• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH

4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH DOANH

4.2.4. Hoàn thiện tổ chức công tác thẩm định

Việc tăng cường công tác phân tích, đánh giá doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp tới sự thành công của kết quả thẩm định NLTC doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng. Do vậy, MB cần sớm có giải pháp khắc phục những tồn tại trong khâu thực hiện của công tác này để tạo thuận lợi cho công việc của CVTĐ, từ đó nâng cao chất lượng thẩm định NLTC doanh nghiệp.

Thứ nhất, cchuyên môn hóa quản lý doanh nghiệp theo ngành, theo lĩnh vực kinh doanh, theo thời hạn khoản vay và theo các khâu của quy trình tín dụng

Việc CVTĐ đang phải thực hiện toàn bộ các giai đoạn của quá trình thẩm định KH chỉ trừ thẩm định TSĐB tại các chi nhánh rất bất lợi đối với MB bởi hiện nay

các DNNVV chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục cho vay của ngân hàng, các doanh nghiệp này lại hoạt động đa dạng về ngành nghề và lĩnh vực với những thuận lợi, khó khăn riêng và mức độ chính xác, phức tạp của các BCTC khác nhau. Một CVTĐ dù có năng lực tốt cũng không thể hiểu sâu sắc tất cả các lĩnh vực. Do đó, để công tác thẩm định đạt hiệu quả cao, phải phân công cán bọ theo hướng chuyên môn hóa.

Phân công CVTĐ theo ngành, lĩnh vực hoạt động

Trước tiên, để thực hiện giải pháp này thì MB cần thống kê lại tất cả loại hình doanh nghiệp mà MB có quan hệ tín dụng. Sau đó, tiến hành phân loại theo ngành nghề như: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Trong các ngành lớn này lại phân thành các nhóm ngành kinh doanh nhỏ hơn như may mặc, giày da, giao thông vận tải, xây dựng… Đối với từng loại hoặc nhóm DNNVV, MB sẽ phân công một nhóm CVTĐ trực tiếp quản lý tùy theo quy mô của doanh nghiệp. Nếu thực hiện phân công theo mô hình này, CVTĐ sẽ am hiểu tình hình hoạt động kinh doanh cũng như xu thế phát triển của loại hình doanh nghiệp mà mình phụ trách, biết rõ hơn các quy định, chính sách, ưu tiên của Nhà nước và địa phương đối với ngành đó. Điều này không những thuận lợi cho CVTĐ trong quá trình thẩm định doanh nghiệp, nâng cao chất lượng phân tích, đánh giá doanh nghiệp mà còn tạo thuận lợi cho cán bộ quản lý trong việc quản lý tình trạng từng khoản vay.

Phân công CVTĐ theo thời hạn từng khoản vay

Việc phân công theo thời hạn từng khoản vay là rất cần thiết bởi các khoản vay ngắn, trung và dài hạn có mức độ phức tạp khác nhau. Khoản vay dài hạn thường nhằm để thực hiện các dự án đầu tư có thời gian rất dài, có khi đến hàng chục năm, nên mức độ phức tạp rủi ro tiềm tàng là rất lớn. Điều này đòi hỏi các CVTĐ phải có kinh nghiệm lâu năm, với khả năng nhạy bén tốt để có thể lường trước những biến động bất thường có thể gây bất lợi cho dự án trong quá trình thực hiện, từ đó giảm thiểu rủi ro cho MB. Vì vậy, MB cần thực hiện phân công những cán bộ giỏi, giàu kinh nghiệm quản lý các khoản vay trung và dài hạn, còn các cán bộ trẻ, trình độ chuyên môn chưa thật sự vững vàng đảm nhiệm khoản vay ngắn hạn thực hiện phương án kinh doanh hay tín dụng trả góp. Với giải pháp này, MB sẽ tận

dụng tối đa chất xám của CVTĐ, đồng thời giúp các CVTĐ trẻ từng bước nâng cao khả năng cũng như kinh nghiệm của mình.

Chuyên môn hóa CVTĐ theo từng khâu trong quy trình tín dụng của ngân hàng MB có thể thực hiện chuyên môn hóa phân công CVTĐ phụ trách từng khâu trong quy trình cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Cụ thể, mỗi CVTĐ sẽ phụ trách từng nội dung như marketing, tiếp xúc doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn; thẩm định doanh nghiệp về mọi mặt; kiểm tra xử lý sau khi vay;

quản lý hồ sơ tín dụng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, MB cũng phân công CVTĐ phụ trách theo từng mảng chuyên môn riêng như chuyên viên pháp lý chuyên thẩm định các nội dung trong hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên thẩm định phương án dự án.

