• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

2.2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Để sử phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ, doanh nghiệp cần sử dụng các chỉ tiêu như: hiệu suất sử dụng vốn cố định, mức đảm nhiệm vốn cố định và mức doanh lợi vốn cố định.

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định có xu hướng tăng trong giai đoạn 2016-2018.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2016 là 13,248 lần, có nghĩa là cứ một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra 13,248 đồng doanh thu.

Sang năm 2017, hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên thành 14,776 lần, nghĩa là với một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra 14,776 đồng doanh thu. Như vậy chỉ số này của năm 2017 tăng 1,528 lần so với năm 2016, nghĩa là cứ một đồng vốn cố định bình quân, doanh thu năm 2017 sẽ tạo ra nhiều hơn doanh thu năm 2016 là 1,28 đồng. Đến năm 2018 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 14,786 lần, có nghĩa một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra 14,789 đồng doanh thu, so với năm 2017 đã tăng 0,01 đồng doanh thu.

Cụ thể có thể thấy ở bảng sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2. 6 : Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 2016-2018

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

2017/2016 2018/2017

+/- % +/- %

1. Doanh thu thuần Tr.đ 37.693,59 45.232,16 46.453,90 7.538,57 20 1.221,74 2,7

2. LN sau thuế Tr.đ 326,13 850,73 1.007,59 524,60 160,86 156,86 18,44

3. VCĐ bình quân Tr.đ 2.845,17 3.061,21 3.141,70 216,04 7,59 80,49 2,63

Hiệu suất sử dụng VCĐ Lần 13,248 14,776 14,786 1,528 0,01

Mức đảm nhiệm VCĐ Lần 0,075 0,068 0,068 -0,007 0

Mức doanh lợi VCĐ Lần 0,115 0,278 0,321 0,163 0,043

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH TM TH Phương Dung)

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Mức đảm nhiệm vốn cố định:

Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy, mức đảm nhiệm vốn cố định của công ty năm 2016 là 0,075 lần, có nghĩa là một đồng doanh thu được tạo ra cần sử dụng 0,075 đồng vốn cố định bình quân. Sang năm 2017, mức đảm nhiệm vốn cố định giảm xuống còn 0,068 lần, tức là với để tạ ra một đồng doanh thu cần phải đầu tư 0,068 đồng vốn cố định bình quân. Như vậy,mức đảm nhiệm vốn cố định của năm 2017 giảm 0,007 lần so với năm 2016. Đến năm 2018, mức đảm nhiệm vốn cố định là 0,068 lần, tức là với một đồng doanh thu được tạo ra cần sử dụng 0,068 đồng vốn cố định, mức đảm nhiệm vốn cố định năm 2018 không có thay đổi so với 2017.

- Mức doanh lợi vốn cố định:

Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy, mức doanh lợi vốn cố định có xu hướng tăng qua các năm 2016 đến 2018. Cụ thể, mức doanh lợi vốn cố định năm 2016 là 0,115 lần, nghĩa là cứ một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 0,115 đồng lợi nhuận. Năm 2017, mức doanh lợi vốn cố định là 0,278 lần, tức là cứ một đồng vốn cố định sẽ tạo ra được 0,278 đồng lợi nhuận, con số này tăng 0,321 lần so với năm 2016, nghĩa là cứ một đồng vốn cố định bình quân, lợi nhuận năm 2017 sẽ tạo ra nhiều hơn lợi nhuận năm 2016 là 0,007 đồng. Đến năm 2018, chỉ số này tiếp tục tăng, tăng lên thành 0,321 lần, có nghĩa là cứ một đồng VCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra được 0,321 đồng lợi nhuận và đã tăng 0,043 đồng lợi nhuận so với năm 2017.

Qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong giai đoạn 2016-2018, ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định và mức doanh lợi vốn cố định có xu hướng tăng, trong khi mức đảm nhiệm lại có xu hướng giảm. Qua những chỉ số trên chứng tỏ, công ty ngày càng sử dụng có hiệu quả vốn cố định, tận dụng được tài sản cố định. Do những năm gần đây công ty đang dần chú trọng vào công tác quản lý tài sản cố định, sử dụng tốt các thiết bị, máy móc.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.7 : Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

2017/2016 2018/2017

+/- % +/- %

1. Doanh thu thuần Tr.đ 37.693,59 45.232,16 46.453,90 7.538,57 20 1.221,74 2,7 2. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 326,13 850,73 1.007,59 524,60 160,86 156,86 18,44 3. VLĐ bình quân Tr.đ 11.202,38 13.579,96 15.887,35 2.377,59 21,22 2.307,39 16,99

