án thực hiện nghiên cứu đối với các chuyên viên thẩm định. Sở dĩ tác giả lựa chọn đối tượng này vì đây là những người trực tiếp thực hiện hoạt động thẩm định nên nội dung, quy trình, phương pháp, cách thức tổ chức đều phải nắm rõ; đồng thời trong quá trình thực hiện công việc cũng như tiếp xúc với khách hàng DNNVV mà mình phụ trách, họ sẽ nhận thấy được những vấn đề của từng nhóm yếu tố trên. Do đó, khảo sát nhóm đối tượng này sẽ cho những thông tin có ý nghĩa phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án, đó là nhằm tìm hiểu thực trạng về tổ chức quản trị; công cụ và kỹ thuật quản trị; nội dung thẩm định NLTC DNNVV.

Do số lượng chuyên viên thẩm định khá lớn nên tác giả luận án áp dụng phương pháp chọn mẫu. Các chuyên viên được chọn phục vụ cho nghiên cứu của luận án được thực hiện trên cơ sở các yêu cầu: (1) các chuyên viên gồm cả nam và nữ, quá trình chọn mẫu phải thực hiện theo nguyên tắc ngẫu nhiên; (2) số lượng mẫu được chọn phải đảm bảo độ tin cậy. Với số lượng các câu hỏi đưa ra, để đảm

Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát: với số lượng câu hỏi là 21 câu thì cỡ mẫu khảo sát tối thiểu là 5*21 = 105 phiếu.

Căn cứ vào yêu cầu trên, tác giả luận án đã chọn ngẫu nhiên ra 150 chuyên viên thẩm định để tiến hành thu thập dữ liệu. Kết quả thu về là 119 phiếu, đạt 79,33% số khảo sát.

2.2.3.2. Thu thập dữ liệu

Để tiến hành thu thập dữ liệu cho nghiên cứu, tác giả luận án đã tiến hành xác định nguồn dữ liệu thu thập, cách thức tiến hành thu thập, phạm vi thu thập và công cụ thu thập dữ liệu:

- Nguồn dữ liệu thu thập:

Thu thập thông tin, dữ liệu là một trong những bước cơ bản, quan trọng trong việc nghiên cứu luận án. Dữ liệu thu thập được là cơ sở quan trọng trong việc phân tích, đánh giá hiện trạng cần nghiên cứu, dữ liệu được thu thập bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp:

+ Dữ liệu sơ cấp: Là những dữ liệu do tác giả luận án tự thu thập, chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ các đối tượng khảo sát thuộc tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra. Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu nhưng do việc thu thập rất khó khăn, tốn kém nên để khắc phục nhược điểm này, tác giả luận án không tiến hành điều tra hết tổng thể mà chỉ điều tra trên cơ sở chọn mẫu. Nguồn dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập thông qua khảo sát trực tiếp bằng phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi. Tác giả luận án đã tiến hành thiết kế bảng câu hỏi điều tra để thu thập thông tin từ nhóm đối tượng là chuyên viên thẩm định tại các chi nhánh (như trên đã trình bày).

+ Dữ liệu thứ cấp: Là những dữ liệu đã được xử lý bởi các ngân hàng khi tiến hành hoạt động thẩm định NLTC DNNVV. Các dữ liệu này được tác giả thu thập trực tiếp từ các báo cáo tổng kết tín dụng, báo cáo tài chính đã được công bố tại phòng kế toán, phòng tín dụng doanh nghiệp, cá nhân của các chi nhánh hoặc thông qua báo cáo nội bộ của Hội sở MB hoặc trên các phương tiện truyền thông, ấn phẩm... Nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ là minh chứng quan trọng và cần thiết vì nó phản ánh một cách trung thực và đầy đủ thực trạng hoạt động tín dụng nói chung, hoạt

động thẩm định NLTC DNNVV nói riêng và công bố thông tin về tình hình cho vay khách hàng DNNVV của MB.