Ưu điểm của phương pháp này là tính chuyên môn hóa cao, khả năng phân tích từng nội dung và từng khâu sẽ sâu sắc hoen, các CVTĐ có thể giám sát lẫn nhau, giảm thiểu nguy cơ rủi ro đạo đức. Bên cạnh đó, mô hình này đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ, thống nhất giữa các CVTĐ, các phòng ban để đảm bảo công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp được diễn ra chặt chẽ và kịp thời.

Tuy nhiên, một nhược điểm của mô hình này là việc chuyên môn hóa theo từng nội dung như vậy sẽ dẫn đến CVTĐ bị thiên lệch về công việc mà mình phụ trách, chỉ biết sâu sắc công việc họ đảm nhận mà không có sự hiểu biết các nghiệp vụ còn lại. Song MB có thể giải quyết vấn đề này bằng cách sau một thời gian sẽ hoán đổi giữa các CVTĐ về nhóm, lĩnh vực cũng như nội dung họ phụ trách. Như vậy trong suốt quá trình công tác, CVTĐ sẽ có điều kiện tìm hiểu nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như nhiều nội dung công việc với khối lượng công việc hợp lý, trau dồi kiến thức nghiệp vụ cũng như nhiều kinh nghiệm để giải quyết công việc ở bất cứ vị trí hay lĩnh vực nào.

Tóm lại, nhằm giảm bớt khối lượng công việc cho CVTĐ cũng như nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá DNNVV, MB nên lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để triển khai.

Nâng cao khả năng quản lý, giám sát chặt chẽ công tác phân tích, đánh giá, xếp hạng DNNVV vay vốn tại MB

Những tồn tại trong phân tích, đánh giá KH một phần là do cơ chế quản lý giám sát của ngân hàng trong công tác này còn nhiều hạn chế. Tại một số chi nhánh của MB hiện nay chưa có phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động kinh doanh cũng như công tác thẩm định doanh nghiệp của chi nhánh. Công việc này chỉ do trưởng, phó phòng ban chi nhánh đảm nhiệm. Tuy nhiên, do số lượng này còn mỏng trong khi hoạt động tín dụng ngày càng mở rộng đòi hỏi công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động đánh giá KH doanh nghiệp ngày càng cao. Để khắc phục tình trạng này, MB nên thành lập ở các chi nhánh một bộ phận chuyên kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh nói chung và công tác phân tích, đánh giá, thẩm định KH trong hoạt động tín dụng nói riêng.

Định kỳ bộ phận kiểm tra yêu cầu CVTĐ cung cấp những thông tin mới về KH, khoản vay, đồng thời kiểm tra hồ sơ tín dụng và các điều khoản liên quan. Qua đó, bộ phận kiểm tra sẽ đánh giá được việc tuân thủ quy trình tín dụng, chính sách tín dụng, cơ cấu cho vay, tình trạng dư nợ có phù hợp với mục đích phát triển mà ngân hàng đề ra hay không. Nếu phát hiện ra sai sót trong quá trình hoạt động như cho vay quá hạn mức, tài sản đảm bảo không đạt yêu cầu cần trình cấp trên để đưa ra hướng giải quyết kịp thời.

Đồng thời tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên trên toàn bộ các chi nhánh, phòng giao dịch và các đơn vị khác trong hệ thống MB để đảm bảo tính hiệu quả và thống nhất.

Ngoài ra, hàng năm tại các chi nhánh của MB nên tổ chức các buổi tổng kết việc thực hiện công tác phân tích, thẩm định NLTC doanh nghiệp. Từ những buổi tổng kết này, MB sẽ thấy được những thành tựu, chỉ ra những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện, từ đó rút ra những kinh nghiệm, có biện pháp tiếp tục phát huy những điểm mạnh, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. Dựa trên cơ sở đó, MB sẽ xây dựng và hoàn thiện chương trình hoạt động, đề ra các mục tiêu cần hoàn thành trong năm tới cũng như những định hướng lớn cho công tác thẩm định KH trong tương lai.