• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tuần 34: Lớp học trên đường Bài tập:

3. Thông tin cốt lõi

2.1. Học viên đọc các tài liệu sau:

-Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

- Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 2.2. Hướng dẫn hoạt động

Học viên thảo luận, trao đổi để thực hiện hai nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Nêu mục tiêu, căn cứ, nội dung, cách thức đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt 5 của HS trong chương trình 2018.

Nhiệm vụ 2: Nêu và lấy ví dụ về một số phương pháp và công cụ đánh giá thường xuyên.

Nhiệm vụ 3: Nêu quy trình xây dựng câu hỏi/bài tập theo 3 mức độ theo Thông tư 27 và lấy ví dụ minh họa.

Nhiệm vụ 4: Phân tích đề kiểm tra minh họa sau đây để làm rõ: mục tiêu đánh giá, công cụ đánh giá

Ví dụ đề kiểm tra môn Tiếng Việt cuối học kì 1 lớp 5

A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và nói, Kiến thức tiếng Việt (10 điểm) 1.Đọc thành tiếng 1 trong 2 đoạn sau (3 điểm):

Đoạn thứ nhất

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013, là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia lỗi lạc của Việt Nam và thế giới. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Ngoài ra, ông là một trong những người góp công thành lập nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa. Đại tướng là chỉ huy chính trong các chiến dịch và giành những chiến thắng vang dội trong cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 - 1954), Kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979).

Theo ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP-Internet Đoạn thứ hai

Hà Nội khi đêm về thật đẹp và thật yên tĩnh. Thành phố đã rũ bỏ chiếc áo khoác đầy bụi bặm, xô bồ của ban ngày, đem về miền yên lành tĩnh lặng. Đường phố thưa thớt, vài người làm ca đêm hối hả phóng xe về. Quảng trường Ba Đình, Lăng Bác trở nên yên tĩnh sau Lễ hạ cờ. Hồ Hoàn Kiếm sau 11 giờ đêm chỉ còn lại vài đôi trẻ bên ghế đá và mấy nhóm người tập thể dục khuya. Tháp Rùa soi bóng mặt nước hồ Gươm lung linh, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục vắng dần những dòng xe qua. Cả không gian phố phường đông đúc dần chìm vào bóng đêm với ánh đèn vàng ấm áp.

Theo Tác phẩm mới HÀ NỘI VỀ ĐÊM Trả lời 1 trong 2 câu hỏi sau (tương ứng với từng đoạn trên):

Câu 1: Vì sao nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng tài ba của dân tộc Việt Nam và thế giới.

Câu 2: Những hình ảnh nào trong đoạn văn cho thấy Hà Nội về đêm thật yên tĩnh và thanh bình?

2. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau rồi làm những bài tập ở dưới.

CÂU CHUYỆN VỀ NƯỚC MẮT

Trong một buổi gặp mặt gia đình nước, Nước Biển tự hào nói:

- Trên trái đất này, Nước Biển ta là vĩ đại nhất, vì không có loại nước nào nhiều bằng ta, và đầy quyền uy bằng ta.

Nước Mưa tán đồng, nhưng cũng rất hãnh diện về mình:

- Nước Mưa em đây cũng có ích cho đời. Em tưới mát cho cây cối xanh tươi, cho vạn vật sinh sôi nảy nở.

Nước Sông, Suối, Ao Hồ... cũng nhao nhao lên, tự hào không kém:

- Bọn em cũng không thua các anh, bọn em cũng có vai trò to lớn.

Ai ai cũng ồn ã, tâng bốc nhau và tự tâng bốc mình. Chỉ riêng Nước Mắt, và Nước Ngầm là không nói gì. Nhận ra sự im lặng ấy, mọi người lên tiếng hỏi. Nước Mắt khẽ trả lời:

- Em thấy các anh ai cũng vĩ đại, ai cũng có ích cho đời. Còn riêng em, khi em xuất hiện, chỉ là những lúc con người đau khổ, bất hạnh. Sự hiện diện của em chẳng có ý nghĩa gì cả.