- Về cách thức tiến hành thu thập dữ liệu:

Tác giả luận án tiến hành thu thập dữ liệu thông qua hai công cụ chính là: (1) trực tiếp gửi bảng câu hỏi và (2) gửi bảng câu hỏi qua ứng dụng serveymonkey. So với cách gửi trực tiếp thì việc sử dụng công cụ ứng dụng của serveymonkey giúp cho việc thu thập dữ liệu được thực hiện tự động và thông tin trả lời không bị bỏ trống. Tuy nhiên, cách thức này không mang lại nhiều hiệu quả trong nghiên cứu của tác giả luận án vì tính chuyên sâu của câu hỏi khảo sát và đôi khi người trả lời câu hỏi có xu hướng trả lời theo cảm tính hoặc trả lời cho có, dẫn đến kết quả khảo sát nhận được không đảm bảo tính trung thực. Do vậy, phần lớn phiếu khảo sát, đặc biệt với đối tượng khảo sát là các chuyên viên thẩm định tại các chi nhánh có lịch sử phát triển lâu dài của MB, chủ yếu được tác giả luận án thực hiện theo phương thức gọi điện thoại xin gặp trực tiếp và tiến hành gửi phiếu điều tra đồng thời kết hợp phỏng vấn về các nội dung liên quan đến tổ chức phân tích, công cụ và kỹ thuật phân tích, nội dung phân tích, mức độ sử dụng của các chỉ tiêu thẩm định NLTC DNNVV.

Việc gặp trực tiếp để phỏng vấn đã tạo điều kiện cho tác giả luận án có thể giải đáp các thắc mắc về ý nghĩa, cách tính toán các chỉ tiêu phân tích được khảo sát để người được phỏng vấn thuận lợi trong việc đưa ra các câu trả lời phù hợp nhất.

Ngoài ra tác giả luận án cũng xin gặp trực tiếp để phỏng vấn các chuyên gia, các nhà khoa học có am hiểu về lĩnh vực tài chính, ngân hàng nói chung và thẩm định NLTC nói riêng để phỏng vấn chuyên sâu, mục đích phác thảo sơ bộ bảng câu hỏi.

- Về phạm vi khảo sát thu thập dữ liệu:

Tác giả luận án tiến hành tập trung khảo sát các đối tượng nghiên cứu theo mẫu được chọn nêu trên trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2016.

- Về công cụ thu thập dữ liệu:

Tác giả luận án sử dụng công cụ thu thập dữ liệu chính là bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn. Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi nháp

Tác giả luận án đã tiến hành thu thập các quy định về thẩm định NLTC DNNVV và thực tế thẩm định NLTC DNNVV tại MB. Sau khi thu thập, tác giả luận án đã tiến hành tổng hợp và xem xét các vấn đề liên quan đến tổ chức phân tích, công cụ và kỹ thuật phân tích, nội dung thẩm định NLTC DNNVV mà MB đang sử dụng với cơ sở lý thuyết về thẩm định NLTC DNNVV. Trên cơ sở lý thuyết và thực tế thu thập sơ bộ, tác giả đã tiến hành phác thảo bảng câu hỏi điều tra gồm 4 phần:

Phần 1: Thông tin về người trả lời câu hỏi;

Phần 2: Thông tin chung về đơn vị;

Phần 3: Khảo sát về hoạt động thẩm định NLTC DNNVV trong đơn vị;

Phần 4: Những ý kiến đóng góp cho hoạt động thẩm định NLTC DNNVV theo từng nhóm yếu tố.

+ Giai đoạn 2: Tham vấn ý kiến của chuyên gia

Tác giả luận án đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo chi nhánh MB và các giảng viên đang công tác tại trường đại học có am hiểu chuyên sâu về thẩm định, nhằm mục đích hoàn thiện bảng câu hỏi điều tra nội bộ ngân hàng Quân đội trên các khía cạnh: quy trình thẩm định, công cụ và kỹ thuật thẩm định, nội dung thẩm định, các tiêu chí thẩm định.

