• Không có kết quả nào được tìm thấy

Yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành CSSS của CBYT

Chương 1: TỔNG QUAN

1.2. Thực trạng chăm sóc sơ sinh

1.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành CSSS của CBYT

Kiến thức và kỹ năng của CBYT về chuyên môn nói chung cũng như về CSSS nói riêng còn nhiều hạn chế như đã trình bày ở trên. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và kỹ năng của CBYT trong CSSS như chương trình học tập và công tác đào tạo mới trong nhà trường, đào tạo bổ sung cập nhật trong khi làm việc, công tác giám sát CSSS từ tuyến trên, chế độ đã ngộ như lương bổng, thăm quan học tập, chính sách luân chuyển cán bộ, nơi công tác, công việc hàng ngày, lưu lượng bệnh nhân.

Việc đào tạo cán bộ y tế cho công tác CSSS ở các cơ sở y tế là rất quan trọng. Kinh nghiệm tại nhiều nước trên thế giới, muốn nâng cao sức khoẻ trẻ

sơ sinh thì yếu tố con người là quan trọng nhất. Vai trò của người nữ hộ sinh là rất cao trong việc nâng cao sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được kiến thức và kỹ năng CSSS của người nữ hộ sinh.

Có khá nhiều nước trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, số lượng nữ hộ sinh được đào tạo khá nhiều và được phân bố ở khắp các tuyến từ TYT xã đến bệnh viện trung ương nhưng hiệu quả CSSS chưa thật cao thể hiện qua tỷ lệ tử vong cao của trẻ sơ sinh ở các vùng khó khăn [42], [43], [44], [45].

Điều này đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, do công tác đào tạo chưa đạt được theo chuẩn mực quốc tế, hàng năm rất ít có cơ hội đào tạo cho các CBYT làm công tác CSSS, hệ thống chuyển tuyến gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng chăm sóc y tế vẫn còn nhiều hạn chế. Theo Hướng dẫn Quốc gia về CSSKSS, tất cả các CBYT các tuyến đều được đào tạo lại, cập nhật các kiến thức về kỹ năng CSSS. Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế về nguồn lực nên không phải tất cả CBYT đều được tập huấn một cách bài bản, đặc biệt là về CSSS và cấp cứu sơ sinh. Các nghiên cứu của UNFPA cũng như của Tổ chức Cứu trợ trẻ em, tỷ lệ CBYT của các tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là tuyến xã, tập huấn về kỹ năng CSSS và cấp cứu sơ sinh là chưa đầy đủ. Chỉ dưới 50% CBYT tuyến huyện và tuyến xã được tập huấn về CSSS, đặc biệt thấp ở tuyến xã do thiếu người phục vụ hàng ngày [12], [13]. Tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh còn khá cao (16/1.000 trẻ đẻ sống) [2].

Năm 2010, theo số liệu của Tổng cục Thống kê số tử vong sơ sinh trên toàn quốc là 15.104 trẻ, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân dưới 5 tuổi (cân nặng/tuổi) là 16,8% [2].

Công tác đào tạo về CSSS vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hầu như chỉ có những tỉnh có dự án hỗ trợ thì CBYT mới có khả năng tiếp cận đầy đủ các chương trình đào tạo ngắn hạn về CSSS. Những người hành nghề y tế tư nhân mặc dù có tham gia cung cấp dịch vụ CSSKSS nhưng chưa được tham gia các

lớp đào tạo lại về CSSS. Do hạn chế về nguồn lực nên các chương trình đào tạo đều thực hiện theo phương pháp đào tạo giảng viên cho các tuyến: Đào tạo giảng viên trung ương, giảng viên tuyến tỉnh và thực hiện tại địa phương.

Theo nhận định của cán bộ quản lý các chương trình, chất lượng đào tạo còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Giám sát sau đào tạo chưa thực hiện được do thiếu kinh phí và nguồn lực [12], [13].

Công tác giám sát chuyên môn về CSSS đóng góp một phần rất quan trọng vào chất lượng cung cấp dịch vụ CSSS cũng như vào kiến thức và kỹ năng của CBYT. Mặc dù ngành Y tế, đặc biệt là Vụ Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em đã cố gắng thiết lập được hệ thống theo dõi giám sát bao gồm cả hướng dẫn và biểu mẫu cho công tác giám sát sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, tuy nhiên vẫn còn một số điểm còn bất cập. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng ngành y tế hiện nay vẫn chưa đưa ra được một cách toàn diện các chỉ số để theo dõi giám sát tiến độ thực hiện của các chương trình can thiệp về sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, đặc biệt là các chỉ số quá trình. Điều này cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành của CBYT và từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ sơ sinh.

Việc huy động được đội ngũ giám sát viên có cam kết cao còn gặp nhiều khó khăn vì công việc hàng ngày của họ quá bận. Cán bộ giám sát vẫn chính là các CBYT đang công tác tại các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế, họ có quá nhiều việc làm tại các bệnh viện. Mặt khác trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng giám sát của các CBYT hiện nay còn nhiều hạn chế khiến cho việc hỗ trợ CBYT tuyến dưới triển khai công việc rất khó, đặc biệt những kỹ thuật yêu cầu người giám sát phải có thời gian và trình độ trong công tác giám sát.

Mặc dù là công tác giám sát hỗ trợ kỹ thuật từ tuyến trên xuống tuyến dưới được ghi nhận là có hiệu quả. Tuy nhiên, về tính khả thi thì còn nhiều băn khoăn do chi phí quá cao và tốn nguồn nhân lực rất lớn.

Như vậy, xu hướng ít sử dụng dịch vụ y tế CSSS ngày càng ít tại tuyến xã xuất hiện gần đây và có thể tạo ra các ảnh hưởng không tốt như lãng phí nguồn lực, đầu tư không đúng tại các khu vực dự án ở xã. Do vậy, ngay cả những nhà quản lý cũng còn đưa ra những yêu cầu thiết thực cơ cấu danh mục trang thiết bị cho trạm y tế xã để phù hợp với tình hình thực tế trong giai đoạn hiện nay.

Nghiên cứu của Dương Công Hoạt và cộng sự tại các huyện Diễn Châu, Tương Dương và Thanh Chương tỉnh Nghệ An trong năm 2004 ở 3 bệnh viện huyện và 32 xã cho thấy những nội dung về chăm sóc sơ sinh rất cần thiết như giữ thông thoáng đường thở, giữ ấm, khám toàn thân chỉ được dưới 50%

CBYT nhắc tới. Đặc biệt, CBYT tuyến huyện rất ít để ý đến việc chăm sóc mắt, cân trẻ, tiêm vitamin K1, tiêm phòng lao và viêm gan B cho trẻ (chỉ có dưới 20% CBYT tuyến tỉnh, huyện kể ra) [46]. Một nghiên cứu khác ở nước ngoài cũng cho kết quả tương tự như kết quả của tác giả trên [47].

1.3. Kết quả hoạt động của một số mô hình can thiệp chăm sóc sơ sinh tại