Đến khi ấy Nước Ngầm mới lên tiếng:

- Nước Mắt à, khi con người cảm thấy đau khổ, buồn bực, sự xuất hiện của em sẽ giúp họ cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Và em không thấy sao? Một người đi xa nay trở lại quê hương, trên mắt họ, long lanh những giọt nước mắt cảm động. Và kia nữa, một người mẹ

đón đứa con chào đời bằng những giọt nước mắt hạnh phúc... Những giọt nước mắt đó, không phải là em sao? Em cũng là giọt nước quý mà nhân loại có được. Hãy dũng cảm sống, và sống thật ý nghĩa nhé em.

Theo Góc tâm hồn Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1: Gia đình Nước đang tranh luận về điều gì?

a. Vai trò của các loại nước.

b. Sức mạnh của Nước Biển.

c. Nỗi buồn của Nước Mắt.

d. Lợi ích của Nước Mưa.

Câu 2: Hai nhân vật nào im lặng, không tham gia tranh luận?

a. Nước Biển và Nước Mưa b.Nước Sông, Nước Hồ c.Nước Mắt và Nước Suối d. Nước Mắt và Nước Ngầm

Câu 3: Vì sao Nước Mắt lại im lặng?

a. Vì thấy mình không có nhiều quyền lực như Nước Biển.

b. Vì cho rằng mình không có lợi ích gì cho đời.

c. Vì cho rằng không nên tâng bốc mình và tâng bốc nhau.

d. Vì Nước Mắt là một người hiền lành, ít nói.

Câu 4: Vì sao Nước Ngầm lại cho rằng Nước Mắt cũng là giọt nước quý của nhân loại?

Đ Đúng

S Sai a. Vì Nước Mắ5t làm v i b t nỗ?i buỗ4n đau c a con ơ ớ

người.

b. Vì Nước Mắ5t giúp con người th hi n s xúc đ ng.ể ệ c. Vì Nước Mắ5t râ5t ít, râ5t hiề5m hoi.

d. Vì Nước Mắ5t giúp con người th hi n niề4m h nh ể ệ phúc.

Câu 5: Câu chuyện trên muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì?

a.Nước Mắt là đáng quý nhất trong các loại nước.

b.Sự có mặt của mỗi sự vật, mỗi người trong cuộc sống đều có ý nghĩa.

c. Cần phải sống tự tin, lạc quan.

d. Khi đau khổ cần phải khóc để vơi bớt nỗi buồn.

Câu 6: Khi Nước Mắt buồn và cho rằng bản thân mình chẳng có giá trị gì cả, em sẽ nói gì để an ủi, động viên Nước Mắt?

Câu 7: Từ nào không đồng nghĩa với từ đau khổ?

a.Đau buồn b.Đau đớn c.Đau bụng d.Đau lòng

Câu 8: Hai câu “Người mẹ đón đứa con chào đời bằng những giọt nước mắt.

Bà khóc vì xúc động và hạnh phúc.” liên kết với nhau bằng cách nào?

a.Bằng cách thay thế và lặp từ ngữ.

b.Bằng cách thay thế từ ngữ.

c.Bằng cách lặp từ ngữ.

d. Bằng các từ ngữ nối.

Câu 9: Điền vế câu còn thiếu vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh hai câu ghép sau:

a)Nước Biển chưa nói xong thì...

b)Mẹ càng dỗ dành, ………...

Câu 10: Đặt một câu ghép nói về Nước Mắt trong đó có sử dụng cặp từ: tuy

…nhưng.

B. Bài kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết

Nghe viết đoạn văn sau:

LỊCH SỬ NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10

Lịch sử dân tộc Việt Nam còn mãi ghi đậm dấu ấn chói ngời của những nữ anh hùng không chịu kiếp sống nô lệ, đứng lên chống giặc ngoại xâm . Đó là Bà Trưng, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân, ... Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là bị áp bức, bóc lột nhiều nhất nên họ luôn mong muốn và sẵn sàng đi theo cách mạng. Chính vì vậy, vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam được thành lập.

Từ đó, Đảng đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày phụ nữ Việt Nam".

Theo Internet – Khoa học.tv 2. Tập làm văn

Hãy tả một người trong gia đình em.

