• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xăng dầu Thừa

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC

2.2. Tổng quan về Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

2.2.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xăng dầu Thừa

SVTH: Lê Ngọc Thùy Linh 38 thuế bảo vệ môi trường cao. Thuế bảo vệ môi trường đánh vào mỗi lít xăng là

3.000 đồng/lít và dầu nhờn các loại là 1.500 đồng/lít. Như vậy việc tăng hàng tồn kho và tăng doanh thu bắt buộc công ty phải gánh chịu khoản thuế lớn hơn.

Phải trả ngắn hạn khác tăng là do kinh phí công đoàn và chi phí bảo hiểm xã hội tăng.

Vốn chủ sở hữu trong năm 2017 tăng 12.506 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng với 26,27% và trong năm 2018 lại tăng 13.367 triệu đồng so với năm 2017, tương ứng với 22,24%. Sự gia tăng của vốn chủ sở hữu chủ yếu là do tăng vốn góp của chủ sở hữu theo lộ trình phát triển chung của công ty và sự rót vốn trực tiếp từ Tập Đoàn. Công ty không kêu gọi bất kỳ nguồn vốn bên ngoài nào khác.

2.2.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xăng dầu

Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2018.

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017

Giá trị Giá trị Giá trị +/- (trđ) % +/- (trđ) %

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.692.451 1.385.864 1.756.411 -306.587 -18,11 370.547 26,74 2. DTT về BH và cung cấp dịch vụ 1.692.451 1.385.864 1.756.411 -306.587 -18,11 370.547 26,74

3. Giá vốn hàng bán 1.580.237 1.246.406 1.611.847 -333.831 -21,13 365.441 29,32

4. LN gộp về BH và cung cấp dịch vụ 112.215 139.458 144.564 27.243 24,28 5.106 3,66

5. Doanh thu hoạt động tài chính 2.534 1.239 890 -1.295 -51,10 -349 -28,17

6. Chi phí tài chính 1.151 623 4.467 -528 -45,87 3.844 617,01

- Trong đó chi phí lãi vay 856 623 397 -233 -27,22 -226 -36,28

7. Chi phí bán hàng 86.085 101.768 112.815 15.683 18,22 11.047 10,86

8. LNT từ HĐKD 27.512 38.306 28.173 10.794 39,23 -10.133 -26,45

9. Thu nhập khác 70 225 304 155 22,.43 79 35,11

10. Chi phí khác 117 128 335 11 9,40 207 161,72

11. Lợi nhuận khác -46 98 -31 144 -313,04 -129 -131,63

12. Tổng LNT trước thuế 27.466 38.404 28.142 10.938 39,82 -10.262 -26,72

13. Chi phí thuế TNDN hiện hành 5.894 7.721 5.711 1.827 31,00 -2.010 -26,03

14. LN sau thuế TNDN 21.572 30.683 22.431 9.111 42,24 -8.252 -26,89

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Lê Ngọc Thùy Linh 40

Doanh thu thuần về bảo hiểm và cung cấp dịch vụ:

Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy, doanh thu thuần về bảo hiểm và cung cấp dịch vụ của công ty có sự biến động qua các năm. Kết thúc năm 2016, công ty ghi nhận 1.692 tỷ đồng tổng doanh thu thuần; đến năm 2017, doanh thu thuần đột ngột giảm xuống còn 1.385 tỷ đồng, tức là giảm 307 tỷ đồng tương ứng giảm 18,12% so với năm 2016. Sang năm 2018, doanh thu thuần lại tăng lên đáng kể với mức tăng 371 tỷ đồng tương ứng tăng 26,77% so với năm 2017. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm trong năm 2017 là giá nguyên liệu đầu vào là giá xăng dầu đầu vào tiếp tục xu hướng giảm sâu trong những tháng đầu năm 2017. Cụ thể, giá xăng RON92 bình quân trong năm 2017 là 53,44 $/thùng, thấp hơn 19,12%so với giá bình quân năm 2016 là 66,07$/thùng. Theo đó doanh thu thuần trong năm 2017 giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2016, giảm 18,12%. Kết thúc 2018, Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng đáng kể nhờ vào 2 yếu tố chính là giá dầu bình quân thế giới năm 2018 đã có sự chuyển biến tích cực hơn so với năm 2017 và sản lượng tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng ổn định 7% so với năm 2017.