+ Giai đoạn 3: Thiết kế bảng câu hỏi chính thức

Trên cơ sở kết quả phỏng vấn ở giai đoạn 2, tác giả tiến hành tổng hợp và đưa ra bảng câu hỏi hoàn chỉnh cuối cùng để gửi đến các chi nhánh MB và 150 CVTĐ để khảo sát. Nội dung phiếu khảo sát ngân hàng được xây dựng chủ yếu dựa trên câu hỏi nghiên cứu tổng quát, kết hợp với ý kiến tư vấn của các chuyên gia nhằm phục vụ cho mục đích điều tra và thu thập dữ liệu.

• Đối với phiếu khảo sát được thiết kế gồm 4 phần:

- Phần 1: Thông tin về người trả lời câu hỏi: Phần này, tác giả luận án thu thập các thông tin về người trả lời câu hỏi bao gồm thông tin về vị trí hiện tại và thời gian công tác để qua đó tác giả luận án đánh giá mức độ am hiểu công tác thẩm định NLTC DNNVV trong đơn vị.

- Phần 2: Thông tin chung về ngân hàng: Gồm 5 câu hỏi liên quan đến thông tin chung về chi nhánh như tên chi nhánh, địa chỉ của chi nhánh, thời gian

thành lập, số lượng phòng giao dịch, kết quả cho vay DNNVV (về số lượng doanh nghiệp, dư nợ cho vay,...). Những thông tin này nhằm đánh giá về đặc điểm hoạt động của các chi nhánh của MB.

- Phần 3: Khảo sát về công tác thẩm định NLTC DNNVV trong đơn vị.

Phần này nhằm mục đích thu thập các thông tin về công tác thẩm định NLTC DNNVV tại ngân hàng như: quy trình thẩm định, thời gian tiến hành thẩm định, nguồn thông tin phục vụ thẩm định, thông tin phân tích cung cấp cho ai, công cụ và kỹ thuật thẩm định... để đánh giá về thực trạng thẩm định NLTC DNNVV tại MB.

Để phục vụ cho phần này, tác giả sử dụng thang đo Likert từ 1 đến 5 điểm, trong đó điểm 1 là điểm số thấp nhất thể hiện mức độ rất không đồng ý yếu tố đưa ra; điểm 5 là điểm số cao nhất thể hiện mức độ rất đồng ý với yếu tố đưa ra.

Người được điều tra sẽ cho biết ý kiến của mình về các yếu tố đó bằng cách cho số điểm mà họ cho là thích hợp. Bằng cách này sẽ giúp lượng hóa được ý kiến của người điều tra và phục vụ trong phân tích thống kê sau này.

- Phần 4: Những ý kiến đóng góp của các CVTĐ cho hoạt động thẩm định NLTC DNNVV theo từng nhóm yếu tố đã khảo sát ở phần 3. Phần này tác giả luận án tiến hành thu thập dữ liệu nhằm mục đích tổng hợp những ý kiến, đề xuất của các CVTĐ về từng yếu tố đã xác định, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cơ bản để hoàn thiện thẩm định NLTC DNNVV, góp phần nâng cao chất lượng thông tin cung cấp cho nhà quản lý ngân hàng. Tuy nhiên, các thông tin thu thập được ở phần này không nhiều nên tác giả không sử dụng để phân tích thực trạng.

Kết quả khảo sát các CVTĐ của ngân hàng được tác giả tổng hợp và sử dụng trong Chương 3, nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng thẩm định NLTC DNNVV tại MB và làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp Thẩm định NLTC DNNVV tại MB.