PHẦN II. ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Đề 3 (Giữa học kì II)

A. Bài kểm tra Đọc, Nghe và nói, Kiến thức tiếng Việt 1. Đọc thành tiếng một đoạn văn (3 điểm)

- Đọc rõ ràng, có độ lớn vừa đủ nghe; tốc độ đọc đạt 100 - 115 tiếng / phút; giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm ; đạt hai trong ba yêu cầu: 0,5 điểm ; đạt 0 đến một yêu cầu: 0 điểm

- Đọc đúng tiếng, từ; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ở chỗ tách các cụm từ : Có từ 0-3 lỗi: 1điểm; có 4-5 lỗi: 0,5 điểm; có trên 5 lỗi: 0 điểm

- Nghe hiểu và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm ; trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ : 0,5 điểm ; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi : 0 điểm

- Đáp án cho câu hỏi phần đọc thành tiếng, ví dụ:

+ Câu 1: Nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng tài ba của dân tộc Việt Nam và thế giới là vì Đại tướng là chỉ huy chính trong các chiến dịch và giành những chiến thắng vang dội trong cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp, Kháng chiến chống Mĩ cứu nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung.

+ Câu 2: Có nhiều hình ảnh trong đoạn văn cho thấy Hà Nội về đêm thật yên tĩnh và thanh bình. Đường phố thưa thớt, vài người làm ca đêm hối hả phóng xe về. Quảng trường Ba Đình, Lăng Bác trở nên yên tĩnh sau Lễ hạ cờ. Hồ Hoàn Kiếm sau 11 giờ đêm chỉ còn lại vài đôi trẻ bên ghế đá và mấy nhóm người tập thể dục khuya. Tháp Rùa soi bóng mặt nước hồ Gươm lung linh, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục vắng dần những dòng xe qua.

2. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1 : Chọn câu trả lời a : 0,5 điểm ; chọn câu trả lời khác a : 0 điểm Câu 2 : Chọn câu trả lời d : 0,5 điểm ; chọn câu trả lời khác d : 0 điểm Câu 3 : Chọn câu trả lời c : 0,5 điểm ; chọn câu trả lời khác c: 0 điểm

Câu 4 : Chọn đúng 4 ý: 1 điểm; Chọn đúng 3 ý: 0,5 điểm ; Chọn đúng 0-2 ý: 0 điểm a,b, d: Đúng; c: Sai

Câu 5 : Chọn câu trả lời b : 0,5 điểm ; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm

Câu 6 :- Câu trả lời nêu được 1 ý tương tự như ý sau : “Nước Mắt ơi, cậu đừng buồn nữa. Cậu tồn tại không hề vô nghĩa. Khi con người khổ đau, cậu xuất hiện và khiến họ trở

nên nhẹ nhõm hơn. Không chỉ có vậy, cậu còn gúp con người thể hiện nỗi xúc động và niềm hạnh phúc vô bờ. Cậu thật là đáng quý đấy. ”: 1 điểm

- Câu trả lời đã nêu được 1 ý tương tự như đã nêu những câu chưa đầy đủ thành phần hoặc câu trả lời đã thành câu những chưa nêu rõ 1 ý tương tự như đã nêu : 0,5 điểm

- Câu trả lời chưa thành câu, chưa nêu rõ 1 ý tương tự như đã nêu : 0 điểm Câu 7 : Chọn câu trả lời c : 0,5 điểm ; chọn câu trả lời khác c : 0 điểm

Câu 8 : Chọn câu trả lời b : 0,5 điểm ; chọn câu trả lời khác b : 0 điểm Câu 9 : a) Điền được vế câu : 0,5 điểm; Không điền được vế câu: 0 điểm b) Điền được vế câu : 0,5 điểm; Không điền được vế câu: 0 điểm

Đáp án tham khảo:

a) Nước Mưa đã tiếp lời.

b) em bé càng khóc to.

Câu 10:

- Viết được câu ghép nói về Nước Mắt có sử dụng cặp từ đã cho: 1 điểm

- Viết được câu ghép nói về Nước Mắt, không sử dụng đúng cặp từ đã cho hoặc câu có lỗi: 0,5 điểm

- Viết câu không nói về Nước Mắt: 0 điểm

B. Bài kiểm tra viết 1. Chính tả - Nghe viết đoạn văn : 2 điểm

- Tốc độ 100 chữ / 15 phút ; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ , cỡ chữ nhỏ;

trình bày đúng quy định, bài viết sạch: 1 điểm; đạt hai trong ba yêu cầu trên: 0,5 điểm; đạt từ không đến một yêu cầu trên: 0 điểm.

- Viết đúng chính tả, Có từ 0-2 lỗi: 1điểm; có 3-4lỗi: 0,5 điểm; có trên 4 lỗi: 0 điểm

2. Tập làm văn-Viết bài văn : 8 điểm Điểm cho từng phần như sau:

TT

Nội dung đánh giá

Mức điểm

1 điểm 0,5 điểm 0 điểm

1.Mở bài (1 điểm) - Có phần mở bài viết bằng vài câu giới thiệu người trong gia đình được tả.

- Có cách vào bài gián tiếp hấp dẫn.

Giới thiệu được người trong gia đình được tả.

Không có câu mở bài.

2

Thân bài (3 điểm)

2.1.

(1 điểm)

-Lựa chọn và miêu tả được những nét nổi bật về vóc dáng, nét mặt... cử chỉ, điệu bộ...của người được tả.

- Các chi tiết miêu tả phong phú.

- Lựa chọn và miêu tả được một số nét nổi bật về vóc dáng, nét mặt... cử chỉ, điệu bộ...của người được tả.

- Các chi tiết miêu tả chưa phong phú.

- Miêu tả sơ sài và không chọn được nét nổi bật về ngoại hình của người được tả.

Hoặc

-Miêu tả không theo quan sát, suy nghĩ, cảm nhận của mình, có nhiều câu chép lại nguyên

văn của người khác.

2.2.

(1 điểm)

-Lựa chọn và miêu tả được những nét nổi bật về tính tình qua việc làm, tình cảm, lời nói...của người được tả.

- Các chi tiết miêu tả phong phú.

- Lựa chọn và miêu tả được một số nét nổi bật về tính tình qua việc làm, tình cảm, lời nói...của người được tả.

- Các chi tiết miêu tả chưa phong phú.

- Miêu tả sơ sài và không chọn được nét nổi bật về tính tình của người được tả.

Hoặc

-Miêu tả không theo quan sát, suy nghĩ, cảm nhận của mình, có nhiều câu chép lại nguyên văn của người khác.

2.3

(0,5điểm) Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo một trong các trình tự hợp lí dưới đây :

- Tả từ bao quát đến cụ thể

- Tả theo trình tự không gian

Chi tiết miêu tả chưa thể hiện rõ sự sắp xếp hợp lí.

(0,5 điểm) Đạt một trong hai

yêu cầu:

-Có những câu văn nêu tình cảm yêu mến, sự gắn bó của mình với người được tả.

-Thể hiện được tình cảm của mình đối với người được tả trong khi tả.

Không đạt hai yêu cầu đã nêu.

3.Kết bài (1 điểm) - Thể hiện được tình cảm của người viết với người được tả.

- Nêu được một vài suy nghĩ, mong muốn về người được tả hoặc lời hứa hẹn với người thân đó.

- Thể hiện được tình cảm của người viết với với người được tả.

Không viết kết bài hoặc viết kết bài không nêu rõ tình cảm và mong muốn của người viết.

4. Kĩ năng

4.1.Chữ viết, chính tả

(1 điểm)

- Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng.

- Chữ viết tương đối đúng kiểu,

- Chữ viết không đúng kiểu, cỡ, không

- Có từ 0-2 lỗi chính tả.

đúng cỡ, rõ ràng.

Hoặc - Có từ 3-4 lỗi chính tả.

rõ ràng.

Hoặc

- Có trên 4 lỗi chính tả.

4.2. Dùng từ, đặt câu,

viết đoạn (1 điểm)

Có từ 0-2 lỗi dùng từ, đặt câu

(- Dùng từ không chính xác, lặp từ (các lỗi giống nhau chỉ tính là 1 lỗi) -Viết câu sai hoặc diễn đạt lủng củng không rõ ý)

Có từ 3-4 lỗi dùng từ, đặt câu

Có hơn 4 lỗi dùng từ, đặt câu

4.4.Sáng tạo về ý hoặc về dùng từ, đặt câu, tạo hình ảnh, thể hiện cảm xúc

(1điểm)

Bài văn đạt 2 trong 3 yêu cầu sau:

- Có ý độc đáo - Miêu tả có hình ảnh

- Cách dùng từ và đặt câu thể hiện được cảm xúc.

Bài văn đạt 1 trong 3 yêu cầu đã nêu.

Bài văn không đạt yêu cầu nào đã nêu.

3. Thông tin cốt lõi

3.1. Nhiệm vụ 1: Mục tiêu, căn cứ, nội dung, cách thức đánh giá kết quả