• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhiệm vụ 1: Giáo viên đổi mới như thế nào về phương pháp dạy học TV5 chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

Tuần 34: Lớp học trên đường Bài tập:

3. Thông tin cốt lõi

3.1. Nhiệm vụ 1: Giáo viên đổi mới như thế nào về phương pháp dạy học TV5 chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

Chương trình môn Ngữ văn vận dụng các phương pháp giáo dục theo định hướng chung là dạy học tích hợp và phân hóa; đa dạng hoá các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh. Các phương

pháp dạy học truyền thống vẫn được kết thừa theo tinh thần và định hướng mới nêu trên.

Thông qua phương pháp và hình thức tổ chức dạy đọc, viết, nói và nghe các kiểu, loại văn bản đa dạng, môn TV trực tiếp hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu.

Thông qua nội dung dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới với việc chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản, môn Tiếng Việt góp phần hình thành và phát triển năng lực chung.

Về phương pháp dạy đọc, giáo viên nắm được phương pháp đặc thù cho 2 kiểu loại văn bản: văn bản văn học và văn bản thông tin. Mỗi kiểu văn bản có những đặc điểm riêng, vì thế cần có cách dạy đọc hiểu văn bản phù hợp.

Với văn bản văn học, giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu, giải mã văn bản văn học theo một quy trình phù hợp với đặc trưng của văn bản nghệ thuật.

Học sinh cần được hướng dẫn, luyện tập đọc tác phẩm văn học theo quy trình từ tri nhận văn bản ngôn từ để có ấn tượng chung về văn bản (câu văn, hình ảnh, nhân vật, chi tiết…), tóm tắt được nội dung chính của văn bản; tìm kiếm, suy luận các thông tin, ý nghĩa, thái độ, tình cảm… của tác giả gửi gắm trong văn bản; liên hệ, so sánh, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân, với bối cảnh đời sống và với những văn bản khác cùng đề tài. Những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực khi dạy đọc hiểu gồm:

- Đọc diễn cảm. Vd: Đọc diễn cảm bài thơ Sắc màu em yêu (tuần 2), đoạn trích Đất nước (tuần 27)…

- Đọc phân vai, kể chuyện. Vd: Đọc phân vai câu chuyện Chuỗi ngọc lam (tuần 14)

- Đóng vai để giải quyết một tình huống, diễn kịch. Vd: Đóng vai viên quan, hai người đàn bà diễn lại cảnh phân xử trong câu chuyện Phân xử tài tình (tuần 23).

- Sử dụng câu hỏi. Giáo viên đặt câu hỏi về hình thức, nội dung và liên hệ, so sánh, kết nối cho học sinh để khám phá, tìm hiểu bài đọc.

- Hướng dẫn ghi chép trong tiến trình đọc bằng các phiếu ghi chép, phiếu học tập, nhật kí đọc sách. Những phương pháp này rất cần thiết khi giáo viên hướng dẫn học sinh đọc mở rộng một cách tích cực, hiệu quả . Vd. Dưới đây là một mẫu phiếu Nhật kí đọc sách

Ngày Tên sách và tác giả Đánh giá Nh ng điêu em h c đữ ược

- Tổ chức cho học sinh thảo luận về văn bản. Vd. Em sẽ nói gì với một người coi trọng con trai hơn con gái (Con gái- Tuần 29)

Với văn bản thông tin, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác những đặc trưng văn bản liên quan đến hình thức văn bản, cách đọc kênh hình, kênh chữ, sơ đồ, bảng biểu… Giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực như KWL, kĩ thuật giải quyết tình huống, kĩ thuật đọc tích cực “chúng em biết 3”….

Vd: Khi học bài Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em- Tuần 33, giáo viên sử dụng kĩ thuật KWL chỉ dẫn học sinh khám phá văn bản trước khi đọc trên lớp Nh ng điề4u em biề5t về4ữ

quyề4n và b n ph n trổ ậ ẻ em

Câu h i c a em về4 quyề4nỏ ủ và b n ph n tr emổ ậ ẻ

Nh ng điề4u em đã biề5tữ qua bài đ c ọ

Một số phương pháp dạy học khác như đàm thoại, vấn đáp, diễn giảng, nêu vấn đề,... cũng cần được vận dụng một cách phù hợp theo yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh.

Về phương pháp dạy viết, giáo viên tập trung vào yêu cầu hướng dẫn học sinh các bước tạo lập văn bản, thực hành viết theo các bước và đặc điểm của kiểu văn bản.Dạy kĩ thuật viết (tập viết, chính tả) chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành theo mẫu. Dạy viết đoạn văn, bài văn một cách linh hoạt, có thể sử dụng các phương pháp như rèn luyện theo mẫu, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, viết sáng tạo.

Các bước thực hiện trò chơi gồm: Bước 1. Chia lớp thành 2-4 nhóm với số lượng thành viên đồng đều tương đối; Bước 2. Nêu đề bài và gọi học sinh phân

tích đề; chú ý về nội dung của đoạn/ bài văn và số lượng câu yêu cầu phải có;

Bước 3. Các nhóm thực hiện viết tiếp sức, yêu cầu mỗi học sinh viết từ một đến ba câu; Bước 4. Các nhóm dành thời gian kiểm tra đoạn viết, sau đó trình bày trước tập thể lớp; Bước 5. Các nhóm phân tích, phản biện đoạn văn/ bài văn của nhau và đánh giá tập thể về chất lượng của từng đoạn/ bài văn, chọn ra nhóm thắng cuộc.

Về phương pháp dạy nói và nghe, giáo viên tổ chức cho học sinh môi trường thân thiện để tự tin trình bày, chỉ dẫn cho học sinh: nội dung nói, thái độ nói và mục đích nói. Giáo viên có thể cài đặt phát triển năng lực nói và nghe trong khi dạy học đọc hiểu. Vd: Nếu được tham gia vào cuộc tranh luận Cái gì quý nhất (Tuần 9), em sẽ nói gì?

Về dạy học kiến thức tiếng Việt (Luyện từ và câu), cũng có thể đổi mới phương pháp, hình thức dạy học như sử dụng các phương tiện nghe-nhìn, đóng vai thực hiện một tình huống giao tiếp hội thoại. Ví dụ với bài học Từ xưng hô đã phân tích điều chỉnh nội dung ở trên, ta đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động như sau:

Ví dụ, cách làm thứ nhất, chuyển câu truyện thành truyện tranh hoặc phim hoạt hình cho học sinh xem và yêu cầu các em bổ sung đoạn đoạn hội thoại giữa Thỏ và Rùa khi bàn nhau cùng đến trường học.

Câu chuyện Rùa và Thỏ đến trường

Thế rồi, Thỏ và Rùa thực hiện kế hoạch như đã định. Thỏ cõng rùa chạy nhanh đến bờ suối.

Thỏ và Rùa là đôi bạn gắn bó, thân thiết. Hôm nay hai bạn phải có mặt ở trường sớm hơn mọi ngày để chuẩn bị đón chào ngày lễ.Cả hai đều chưa biết làm cách nào để kịp đến trường mà đường đi phải qua cả đèo, cả suối. Hai bạn bàn với nhau...

Đến suối, Rùa nhảy xuống nước, cõng Thỏ bơi qua.

Thế là hai bạn Thỏ và Rùa đến trường thật là sớm làm ai cũng thấy vui và bất ngờ.

Cách làm thứ hai, chúng ta thiết kế cho học sinh tham gia trò chơi sắm vai theo nhóm, đóng hoạt cảnh phiên bản chuyện Thỏ và Rùa đến trường (với các đồ dùng mũ thỏ, mai rùa và một số mũ các con vật khác). Tổ chức hoạt động theo hình thức này làm học sinh rất hứng thú vì các em được trải nghiệm, được thực sự nhập vào vai nhân vật.

Thông qua việc nhập vai, các em vận dụng được cách sử dụng đại từ xưng hô vừa được học.

3.2. Nhiệm vụ 2: Giáo viên cần điều chỉnh hình thức tổ chức dạy học TV5