2.2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Dữ liệu được tác gia sử dụng trong luận án bao gồm cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp:

- Đối với dữ liệu sơ cấp: Để phân tích dữ liệu, luận án đã sử dụng các phương pháp chuyên gia, phân tích thống kê:

+ Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng trong trường hợp phân tích định

các thang đo và bảng câu hỏi khảo sát. Khi có kết quả phân tích định lượng, thảo luận với các chuyên gia về các kết quả tìm kiếm.

+ Phương pháp phân tích thống kê: Được sử dụng để mô tả đặc điểm của đối tượng khảo sát, xu hướng quan hệ của các biến và phân tích hiện trạng của vấn đề nghiên cứu, nhằm cung cấp bức tranh rõ ràng về thực trạng thẩm định NLTC DNNVV tại MB

Sau khi thu thập đầy đủ số liệu, tác giả chuyển vào phần mềm SPSS. Kết quả phân tích thống kê được tác giả thể hiện chi tiết qua các bảng phân tích mô tả trong Chương 3 của luận án.

Phương pháp phân tích

Nghiên cứu áp dụng các phương pháp:

- Phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy luận.

Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết [Nguồn: Huysamen, 1990]. Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm các chỉ tiêu phân tích như: tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.

Tác giả lựa chọn phần mềm SPSS 22.0 để tiến hành các phân tích dữ liệu khảo sát nêu trên dựa vào các tính năng ưu việt đó là: Rất thuận tiện cho việc phân tích định tính, định lượng về thống kê mô tả dưới dạng câu hỏi định tính (dữ liệu bảng điều tra), so sánh sự khác biệt giá trị bình quân giữa các nhóm đối tượng, phân tích độ tin cậy của bảng câu hỏi, phân tích nhân tố khám phá... Thêm vào đó, phần mềm này có khả năng phân tích với kích thước mẫu rất lớn, cơ chế nhập số liệu và mã hóa số liệu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và tương thích với các phần mềm khác như Excel. Ngoài ra, phần mềm này cho kết quả về bảng, biểu trực quan, đẹp phù hợp với thể thức khoa học. Việc in kết quả bằng tiếng Việt rất thuận tiện khi sử dụng phần mềm SPSS 23.0 trong việc trình bày kết quả nghiên cứu.

- Đối với dữ liệu thứ cấp: Bên cạnh các thông tin do các chi nhánh MB cung cấp, phần còn lại được tác giả luận án thu thập trực tiếp từ các thông tin trong báo cáo lãi suất, báo cáo tổng kết hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng của NHNN hoặc thông qua báo cáo thường niên của MB. Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng trực tiếp hoặc không trực tiếp để minh họa trong luận án được tác giả thể hiện qua các bảng ghi chép. Kết quả thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp được tác giả luận

án sử dụng chủ yếu trong Chương 3 khi đề cập đến thực trạng Thẩm định NLTC DNNVV tại MB.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã trình bày chi tiết các nội dung liên quan đến phương pháp nghiên cứu mà luận án lựa chọn, bao gồm: phương pháp thu thập thông tin, công cụ xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được. Để tiếp cận đề tài nghiên cứu, giải quyết được câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Việc kết hợp sử dụng cả 2 phương pháp định lượng và định tính sẽ làm tăng độ tin cậy của các phân tích và đánh giá vì có được các minh chứng từ nhiều nguồn, tạo cách nhìn đa chiều của một vấn đề. Mặt khác, việc sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp này trong nghiên cứu sẽ làm cho kết quả nghiên cứu đáp ứng tốt hơn mục tiêu của đề tài, giải đáp được câu hỏi nghiên cứu một cách đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm cho kết quả nghiên cứu vừa có tính khái quát nhờ phương pháp định lượng, vừa có tính cụ thể nhờ phương pháp định tính với các trường hợp nghiên cứu điển hình. Nhờ vậy, các kết luận mà đề tài đưa ra sẽ bảo đảm cơ sở khoa học cũng như bám sát tình hình thực tế tại MB và mang tính khả thi cao hơn.