• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các hoạt động can thiệp

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.6. Các hoạt động can thiệp

Tại 2 huyện can thiệp Thọ Xuân, Quan Sơn: Thiết lập Đơn nguyên sơ sinh tại Bệnh viện huyện và góc sơ sinh tuyến xã tại 100% số xã (Quan Sơn 13 xã, Thọ Xuân: 41 xã). Đào tạo chăm sóc sơ sinh cho toàn bộ CBYT huyện, xã cả 2 huyện.

2 2 1

2 2 2 1 1 1 )

2 / 1 ( 2

1 ( )

] ) 1 ( ) 1 ( [ )

1 ( 2 [

p p

p p p p Z p p n Z

n

) 2 / 1 (

Z

) 1 (

Z

Tại 2 huyện đối chứng Thường Xuân, Yên Định: Không can thiệp.

Ngoài ra cả 4 huyện đều can thiệp hỗ trợ truyền thông, phổ biến và triển khai quy chế phối hợp sản- nhi, triển khai các hoạt động quỹ chăm sóc sơ sinh như nhau.

2.2.6.1. Can thiệp thiết lập Đơn nguyên sơ sinh tại 2 Bệnh viện huyện Thọ Xuân và Quan Sơn

(1) Cung cấp trang thiết bị y tế: Danh mục tại Quyết định 1142/QĐ-BYT, mua sắm và cung cấp trang thiết bị thiết yếu như đèn chiếu vàng da, Máy thở áp lực dương liên tục (CPAP), máy đo bộ bão hoà oxygen qua da, lồng ấp sơ sinh.

(2) Đào tạo cán bộ: Mỗi Bệnh viện cử luận phiên 3-4 kíp cán bộ mỗi kíp 1 Bs và 2-3 điều dưỡng, hộ sinh, YSSN tham gia các khoá đào tạo gối nhau, theo hình thức cuốn chiếu. Tổng CBYT được đào tạo Bệnh viện huyện Thọ Xuân là 31, huyện Quan Sơn là 23. Quá trình đào tạo chuyên môn được chia thành các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Học lý thuyết (7 ngày)

Ở giai đoạn này, các học viên được học lý thuyết về chăm sóc sơ sinh thiết yếu và chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh lý. Phương pháp học tích cực, gồm đọc tài liệu, động não, đóng vai và trình diễn trên mô hình giải phẫu, các giảng viên là bác sĩ khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.

Chương trình đào tạo được chính các giảng viên thiết kế có sự tham khảo của bệnh viện huyện nên vừa đảm bảo về tính khách quan vừa đảm bảo về tính chủ quan (theo mặt bệnh và mô hình bệnh tật đặc thù của địa phương).

Các nội dung đào tạo lý thuyết gồm: Rối loạn thân nhiệt; Vàng da ở trẻ sơ sinh; Điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh; Các phương pháp cung cấp ô xy;

Hồi sức trẻ ngạt sau đẻ tại phòng đẻ; Chăm sóc và điều trị đẻ non; Dị tật sơ

sinh cần can thiệp sớm; Hạ đường máu; Co giật ở trẻ sơ sinh; Các thủ thuật:

Các thủ thuật chọc màng phổi; Nhiễm trùng da, rốn; Chăm sóc thiết yếu cho trẻ sơ sinh bình thường; Chuyển viện an toàn; Thực hành: các thủ thuật và cấp cứu sơ sinh; Giao tiếp và hỗ trợ tinh thần cho gia đình bệnh nhân; Ra viện và khám lại; Chăm sóc trẻ bằng phương pháp KMC; Nuôi dưỡng đường miệng và truyền dịch ở trẻ sơ sinh; Phối hợp sản - nhi; Nhiễm trùng thông thường ở trẻ sơ sinh; Tư vấn bà mẹ và gia đình về chăm sóc trẻ sơ sinh; Phòng chống nhiễm khuẩn; Nuôi con bằng sữa mẹ…

Giai đoạn 2: Thực hành lâm sàng tại bệnh viện nhi Thanh Hóa (3 tháng) Ở giai đoạn này, các học viên được thành hành trên bệnh nhân nhi đang điều trị tại Khoa sơ sinh, BV Nhi Thanh Hóa. Nội dung thực hành là những nội dung đã được học trong giai đoạn học lý thuyết. Trong thời gian thực hành ở đây, các học viên được các giảng viên kèm cặp sát sao đảm bảo các kỹ thuật được áp dụng chuẩn mực. Học viên là bác sĩ được bác sĩ kèm cặp, học viên là điều dưỡng viên được điều dưỡng kèm cặp. Phương pháp học ở đây là học trên ca bệnh, cầm tay chỉ việc. Một giảng viên kèm 4 -6 học viên.

Trước khi được thực hành trên người bệnh, các học viên được định hướng lại nội dung thực hành lâm sàng. Mỗi học viên phải tự xác định cho mình mục tiêu học tập, đồng thời đặt ra các chỉ tiêu cần đạt được trong thời gian thực hành tại đây. Hàng ngày, học viên làm việc và cùng họp giao ban buổi sáng với Khoa, cùng trực đêm với các CBYT khác của Khoa. Các học viên phải tuân thủ đầy đủ các nội quy làm việc của Khoa sơ sinh như nhân viên của Khoa: Mỗi học viên có Sổ tay thực hành lâm sàng.

Sau ba tháng thực hành, các giảng viên sơ kết lại quá trình học tập của học viên và đưa ra nhận xét về từng học viên. Về mặt chuyên môn, các học viên đều có khả năng làm việc độc lập tại tuyến huyện khi gặp các ca bệnh tương tự.