4.Số vòng quay VLĐ Vòng 3,365 3,331 2,924 -0,034 -0,407

Độ dài vòng quay vốn lưu động Ngày 106,98 108,08 123,12 1,1 15,04

Mức đảm nhiệm VLĐ Lần 0,297 0,300 0,342 0,003 0,042

Mức doanh lợi VLĐ Lần 0,029 0,063 0,063 0,034 0

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH TM TH Phương Dung)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Để sử phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động, doanh nghiệp cần sử dụng các chỉ tiêu như: số vòng quay vốn lưu động, mức đảm nhiệm vốn lưu động và mức doanh lợi vốn lưu động.

- Số vòng quay vốn lưu động:

Qua bảng số liệu ta thấy, vòng quay vốn lưu động có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2016 số vòng quay vốn lưu động là 3,365 vòng, có nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra 3,365 đồng doanh thu. Sang năm 2017, số vòng quay vốn lưu động giảm xuống còn 3,331 vòng, nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ thu được 3,331 đồng doanh thu. Như vậy, chỉ số này của năm 2017 giảm 0,034 vòng so với năm 2016. Đến năm 2018, số vòng quay vốn lưu động là 2,924 vòng, có nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh trong năm này sẽ tạo ra 2,924 đồng doanh thu, so với năm 2017 chỉ số này tiếp tục giảm và giảm 0,407 vòng. Chỉ số này qua các năm 2016 đến 2018 có xu hướng giảm chứng tỏ hoạt động luân chuyển vốn của công ty không hiệu quả.

- Độ dài vòng quay vốn lưu động:

Trong giai đoạn 2016-2018, độ dài vòng quay vốn lưu động có xu hướng tăng lên. Cụ thể, độ dài vòng quay vốn lưu động năm 2016 là 106,98 ngày, tức là để thực hiện một vòng quay cần phải mất 106,98 ngày. Năm 2017, thời gian luân chuyển một vòng vốn lưu động đã tăng lên thành 108,08 ngày, tăng 1,1 ngày so với năm 2014.

Năm 2018, để thực hiện một vòng luân chuyển vốn thì phải mất 123,12 ngày, tăng 15,04 ngày so với năm 2017. Độ dài vòng quay vốn lưu động ngày càng tăng là do số vòng quay vốn lưu động ngày càng giảm.

- Mức đảm nhiệm lưu động:

Qua bảng số liệu 2.7, ta thấy mức đảm nhiệm vốn lưu động của công ty năm 2016 là 0,297 lần, có nghĩa là cứ một đồng doanh thu được tạo ra trong quá trình hoạt động kinh doanh cần sử dụng 0,297 đồng vốn lưu động bình quân. Qua năm 2017, mức đảm nhiệm vốn lưu động tăng lên thành 0,3 lần, tức là để tạo ra một đồng doanh thu cần phải sử dụng 0,3 đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào hoạt động kinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhiệm vốn lưu động năm 2018 là 0,342 lần, tức là để tạo ra một đồng doanh thu cần sử dụng 0,342 đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh, mức đảm nhiệm vốn cố định năm 2018 tăng thêm 0,042 lần so với năm trước. Chỉ số này càng nhỏ thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu động tiết kiệm được càng lớn.

- Mức doanh lợi vốn lưu động:

Quan bảng số liệu 2.7 ta thấy, mức doanh lợi vốn lưu động có xu hướng tăng qua các năm 2016 đền 2018. Cụ thể, mức doanh lợi vốn lưu động của công ty năm 2016 là 0,029 lần, có nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 0,029 đồng lợi nhuận. Năm 2017, mức doanh lợi vốn lưu động là 0,063 lần, tức là cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra được 0,063 đồng lợi nhuận, con số này tăng 0,034 lần so với năm 2016. Đến năm 2018, chỉ số này vẫn là 0,063 lần, có nghĩa là với một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra được 0,063 đồng lợi nhuận.

Qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, ta thấy số vòng quay vốn lưu động có xu hướng giảm, trong khi đó độ dài ngày luân chuyển và mức đảm nhiệm lại tăng, mức doanh lợi vốn lưu động không sự thay đổi nhiều trong năm 2018 chứng tỏ rằng doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động chưa đạt hiệu quả. Công ty cần có những giải pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong thời giai tới.