• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Kết luận

Internet đã ngày càng trở nên thân thuộc trong cuộc sống, việc ứng dụng Internet vào các hoạt động kinh doanh đã không còn xa lạ, tuy nhiên, việc sử dụng công cụ để quảng bá, xúc tiến du lịch như thế nào để đạt hiệu quả cao vẫn đang là một câu hỏi khó cho nhiều doanh nghiệp. Chính vì vậy các doanh nghiệp du lịch không thể áp dụng máy móc theo kiểu rập khuôn hay theo đám đông như marketing truyền thống. Các công cụ E-marketing đã giúp doanh nghiệp đạt được nhiều bước tiến mới trong kinh doanh, quảng bá thương hiệu cũng như hình ảnh đến gần hơn với khách hàng. Tuy nhiên E-marketing có những đòi hỏi lớn hơn rất nhiều về chất lượng nguồn nhân lực cũng như công nghệ và những kỹ thuật, kỹ xảo riêng. Thêm nữa, trong bối cảnh “thế giới ngày càng phẳng”, sức lan tỏa nhanh chóng và mạnh mẽ của thông tin qua hệ thống mạng xã hội, vấn đề an ninh mạng, bảo mật thông tin trở thành thách thức cho tất cả các đơn vị, doanh nghiệp. Các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng như cơ quan truyền thông nhà nước về du lịch nên chăng cần tiếp tục đầu tư về nhân lực, nghiên cứu, tìm tòi kỹ lưỡng, xây dựng chiến lược phù hợp trước khi áp dụng E-marketing vào hoạt động thực tiễn của mình, không nên áp dụng một cách

Trường Đại học Kinh tế Huế

thiếu sáng tạo, “bong bóng” vì nó có thể là con dao hai lưỡi, có những tác động xấu đến hình ảnh của đơn vị. Chính vì vậy tác giả nghiên cứu đề tài:"Nâng cao hoạt động e-marketing tại Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình". Từ những kết quả thu được ở trên, đề tài đã làm rõ thực trạng, những tồn tại hạn chế, cũng như các nguyên nhân từ đó xây dựng các mục tiêu cụ thể và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng Marketing điện tử trong hoạt động kinh doanh của CTCPDLSGQB.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Nhà nước

Đề nghị sự quan tâm hỗ trợ của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành Trung ương để làm tốt công tác tuyền thông và định hướng về du lịch; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về du lịch.

Kiến nghị Chính phủ cần quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa để tỉnh có thêm nguồn lực phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tại phương; mong muốn Chính phủ hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp cảng hàng không Đồng Hới thành cảng hàng không quốc tế; mở thêm các đường bay quốc tế; hỗ trợ tỉnh xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và quảng bá, xúc tiến du lịch tại các thị trường quốc tế.

Kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có cơ chế phù hợp trong việc tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch truyền thống và nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động marketing du lịch

2.2. Đối với chính quyền địa phương

Quảng Bình sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư sớm hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác các dự án đầu tư về cơ sở lưu trú, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, đặc biệt là các dự án trọng điểm tạo sự phát triển bứt phá.

Có sự phối hợp giữa các ngành chức năng và địa phương trong việc cấp phép cho các tour tuyến du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát giá cả và chất lượng dịch vụ đối với các cơ sở kinh doanh du lịch và địa phương có điểm du lịch.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tỉnh Quảng Bình cần quan tâm hơn nữa trong xúc tiến đầu tư, cần có thêm nhiều giải pháp tốt kích cầu du lịch để tốc độ tăng trưởng du lịch vừa phải nhanh nhưng bền vững, có thêm nhiều dự án lớn, dự án động lực về du lịch được đầu tư tại địa phương. Cần có tầm nhìn xa về phát triển văn hóa, du lịch; quan tâm đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực du lịch; đẩy mạnh phát triển nhiều loại hình du lịch, trong đó cần ưu tiên, chú trọng phát triển du lịch cộng động; gắn phát triển du lịch với đảm bảo môi trường sinh thái, văn hóa xã hội. Hiện nay, bên cạnh những nguồn lực, thế mạnh về Di sản thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình cần quan tâm khai thác nhiều mảng, tuyến, tour, loại hình du lịch mới, đặc sắc, hấp dẫn để làm phong phú thêm bức tranh du lịch tại địa phương…

Tỉnh cũng nghiên cứu hình thành và phát triển các tuyến du lịch văn hóa tâm linh, sản phẩm du lịch tìm hiểu văn hóa - lịch sử; tuyến du lịch theo dòng lịch sử kết hợp với sinh hoạt lễ hội và văn hóa nghệ thuật dân gian; phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới, kết hợp với phát huy các làng nghề truyền thống, hình thành điểm du lịch văn hóa tộc người; phấn đấu mỗi huyện, thị xã, thành phố có một sản phẩm du lịch đặc trưng và 50% địa phương có hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch; tăng cường cung cấp thông tin, từng bước xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch Quảng Bình…

Trường Đại học Kinh tế Huế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NƯỚC

1. TripAdvisor (2014), Bài viết “Cách đánh giá trợ giúp doanh nghiệp của quý vị”.

2. CTCPDLSGQB, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2016 đến 2018.

3. Hiệp hội Du lịch Quảng Bình (2017), Báo cáo “Điều tra, khảo sát và xây dựng Kế hoạch ứng dụng Marketing điện tử trong các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2017”.

4. Đinh Thị Thu Hân (2012), Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng marketing điện tử (e-marketing) nhằm thu hút khách quốc tế trong doanh nghiệp du lịch tại tp. Hồ Chí Minh năm 2020.

5. Nguyễn Thị Giang (2016), Luận văn thạc sĩ du lịch: Phát triển hoạt động marketing online khách sạn, ứng dụng cho các khách sạn 3 sao phố cổ Hà Nội.

6. Tống Viết Bảo Hoàng (2017), Giáo trình môn E-marketing Đại học Kinh tế Huế.

7. Trần Hải Lâm (2018), Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Công ty cổ phần du lịch Sài Gòn Quảng Bình.

8. Vũ Hà My (2015), Khóa luận tốt nghiệp: xây dựng và phát triển chiến lược e-marketing cho công ty trách nhiệm hữu hạn Phạm Tường 2000.

Trường Đại học Kinh tế Huế