Lợi nhuận gộp về bảo hiểm và cung cấp dịch vụ:

Mặc dù doanh thu thuần năm 2017 giảm mạnh so với năm 2016, nhưng lợi nhuận gộp của công ty vẫn tăng trưởng qua các năm. Cụ thể, mức lợi nhuận gộp 2016 là 112 tỷ đồng và tiếp tục tăng trong năm 2017 đạt 139 tỷ đồng, tức là tăng 27 tỷ đồng tương ứng tăng 24,28%. Đến năm 2018, lợi nhuận gộp chạm mốc 144 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng tương ứng tăng 3,66% so với năm 2017.

Doanh thu của các doanh nghiệp phân phối xăng dầu nói chung và Petrolimex nói riêng đều bị áp trần bởi mức giá cơ sở (theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu) nhưng lợi nhuận thì vẫn có thể tăng trưởng nhờ vào các yếu tố:

- Quản lý tốt cơ chế hàng tồn kho: nhờ hệ thống kho bể có sức chứa lớn hơn nhu cầu thực tế, Petrolimex dễ dàng thay đổi vòng quay hàng tồn kho của mình một cách chủđộng phù hợp với biến động của giá dầu đầu vào.

- Tối ưu giá CIF: trong đó có giá mua xăng dầu và giá vận chuyển không bị khống chế bởi giá cơ sở. Với ưu thế về quy mô, luôn có được giá CIF thấp hơn đối thủ cạnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

đàm phán về giá mua thấp hơn các đầu mối khác: hai là, Petrolimex có đội tàu vận chuyển riêng và các kho bãi trung chuyển riêng nên giá vận chuyển cũng thấp hơn giá trung bình cấu thành giá cơ sở.

- Tiết giảm chi phí kinh doanh định mức: đây là chi phí lưu thông xăng dầu trong nước bao gồm cả bán buôn và bán lẻ. Sở hữu hệ thống kho bể có sức chứa lớn nên chi phí lưu thông xăng dầu thực tế thường thấp hơn chi phí định mức được tính trong giá cơ sở.

Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác:

Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, chiết khấu thanh toán và doanh thu hoạt động tài chính khác. Qua 3 năm 2016, 2017, 2018 doanh thu hoạt động tài chính có xu hướng giảm dần cụ thể: Năm 2017, giảm 51,11% so với 2016 và năm 2018 giảm 28,13% so với năm 2017. Nguyên nhân là do năm 2017 công ty có lượng tiền gửi ngân hàng ít hơn 2016 nên lượng tiền lãi nhận được cũng ít hơn. Tiếp đến năm 2018, công ty lại tiếp tục giảm lượng tiền lãi nhận được và không còn có khoản lãi bán hàng trả chậm và chiết khấu thanh toán.

Thu nhập khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn thu của công ty nên việc tăng giảm khoản thu nhập khác hầu như không ảnh hưởng đến sự biến động lợi nhuận của công ty. Và chủ yếu thu nhập khác của công ty đến từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

Giá vốn hàng bán:

Giá vốn hàng bán được ghi nhận trong năm 2017 là 1.246 tỷ đồng, giảm 21,13% so với năm 2016. Đến năm 2018, giá vốn hàng bán của công ty tăng trở lại đạt mức 1.611 tỷ đồng, tăng 29,32% tương ứng tăng 365 tỷ đồng so với năm 2017. Việc giá vốn hàng bán biến động tăng giảm thất thường cũng là điều dễ nhận biết bởi doanh thu trong năm 2017 sụt giảm đáng kể thì sẽ kéo theo sự sụt giảm của giá vốn hàng bán, bởi hai khoản mục này đối ứng với nhau trong quá trình hạch toán của công ty.

