• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH

4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH DOANH

4.2.2. Hoàn thiện nội dung thẩm định

Hiện nay, để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung, ngân hàng đã tập trung vào phân tích các nội dung cơ bản gồm: đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và phân tích nhóm các tiêu chí tài chính. Mặc dù nội dung đánh giá tương đối đầy đủ, nhưng để phân tích và đánh giá một cách rõ nét hơn về tình hình tài chính của DNNVV, việc phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ là không thể bỏ qua.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp các thông tin về luồng tiền thu và chi của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Thông quá báo cáo lưu chuyển tiền tệ, CVTĐ sẽ tiến hành phân tích được dòng tiền của doanh nghiệp.

Mục đích của việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp là giúp ngân hàng đánh giá sự bền vững của dòng tiền doanh nghiệp trong quá khứ, khả năng tạo tiền và sự phù hợp của dòng tiền với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

CVTĐ cần đánh giá nguồn thu tiền và nguồn chi tiền chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính. Các nguồn tiền chính của doanh nghiệp có thể thay đổi theo giai đoạn tăng trưởng của nó. Nguồn tiền chính từ hoạt động kinh doanh nếu doanh nghiệp đang ở giai đoạn tăng trưởng. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh nếu âm, doanh nghiệp cần đi vay hoặc phát hành cổ phiếu để tài trợ phần thiếu hụt. Nếu doanh nghiệp có những cơ hội kinh doanh tốt thì dòng tiền được sử dụng cho hoạt động đầu tư. Nếu doanh nghiệp đang ở giai đoạn khởi sự hoặc tăng trưởng, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có thể mang giá trị âm do cần đầu tư nhằm tăng trưởng kinh doanh.

Nội dung phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp như sau:

Phân tích khái quát tình hình báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Đánh giá lưu chuyển tiền thuần của doanh nghiệp là dương hay âm. Trường hợp lưu chuyển thuần của doanh nghiệp là âm, CVTĐ cần phân tích kỹ nguyên

nhân: daonh nghiệp đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hay thực sự thiếu tiền, khả năng thanh toán của doanh nghiệp có vấn đề.

+ Xu hướng lưu chuyển tiền thuần trong quá khứ của doanh nghiệp ổn định, tăng hay giảm có thể nói lên khả năng tạo tiền nhàn rỗi để có thể mở rộng hoạt động.

+ Xác định nguồn cơ bản tạo ra tiền và sử dụng tiền từ các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Lưu chuyển tiền của doanh nghiệp được đánh giá tốt khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương và trang trải đủ chi phí vốn.

Việc phân tích dòng tiền phải được đặt trong bối cảnh kinh doanh hiện tại và tương lai của doanh nghiệp bởi đôi khí các giá trị cao lại phản ánh rắc rối hơn là ưu thế. Một doanh nghiệp đang trải qua thời kỳ tăng trưởng chậm hoặc thị trường suy giảm lại có thể có một dòng tiền tương đối mạnh bởi họ không có nhu cầu đầu tư tài sản cố định hoặc vốn ngắn hạn. Ngược lại, một doanh nghiệp đang tăng trưởng mạnh lại có thể có dòng tiền âm vì cần đầu tư mạnh để hỗ trợ tăng trưởng. Trong trường hợp này, CVTĐ cần đánh giá ảnh hưởng qua lại giữa mặt tích cực của dòng tiền dương và nguy cơ là mức dương này không thể duy trì lâu dài trong tương lai và ngược lại là mặt tiêu cực của dòng tiền âm cũng như triển vọng tốt đẹp khi các hoạt động đầu tư hiện tại sẽ mang về lợi ích và dòng tiền dương trong tương lai cho doanh nghiệp.

Các công việc mà CVTĐ cần thực hiện khi phân tích khái quát lưu chuyển tiền tệ bao gồm:

- Phân tích lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh: CVTĐ xác định các thành phần chính của lưu chuyên tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Phân tích nguyên nhân làm lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là dương hay âm.

Nếu là âm có thể do các nguyên nhân như: doanh nghiệp mới thành lập đang trong giai đoạn phát triển nên cần tiền đầu tư, do bị lỗ trong hoạt động kinh doanh, do quản lý tài sản không hiệu quả… Nếu dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bị âm, doanh nghiệp sẽ phải dùng tiền từ hoạt động tài chính (đi vay hoặc phát hành thêm vốn) để bù đắp khoản thiếu hụt. Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện. Tình trạng này nếu kéo dài chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vấn đề thanh toán, trong đó có thanh toán nợ vay.

- So sánh lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh với lợi nhuận trước thuế và doanh thu thuần để thấy diễn biến cùng chiều hay ngược chiều qua các năm.

Nếu ngược chiều có thể là do chất lượng doanh thu của doanh nghiệp không cao, khả năng tạo tiền của doanh nghiệp không tốt, lợi nhuận tạo ra chỉ là trên sổ sách.

- Phân tích lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư: đánh giá các hoạt động mua sắm tài sản, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang tiến hành đầu tư vốn lớn, cần xem xét nguồn tiền nào được sử dụng để bù đắp (từ hoạt động kinh doanh hay từ hoạt động tài chính).

- Phân tích lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính: đánh giá doanh nghiệp đang thừa hay thiếu tiền, qua đó đánh giá chính sách huy động vốn (huy động gián tiếp từ các tổ chức tài chính qua việc nhận tiền vay và thanh toán nợ vay, huy động trực tiệp từ chủ sở hữu qua việc nhận vốn góp hay trả lại vốn góp) và chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp.

