• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài học kinh nghiệm trong phát triển dịch vụ du lịch hang động cho khu vực

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁ TRỊ CẢM

1.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ du lịch hang động trên thế giới và Việt Nam

1.4.4 Bài học kinh nghiệm trong phát triển dịch vụ du lịch hang động cho khu vực

Sau lộ trình dài trên con đường từng bước chuyển mình để biến du lịch không chỉ còn là một tiềm năng mà trở thành thế mạnh, Quảng Bình đã và đang là một điểm đến du lịch hấp dẫn khôngchỉ với du khách trong nước mà còn cả với du khách nước ngoài. Với việc đón khoảng 2 triệu lượt khách trong 7 tháng đầu năm 2017, tăng 30% so với cùng kỳ, câu hỏi được đặt ra là “Vì sao du khách quốc tế đến Quảng Bình vẫn tăng trong khi cả nước sụt giảm?."

Phát triển dịch vụ du lịch hang động Quảng Bình có thể được coi là bài học điển hình về sự thành công trong phát triển du lịch của Quảng Bình. Cách đây 10 năm, Quảng Bình dường như chỉ được biết như một điểm đến hoang sơ, một tỉnh nghèo của miền Trung hầu như chưa được biết đến. Nhưng trong 10 năm qua, du lịch hang động Quảng Bìnhđã viết nên một câu chuyện mới thành công về mặt kinh tế, thành công về phát triểndu lịch và đặc biệt là thành công trong phát triển dịch vụ du lịch. Và du lịch hang động Quảng Bình đã làm nên hình ảnh để mang đến cho ngành du lịch Việt Nam niềm tự hào

Trước hết là bài học thành công về việc giải quyết các mối quan hệ giữa các đối tác có liên quan. Vai trò của chính quyền địa phương được thể hiện trên góc độ có tầm nhìn trong quy hoạch và phát triển hạ tầng. Tầm nhìn này đảm bảo cho sự

Trường Đại học Kinh tế Huế

phát triển bền vững của du lịch hang động trong mấy chục năm nữa vẫn không gặp phải những thách thức về tình trạng quá tải. Chính quyền cũng đã ban hành những chính sách đúng đắn, hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược. Bên cạnh nhiệm vụ quản lý và bảo tồn các giá trị của Di sản Thiên nhiên thế giới, đơn vị luôn chú trọng đến công tác phát triển dịch vụ, du lịch. Với quan điểm, du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng là bộ mặt, là trái tim của du lịch Quảng Bình. Trong 10 năm qua, BQL Vườn đã có nhiều biện pháp chỉ đạo nhằm đưa du lịch Phong Nha có những bước phát triển đáng kể.

Bên cạnh nhiệm vụ quản lý và bảo tồn các giá trị của Di sản Thiên nhiên thế giới, đơn vị luôn chú trọng đến công tác phát triển dịch vụ, du lịch. Với quan điểm, du lịch Phong Nha- Kẻ Bàng là bộ mặt, là trái tim của du lịch Quảng Bình. Trong 10 năm qua, BQL Vườn đã có nhiều biện pháp chỉ đạo nhằm đưa du lịch Phong Nha có những bước phát triển đáng kể.

Sảnphẩm du lịch từng bước được đa dạng hóa. Từ chổ chỉ có một điểm tham quan động Phong Nha - Tiên Sơn, năm 2005 điểm du lịch văn hóa tâm linh Đền tưởng niệm - Hang 8 TNXP đưa vào khai thác; năm 2008 điểm du lịch sinh thái Suối nước Moọc tiếp tục được đầu tư để phục vụ khách tham quan; năm 2010 Khu du lịch sinh thái động Thiên Đường do Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh đầu tư đưa vào khai thác; năm 2011 tuyến du lịch sông Chày - hang Tối được khai trương và năm 2012 tuyến du lịch mới động Phong Nha - khám phá chiều sâu bí ẩn và tuyến du lịch sinh thái Rào Thương - hang Én đưa vào khai thác đáp ứng được nhu cầu của du khách. Hiện nay, đang chuẩn bị khai trương tuyến du lịch khám phá thiên nhiên động Thủy Cung- thung lũng Sinh Tồn.

Vai trò của doanh nghiệp là những nhà đầu tư, những người đã quyết định nên diện mạo hôm nay cho du lịch hang động Quảng Bình cũng được nâng cao rõ rệt. Chính nhà đầu tư là động lực, là chủ thể viết nên câu chuyện thành công này, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược. Đơn cử như Tập đoàn Trường Thịnh đãđầu tư một loạt dự án lớn để định vị nên hình ảnh, nên sản phẩm và nên thương hiệu cho du lịch Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhờ vậy, Quảng Bình vừa có sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển với chuỗi khách sạn và resort mới hình thành trong 10 năm qua, vừa có sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng hang động, lại vừa có sản phẩm giải trí biển đáp ứng nhu cầu của Quảng Bình.

Đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên không ngừng được nâng cao về chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu. Các dịch vụ thuyền du lịch, hàng lưu niệm, nhiếp ảnh... từng bước đi vào quy cũ. Các dịch vụ ăn uống, lưu trú phát triển đáp ứng một phần nhu cầu của du khách. Cảnh quan môi trường, an ninh trật tự tại các điểm du lịch luôn được quản lý chặt chẽ, tạo được ấn tượng tốt trong lòng du khách, được Báo Los Angeles Time - Hoa Kỳ bình chọn là 1 trong 29 điểm du lịch hấp dẫn của thế giới vào năm 2009. Kết quả phát triển dịch vụ, du lịch đã thu hút lượng khách đến tham quan Phong Nha tăng bình quân hàng năm 24%. Đưa tổng lượng khách đến tham quan Phong Nha trong 10 năm đạt hơn 3,5 triệu lượt; doanh thu từ phí và lệ phí đạt trên 115 tỷ đồng; tạo công ăn việc làm cho gần 3.000 lao động, từng bước nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương, góp phần giảm áp lực đối với công tác quản lý và bảo tồn Di sản. Với những thành tích đãđạt được, năm 2009 VQL PN-KB được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt và năm 2011 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm kể trên thì việc phát triển dịch vụ du lịch hang động còn gặp phải một số hạn chế cần rút kinh nghiệm để có hướng phát triển tốt hơn như:

- Công tác triển khai quy hoạch còn chậm, chưa gắn quy hoạch quản lý Di sản vớiquy hoạch bảo tồn và phát triển rừng; nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu cho công tác chuyên môn.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa sâu rộng trong quần chúng nhân dân, vai trò của chính quyền địa phương chưa được quy định rõ ràng trong quản lý Di sản. Chưa có cơ chế phù hợp trong công tác phối kết hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, các đoàn thể, các tổ chức xã hội.

- Việc tổ chức nghiên cứu bảo tồn còn thụ động, thiếu chuyên sâu và kịp thời. Nhiều vùng trắng chưa được tiếp cận, chưa bao quát được tất cả các lĩnh vực

Trường Đại học Kinh tế Huế

cần thiết có liên quan; chưa cân đối giữa các lĩnh vực mà chỉ nặng về đa dạng sinh học và hang động. Thông tin về diễn biến tài nguyên chưa được cập nhật. Cơ chế vận hành chưa đáp ứng được yêu cầu của việc cung cấp dịch vụ và phát triển khoa học ứng dụng, nghiên cứu cơ bản.

- Phát triển du lịch chưa ngang tầm của một khu Di sản thế giới, thiếu tính chiến lược và chuyên nghiệp; chưa kết nối các tuyến, điểm thành sản phẩm khép kín. Hàng lưu niệm cònđơn điệu và thiếu nét đặc trưng; các dịch vụ phát triển manh mún, tự phát, chất lượng thấp; công tác quảng bá còn thiếu chiều sâu; cơ chế và mô hình quản lý, khai thác còn nhiều bất cập; năng lực đội ngũ cán bộ chưa ngang tầm.

- Cần tăng cường công tác quảng bá trên tất cả các phương tiện thông tin, bổ sung các ấn phẩm quảng bá du lịch. Tổ chức thi tuyển thiết kế biểu trưng và sáng tác slogan cho du lịch Phong Nha; tổ chức các sự kiện lễ hội văn hóa - du lịch, hướng đến tổ chức Festival để quảng bá thương hiệu du lịch Phong Nha, du lịch Quảng Bình. Đẩy mạnh công tác an ninh trật tự, an toàn tại các tuyến điểm tham quan, từng bước xây dựng môi trường du lịch thân thiện, hấp dẫn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

TÓM TẮT CHƯƠNG1

Chương 1 khái quát chung lý thuyết về giá trị cảm nhận của khách hàng, cách thức đo lường giá trị cảm nhận, mô hình các thành phần giá trị dành cho khách hàng với thang đo SERV-PERVAL của Petrick (2002), cũng như giới thiệu mô hình lý thuyết để nghiên cứu.

Trong mô hình nghiên cứu có các thành phần giá trị cảm nhận của khách hàng khi sử dụng một dịch vụ bao gồm:

1. Phản ứng cảm xúc về dịch vụ

2. Chất lượng cảm nhận được từ dịch vụ 3. Danh tiếng của dịch vụ

4. Giá cả mang tính tiền tệ (giá cả) 5. Giá cả phi tiền tệ (giá cả hành vi)

Tác giả sẽ sử dụng mô hình này làm cơ sở để nghiên cứu, đo lường giá trị cảm nhận của kháchdu lịch đối với du lịch hang động Quảng Bình vàđã xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp, mô hình thể hiện mối quan hệ giữa giá trị cảm nhận của khách hàng và các yếu tố của nó. Mối quan hệ này được giả thuyết: phản ứng cảm xúc, chất lượng cảm nhận, danh tiếng, giá cả mang tình tiền tệ và giá cả hành vi có tác động cùng chiều với giá trị cảm nhận của khách hàng.

Chương tiếp theo sẽ giới thiệu khái quát về thực trạng hoạt động du lịch hang động tại Quảng Bình và phương pháp nghiên cứu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH GIÁ TRỊCẢM NHẬN CỦADU KHÁCHĐỐI