Sang năm 2018, giá xăng dầu thế giới bắt đầu ổn định hơn, doanh thu tăng trưởng trở lại đi kèm với đó là giá vốn hàng bán tăng trở lại.

Chi phí tài chính:

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Lê Ngọc Thùy Linh 42 chính đạt 1.151 tỷ đồng. Đến năm 2017, chi phí tài chính giảm mạnh xuống còn 623 triệu đồng, tức là giảm 528 triệu đồng tương ứng giảm 45,89% so với năm 2016. Qua năm 2018, chi phí tài chính tăng đột ngột trở lại tăng đến 3,8 tỷ đồng tương ứng tăng 617,14% so với năm 2017. Nguyên nhân trực tiếp gây ra sự biến động này là do năm 2018, phát sinh một khoản lỗ từ thu hồi khoản đầu tư vào công ty liên kết (Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Petrolimex Huế) lên đến 4,1 tỷ đồng.

Chi phí bán hàng:

Chi phí bán hàng có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Năm 2017 chi phí bán hàng là 101 tỷ đồng, tăng 15 tỷ đồng tương ứng tăng 18,22% so với 2016. Đến năm 2018, chi phí bán hàng tiếp tục tăng 11 tỷ đồng tương ứng tăng 10,86% so với năm 2017. Trong chi phí bán hàng bao gồm: chi phí bán hàng, chi phí nhân viên, chi phí khấu hao, chi phí vận chuyển và chi phí khác. Sự gia tăng của chi phí bán hàng là do các loại chi phí trên đều có xu hướng tăng dần qua các năm. Và đặc biệt là Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế không có chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí khác chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong các loại chi phí nên không ảnh hưởng nhiều đến sự biến động của lợi nhuận. Chi phí khác của công ty chủ yếu là giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán.

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp:

Kết thúc năm 2016, công ty ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế đạt 21,5 tỷ đồng. Đến năm 2017, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 30,6 tỷ đồng, tăng mạnh 9,1 tỷ đồng tương ứng tăng 42,24% so với năm 2016. Mặc dù, doanh thu thuần 2017 giảm mạnh 18,12% nhưng lợi nhuận sau thuế trong năm 2017 lại có sự tăng trưởng rất ấn tượng: 42,24% so với cùng kỳ.

Nguyên nhân trực tiếp là do giá xăng dầu thế giới giảm mạnh đã làm cho giá vốn giảm dẫn đến việc tăng lợi nhuận sau thuế. Tính đến thời điểm kết thúc năm 2018, công ty ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế là 22,4 tỷđồng, giảm 8,2 tỷ đồng tương ứng giảm 26,90% so với năm 2017. Nguyên nhân là do chi phí tài chính tăng mạnh 617,14% và chi phí bán hàng tăng 10,86% so với năm 2017.

Trường Đại học Kinh tế Huế

của công ty phụ thuộc nhiều từ chính sách bán lẻ xăng dầu của Bộ Công Thương. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ có mức lợi nhuận định mức 300 đồng/lít xăng bất kể giá xăng dầu thế giới có biến động như thế nào. Tuy vậy, yếu tố đáng chú ý nhất là thuế nhập khẩu được công bố tính trong giá bán lẻ. Tùy vào nguồn nguyên liệu mà mỗi đầu mối có mức thuế suất thực tế khác nhau và phần chênh lệch giữa thuế suất do bộcông thương công bố và thuế suất thực tế. Kể từ tháng 3/2016, việc thay đổi thuế nhập khẩu ở khu vực ưu đãi từ 20% xuống còn 10% đã giúp các doanh nghiệp xăng dầu được hưởng chênh lệch từ thuế suất thực tế và thuế suất cơ sở do bộ công thương ban hành.

2.3. Đánh giá thực trạng các yếu tố tạo động lực làm việc của nhân viên tại