Phân tích các chỉ số dòng tiền

Ngoài nội dung phân tích chung báo cáo lưu chuyền tiền tệ, ngân hàng nên bổ sung một số chỉ tiêu tài chính dựa trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm:

Các chỉ số phản ánh kết quả hoạt động:

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhìn dưới góc độ dòng tiền của doanh nghiệp liên quan tới lượng tiền được tạo ra từ việc sử dụng tài sản, vốn chủ sở hữu hoặc lượng tiền tạo ra với mức độ doanh thu hay lợi nhuận. Các tỷ số cụ thể gồm:

(1) Tỷ số dòng tiền trên doanh thu thuần: tiêu chí này phản ánh mỗi đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.

Dòng tiền trên doanh thu =

Chỉ số này cho thấy khả năng tạo tiền từ doanh thu của doanh nghiệp. Doanh thu của công ty tăng trưởng nhưng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không tăng trưởng là chỉ dấu của rủi ro. Những thay đổi của doanh nghiệp trong điều kiện bán hàng hay chính sách công nợ đều được thể hiện quả chỉ số này.

(2) Tỷ số dòng tiền trên tổng tài sản: tỷ số này cho biết bình quân mỗi đồng tài sản trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng từ hoạt động kinh doanh

Dòng tiền trên tổng tài sản =

- Tỷ số dòng tiền trên vốn chủ sở hữu: tỷ số này đo lường mức độ hiệu quả của vốn chủ sở hữu để tạo ra tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Dòng tiền trên vốn chủ sở hữu =

- Tỷ số dòng tiền trên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: phản ánh khả năng tạo tiền của hoạt động kinh doanh. Do lợi nhuận thuần từ HĐKD có thể gồm cả các khoản thu từ hoạt động tài chính nên có thể điều chỉnh lợi nhuận này cho phân thu nhập và chi phí từ hoạt động tài chính.

Dòng tiền trên lợi nhuận thuần từ HĐKD = Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán:

- Tỷ số khả năng trả nợ: phản ánh rủi ro tài chính và mức độ đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp nói chung từ giác độ dòng tiền. Tỷ số này cho biết trung bình mỗi đồng nợ phải trả của doanh nghiệp được đảm bảo thanh toán bởi bao nhiêu đòng tiền tạo ra từ HĐKD.

Khả năng trả nợ =

- Tỷ số khả năng trả nợ ngắn hạn: cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng dòng tiền từ HĐKD của doanh nghiệp. Với các công ty trong lĩnh vực sản xuất và thương mại có tình hình tài chính lành mạnh thì tỷ số này thường bằng hoặc lớn hơn 40%.

Khả năng trả nợ ngắn hạn =

- Tỷ số khả năng trả nợ gốc vay: đo lường khả năng trả nợ vay bằng nguồn tiền từ HĐKD.

Khả năng trả nợ gốc vay =

- Tỷ số khả năng trả lãi vay: giá trị của tỷ số này cho biết dòng tiền trước thuế và lãi vay gấp bao nhiêu lần lãi vay phải trả của doanh nghiệp.

Khả năng trả nợ lãi vay

- Tỷ số khả năng tái đầu tư: cho biết khả năng đầu tư vào tài sản dài hạn bằng tiền từ HĐKD của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này càng lớn thì doanh nghiệp càng dễ dàng thực hiện việc đầu tư mua sắm tài sản cố định và tài sản dài hạn khác.

Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1, doanh nghiệp phải huy động thêm tiền từ hoạt động tài chính để đầu tư.

Khả năng tái đầu tư =

4.2.2.2. Lưu ý khi đánh giá và phân tích một số tiêu chí

Trong phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp, các hệ số thể hiện khả năng sinh lời như ROA, ROE đều sử dụng toàn bộ lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thế của doanh nghiệp để tính toán. Nếu chỉ dựa trên con số đơn thuần thì việc phân tích này đôi khi không nói lên bản chất lợi nhuận của doanh nghiệp được sinh ra từ hoạt động nào, có phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp và có bền vững không. Trong điều kiện kinh tế như hiện nay, rất nhiều DNNVV hoạt động đa ngành nghề. Đôi khi có những thời điểm mà các doanh nghiệp không phải thế mạnh của doanh nghiệp mang lại lợi nhuận lớn; chẳng hạn trong cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất mà lợi nhuận từ mua bán nguyên liệu lại chiếm tỷ trọng lướn hoặc doanh nghiệp kinh doanh thương mại lại có lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán cao hơn từ hoạt động kinh doanh truyền thống… Về bản chất, những nguồn lợi nhuận này mang tính bất thường, không bền vững. Do đó, khi phân tích, đánh giá CVTĐ cần làm rõ để có thể đưa ra những kết quả và dự đoán chính xác hơn.

Đối với DNNVV vay vốn mà hoạt động có tính mùa vụ, mức độ biến động của tài sản rất lớn thì việc tính toán các hệ số tài chính dựa trên số liệu bình quân được tính một cách đơn giản bằng trung bình cộng số đầu kỳ và cuối kỳ (ví dụ: tài sản bình quân, phải thu bình quân, tồn kho bình quân…) sẽ rất thiếu chính xác và không phản ánh đúng hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, với cac doanh nghiệp này, thông qua số liệu lịch sử, các số liệu báo cáo nhanh tại nhiều thời điểm để CVTĐ có thể xác định một số liệu bình quân chính xác hơn. Từ đó, kết quả phân tích sẽ phản ánh chính xác hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên báo cáo kết quả kinh doanh và lợi nhuận chưa phân phối trên BCĐKT tuy có liên hệ mật thiết với nhau nhưng không thống nhất vì báo cáo kết quả kinh doanh có tính chất thời kỳ còn BCĐKT có tính chất thời điểm.

Khi xem xét chỉ tiêu LNST/DT (hay LNST/VCSH), ngân hàng cần chú ý xem xét thêm các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến LNST của DNNVV để nhìn nhận đúng hơn về thực lực tài chính của doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng.