• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tài liệu 5: Bài soạn dành cho GV theo bài học ở tài liệu 2 (mục 2.2.2 ở trên)

Bước 4: Thử nghiệm trên lớp học để đánh giá tính khả thi của câu hỏi/bài tập (nếu có điều kiện)

III. Luyện tập

3. Chọn từ phù hợp với mỗi chỗ trống trong đoạn văn sau:

2.2.5. Tài liệu 5: Bài soạn dành cho GV theo bài học ở tài liệu 2 (mục 2.2.2 ở trên)

THIẾ KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA BÀI: CẢNH ĐẸP NGÀY MÙA (3 tiết) A. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS:

- Đọc đúng và diễn cảm bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa, tốc độ đọc khoảng 90 tiếng/1 phút.

- Hiểu được nội dung bài văn miêu tả cảnh ngày mùa ở làng quê tươi đẹp, trù phú, thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả; nhận biết và hiểu được được một số chi tiết trong bài; hiểu được nghĩa của từ chỉ màu sắc

- Nhận biết và sử dụng được từ đồng nghĩa.

- Viết được đoạn văn tả cảnh (màu sắc của cảnh) (Năng lực đặc thù)

- Biết yêu vẻ đẹp thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

(Phẩm chất)

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hệ thống tranh ảnh được đưa lên slide để chuẩn bị cho trò chơi khởi động về từ đồng nghĩa.

- Bảng phụ hoặc slide viết sẵn các đoạn văn phục vụ dạy luyện viết văn.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TIẾT 1

[KHỞI ĐỘNG]

Mục tiêu: Định hướng chú ý, suy nghĩ của học sinh vào bài học mới Cách tổ chức:

- HS hoạt động theo nhóm, chia sẻ theo ý thích và trải nghiệm riêng của mình theo gợi ý: Nếu chọn màu sắc để vẽ bức tranh quê hương của mình, em sẽ chọn những màu sắc nào?

Màu sắc nào nổi bật nhất? Đó là màu của những sự vật nào? Ngoài câu hỏi gợi ý, HS quan sát các bức tranh để nhớ lại.

- Một số HS báo cáo trước lớp. Cả lớp lắng nghe.

GV: Những bức tranh của các em đều đẹp. Chúng ta cùng xem trong bài đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa, tác giả Tô Hoài đã vẽ bức tranh làng quê bằng ngôn từ như thế nào nhé.

[KHÁM PHÁ]

* Luyện đọc thành tiếng

- GV hướng dẫn cách đọc: đọc đúng các tiếng, từ ngữ; giọng đọc dịu dàng, nhẹ nhàng.

- Tổ chức cho HS đọc mẫu: gọi 2-3 HS khá giỏi đọc một lượt toàn bài (đọc nối tiếp nhau). HS lắng nghe GV hướng dẫn, bạn đọc bài và đọc thầm theo.

- GV cho HS đọc một số từ ngữ khó, dễ mắc lỗi phát âm theo: làng quê, lắc lư, lơ lửng (Miền Bắc); lác đác, vàng xuộm, mải miết (Miền Nam)…

HS quan sát và luyện phát âm.

- GV giúp HS nhận ra ranh giới giữa các đoạn; gọi một số HS đọc nối tiếp.

+ Đoạn 1: Từ mở đầu đến “rất khác nhau”

+ Đoạn 2: Từ “Có lẽ bắt đầu…” đến “treo lơ lửng”

+ Đoạn 3: Từ “Từng chiếc lá mít” đến “quả ớt đỏ chót”

+Đoạn 4: Đoạn còn lại

HS quan sát để nhận ra ranh giới đoạn, nghe bạn đọc, nhận xét bài nghe GV nhận xét về cách đọc của bạn: đọc đúng chưa? Có từ nào phát âm chưa đúng không?

- GV giúp HS hiểu nghĩa của từ mới và khó (nếu có). Một số HS cùng GV nêu từ ngữ chưa hiểu, giải nghĩa từ.

- GV hướng dẫn HS phân công nhiệm vụ và đọc theo nhóm. HS hoạt động theo nhóm đọc tiếp nối từng đoạn văn trong bài, mỗi bạn một đoạn. Lần lượt quay vòng để bạn nào cũng được đọc.

- GV cho một số HS đọc toàn bài. HS lắng nghe, nhận xét bạn đọc về phát âm, nội dung.

- HS nghe GV đọc diễn cảm một đoạn trong bài. Một số HS đọc diễn cảm một đoạn (tự chọn đoạn), yêu cầu giọng đọc văn tả chậm rãi, dịu dàng, nhấn mạnh những chi tiết tả cảnh màu vàng khác biệt. Một số nhận xét giọng đọc của bạn.

* Luyện đọc hiểu

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4. HS làm việc nhóm, cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi, bài tâp theo gợi ý trong phiếu BT đọc hiểu hoặc bảng chung của cả nhóm.

PHIẾU BÀI TẬP ĐỌC HIỂU/HOẶC BÀNG CHUNG CỦA CẢ NHÓM 1. Ghép mỗi từ ngữ dưới đây với lời giải nghĩa phù hợp :

a.

kéo đá

b.

hợp tác xã

c.

lụi

(1) ... : cây cùng loại với cây cau ; cao một, hai mét ; lá xẻ hình quạt ; thân nhỏ, thẳng và rắn, thường dùng làm gậy.

(2) ... : dùng trâu, bò kéo con lăn bằng đá để xiết cho thóc rụng khỏi thân lúa.

(3) ... : Cơ sở sản xuất, kinh doanh tập thể trước đây.

2. Tìm từ ngữ chỉ sự vật còn thiếu hoặc từ chỉ màu sắc còn thiếu.

- lúa – vàng xu m - ………. – vàng hoe - xoan -……..

- tàu lá chuỗ5i -……….

- b i mía - ……… - ……….- vàng giòn

- lá mít - ……….

- ………- vàng tươi - qu chuỗ5i - ……….. - ………..- vàng mượt - ……… - vàng m i - tâ5t c - ……….. 3. Tìm chi tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động ghi vào 2 cột.

Chi tiề5t về4 th i tiề5t Chi tiề5t về4 con người

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

4. Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả với quê hương?

………

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.

Câu 1:

lụi: cây cùng loại với cây cau ; cao một, hai mét ; lá xẻ hình quạt ; thân nhỏ, thẳng và rắn, thường dùng làm gậy.

kéo đá: dùng trâu, bò kéo con lăn bằng đá để xiết cho thóc rụng khỏi thân lúa.

hợp tác xã : Cơ sở sản xuất, kinh doanh tập thể trước đây.

Câu 2: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Thi đối đáp giữa hai nhóm. Cả lớp làm trọng tài. Nhóm nào tìm nhanh và đúng hết là thắng cuộc.

Nhóm 1: Lúa vàng thế nào? – Nhóm 2: vàng xuộm

Câu 3: Một số HS báo cáo trước lớp kết quả. Cả lớp nhận xét, bổ sung cho nhau. GV và HS thống nhất đáp án:

Chi tiết về thời tiết (Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa) cho thấy thời tiết ngày mùa rất dễ chịu. Chi tiết về con người (Không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay) cho thấy con người chăm chỉ, say mê lao động.

Câu 4: Môt số HS báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung cho nhau. GV và HS thống nhất đáp án: Bài văn thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. Có yêu mến thì tác giả mới quan sát tinh tê, kĩ lưỡng như vậy.

GV: Bằng nghệ thuật quan sát tinh tế, cách dùng từ ngữ và chọn lọc hình ảnh gợi cảm, chính xác và sáng tạo, tác giả đã vẽ lên bức tranh cảnh ngày mùa đẹp đầm ấm, trù phú.

Bài văn thể hiện tình yêu của tác giả với thiên nhiên quê hương.

- Với lớp khá giỏi, giáo viên có thể cho HS thi đọc diễn cảm: Chọn đoạn văn mình thích nhất để đọc diễn cảm.

+ Giáo viên và học sinh xây dựng tiêu chí đánh giá bài đọc diễn cảm hay.

+ Giáo viên đọc diễn cảm mẫu một đoạn văn + Tổ chức cho học sinh đọc trước lớp Học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp.

Một số học sinh đọc diễn cảm trước lớp.

Cả lớp lắng nghe, nhận xét, bình chọn bạn đọc hay theo tiêu chí đã thống nhất. Ví dụ:

+ Đọc đúng, phát âm chính xác

+ Giọng đọc tình cảm, dịu dàng, nhấn giọng vào những chi tiết, hình ảnh đẹp trong đoạn.

TIẾT 2

[THỰC HÀNH]

1. Gạch bỏ 1 từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa với các từ còn lại trong dãy từ sau:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm, thảo luận tìm từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa với các từ còn lại trong dãy từ.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung.

Giáo viên và học sinh thống nhất đáp án.

2. Chọn từ đồng nghĩa chỉ màu cho phù hợp với ngữ cảnh.

- HS dọc yêu cầu bài tập.

- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của bài tập 2: làm việc theo cặp hoặc nhóm thảo luận về ý nghĩa sắc thái của từng từ chỉ màu sắc, xem xét sự vật trong đoạn có sự vật nào, rồi tìm từ chỉ màu sắc phù hợp với sự vật được nêu ra.

- Đại diện một số nhóm phát biểu kết quả làm việc của nhóm, cả lớp thống nhất đáp án.

TIẾT 3

[VẬN DỤNG]

1. Chọn 3 câu tả màu vàng ở trong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và một câu nêu ý chung để dựng đoạn.

- HS nêu yêu cầu của đề bài.

- GV hướng dẫn Hs tìm câu nêu ý chung trước. GV: Câu đó trả lời được câu hỏi cho 3 ý: Quang cảnh đó ở đâu, vào khi nào, như thế nào? (Đáp án: Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng.)

- GV: Mỗi em chọn 3 sự vật và 3 từ miêu tả màu sắc vàng tương ứng - HS làm bài tập cá nhân

- HS báo cáo kết quả. Các bạn và GV nhận xét góp ý.

M: Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

- GV khen ngợi những bạn HS tìm đúng câu và viết đủ ý.

2. Viết đoạn văn tả màu sắc của cảnh - HS nêu yêu cầu của đề bài.

- GV và HS cùng phân tích đoạn mẫu. GV gạch chân dưới những từ ngữ hình thành khung đoạn văn gồm 4 câu: “…là ngày hội của màu… Màu …của… Màu … của… Màu … của…”

- HS viết cá nhân

- Viết xong, HS đổi bài cho bạn ngồi cạnh cùng đọc và sửa chữa.

- Một số HS báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.

Đáp án đã thử nghiệm sơ bộ và nhận được một số bài làm của HS có kết quả tích cực như sau:

Vườn rau nhà bà em hôm nay là ngày hội của màu xanh. Màu xanh đậm của những chiếc lá su hào đang xòe ra ôm ấp lấy những củ tròn trĩnh như những bánh xe nhỏ. Màu xanh nõn/xanh mỡ của những cây rau diếp đang vươn mình đón ánh mặt trời. Màu xanh pha sắc trắng của những cây bắp cải cuộn tròn đã đến mùa thu hoạch/của những chiếc lá bắp cải đang cuốn chặt nhau như không muốn rời.

Vườn nhà bà em hôm nay là ngày hội của màu vàng. Màu vàng hoe của những tia nắng mùa thu dịu dàng rải xuống khắp vườn. Màu vàng tươi của những bông hoa cúc đua nhau nở rộ. Màu vàng ối của mấy tàu đu đủ khẽ đung đưa như đón chào chị gió.

Trường em hôm nay là ngày hội của màu đỏ. Màu đỏ cờ của biển băng rôn treo trước cổng trường với dòng chữ Chào mừng các bạn học sinh về tham gia Hội khỏe Phù Đổng. Màu đỏ rực của những bông hoa phượng đầu mùa vừa nở. Màu đỏ thắm của những chiếc khăn quàng phấp phới trên vai các bạn học sinh.

Lưu ý: Muốn viết đoạn văn đủ ý, GV hướng dẫn HS chọn ít nhất 3 sự vật cùng có một màu giống nhau nhưng khác nhau về sắc thái để tả; gọi tên các màu của các sự vật đó (Các từ ngữ đồng nghĩa chỉ màu sắc của đối tượng). Muốn HS viết hay hơn, GV dùng kĩ thuật mở rộng thành phần câu để đối tượng thêm gợi tả, sinh động.

[ CỦNG CÔ]

- GV nhận xét tiết học

- Vẽ bức tranh làng mạc ngày mùa hoặc chơi trò chơi Thi kể tên từ đồng nghĩa chỉ màu sắc.

2.2. Hướng dẫn hoạt động

Học viên thảo luận, thực hiện nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1. Mỗi bài học thực hiện những mục tiêu gì trong các mục tiêu dạy học tiếng Việt? (đọc, viết, nghe-nói, tìm hiểu kiến thức?)

Nhiệm vụ 2. Chỉ ra những điểm điều chỉnh trong từng hoạt động, từng bài học; bình giá điều chỉnh đã hợp lí chưa; giải thích lí do điều chỉnh, cách thức điều chỉnh.

Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp kết quả của HĐ.

3. Thông tin cốt lõi

3.1. Nhận xét về bài học Từ ngữ đồng nghĩa theo phân môn Luyện từ và