Các học viên này được các giảng viên tỉnh xuống giám sát hỗ trợ. Qua giám sát hỗ trợ này, các học viên tự tin hơn về kỹ năng chuyên môn của mình.

(3) Vận hành Đơn nguyên sơ sinh: Sau các giai đoạn học chuyên môn như ở trên, học viên được trở về nơi làm việc của mình và bắt đầu thực hành.

Công việc được bắt đầu bằng việc tổ chức lại khoa/phòng cho Đơn nguyên sơ sinh, lắp đặt trang thiết bị cần thiết, xây dựng quy chế phối hợp sản-nhi trong chẩn đoán và điều trị các ca bệnh. Các bệnh viện đều xác định sẽ cố gắng giữ sơ sinh bệnh lại để điều trị theo phân tuyến chuyên môn. Trong những ca bệnh khó nhưng vẫn nằm trong phân tuyến chuyên môn, vượt quá khả năng hiện tại của CBYT kíp trực sẽ mời bác sĩ nhi tuyến trên xuống hỗ trợ tại chỗ chứ không chuyển tuyến. Trước đây các bác sĩ của khoa nhi chỉ được mời sang khoa sản để hội chẩn khi trẻ đã ra đời và đang gặp vấn đề về sức khoẻ.

Nhưng khi khoa sản gặp một ca đẻ khó và tiên lượng là có vấn đề thì mời bác sĩ của ĐNSS hội chẩn, cùng tiên lượng cuộc đẻ và cùng xử trí ngay khi đứa trẻ ra đời. Nếu trẻ gặp vấn đề, chuyển ngay lên ĐNSS nơi có đầy đủ TTB cần thiết để được theo dõi và điều trị tích cực.

(4) Giám sát hỗ trợ sau đào tạo: Việc giám sát chuyên môn được các giảng viên tuyến tỉnh tiến hành định kỳ. Mục tiêu là hỗ trợ tuyến dưới, đảm bảo các kỹ năng chuyên môn được áp dụng đúng. Ngoài ra, các giám sát viên cũng xem xét lại vấn đề tổ chức phòng/khoa điều trị bệnh, xem lại hồ sơ bệnh nhân và xem xét từng ca bệnh xem quá trình chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện có theo đúng chuyên môn hay không. Việc giám sát tập trung vào 3 tháng đầu sau khi ĐNSS đi vào vận hành, sau đó tần suất giám sát hỗ trợ sẽ thưa dần theo quý và năm sau sẽ giám sát hỗ trợ 2 lần/năm, hoặc giám sát đột suất.

2.2.6.2.Can thiệp góc sơ sinh tại TYT 2 huyện Thọ Xuân và Quan Sơn (1) Cung cấp trang thiết bị cho Góc sơ sinh TYT (danh mục theo Quyết định số 1142/QĐ-BYT)

(2) Đào tạo cho cán bộ tuyến xã

Tại các huyện chọn can thiệp sẽ đào tạo cho cán bộ Trạm Y tế xã theo hình thức luân phiên mỗi TYT 1-2 CBYT được chọn cử thành mỗi lớp 20-25 học viên, gối nhau theo hình thức cuốn chiếu để CBYT tham gia đỡ đẻ, chăm sóc sơ sinh tuyến xã được đào tạo. Huyện Quan Sơn 2 lớp: 37 học viên, Thọ Xuân 6 lớp: 132 học viên.

Nội dung: Chăm sóc thiết yếu cho trẻ sơ sinh bình thường; Chuyển viện an toàn; Nhiễm trùng thông thường ở trẻ sơ sinh; Tư vấn bà mẹ và gia đình về chăm sóc trẻ sơ sinh; Phòng chống nhiễm khuẩn; Nuôi con bằng sữa mẹ; Giao tiếp và hỗ trợ tinh thần cho gia đình bệnh nhân; …

Thời gian: 1 lớp 3 tuần, gồm:

+ Lý thuyết 5 ngày

+ Thực hành: 2 tuần tại Bệnh viện đa khoa huyện, chủ yếu tại khoa sản, khoa nhi, khoa cấp cứu hồi sức.

Lớp học được xây dựng các tiêu chí lý thuyết, thực hành cơ bản cần đạt được có kiểm tra đánh giá trước và sau lớp học.

(3) Vận hành Góc sơ sinh: Triển khai đỡ đẻ thường và CSSS thiết yếu tại phòng đẻ và góc sơ sinh. Nội dung theo phân tuyến CSSS tuyến xã đã được đào tạo, chủ yếu là chăm sóc sơ sinh khoẻ mạnh, phát hiện sớm dấu hiệu nguy hiểm, chuyển tuyến kịp thời sơ sinh bệnh lý.

(4) Giám sát hỗ trợ sau đào tạo: Việc giám sát chuyên môn được các giảng viên tuyến tỉnh và huyện tiến hành định kỳ. Việc giám sát tập trung vào 3 tháng đầu sau khi góc sơ sinh vận hành, sau đó tần suất giám sát hỗ trợ sẽ thưa dần theo quý và năm sau sẽ giám sát hỗ trợ 2 lần/năm, hoặc giám sát đột suất.

Cán bộ đơn nguyên sơ sinh, khoa sản, khoa nhi của bệnh viện huyện có lịch hàng quý xuống ít nhất 1 trạm y tế 1 lần để hướng dẫn cầm tay chỉ việc chăm sóc sơ sinh thiết yếu tuyến xã, hỗ trợ những trường hợp bệnh lý khác.

Các học viên tuyến xã sẽ được giám sát hỗ trợ 6 tháng đầu 1 tháng 1 lần, trong những tháng tiếp theo 1 quý 1 lần do cán bộ tuyến huyện đã được đào tạo cho đơn nguyên sơ sinh hỗ trợ.