• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC A.THƠ TRUNG ĐẠI, HIỆN ĐẠI

2. Kiến thức về tác phẩm:

* Nội dung:

- Tám câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người.

+ Bốn câu trên: Lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình; qua đó, thể hiện tâm trạng của người ở lại.

+ Bốn câu thơ tiếp: Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến.

- Tám mươi hai câu sau: Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm.

+ Mười hai câu hỏi: Gợi lên những kỉ niệm ở Việt Bắc trong những năm tháng đã qua, khơi gợi, nhắc nhớ những kỉ niệm trong những năm cách mạng và kháng chiến.

Việt Bắc từng là chiến khu an toàn, nhân dân ân tình, thuỷ chung, hết lòng với cách mạng và kháng chiến.

+ Bảy mươi câu đáp: Mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết với Việt Bắc; qua đó, dựng lên hình ảnh chiến khu trong kháng chiến anh hùng và tình nghĩa thuỷ chung. Nội dung chủ đạo là nỗi nhớ Việt Bắc, những kỉ niệm về Việt Bắc (bốn câu đầu đoạn khẳng định nghĩa tình thuỷ chung son sắt; hai mươi tám câu tiếp nói về nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và con người, cuộc sống nơi đây; hai mươi câu tiếp nói về cuộc kháng chiến anh hùng; mười sáu câu cuối đoạn thể hiện nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc, những kỉ niệm về cuộc kháng chiến).

* Nghệ thuật:

- Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu:

+ Thể thơ lục bát.

+ Lối đối đáp, cách xưng hô mình - ta quen thuộc trong ca dao.

+ Ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi.

* Ý nghĩa:

- Bài thơ là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.

CHIỀU TỐI - Hồ Chí Minh - Kiến thức cơ bản:

b. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm:

b.1. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều tối nơi rừng núi.

- Khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng khi chiều muộn với cánh chim mệt mỏi tìm chốn ngủ, và chòm mây cô đơn lững lờ giữa tầng không đã được phác họa bằng những nét chấm phá theo bút pháp cổ điển, người đọc vẫn cảm nhận được cảnh núi rừng chiều thật âm u, không hệ gợi âm thanh mà nghe thật vắng vẻ và quạnh hiu.

- Với dôi nét chấm phà theo bút pháp cổ điển, bức tranh núi rừng khi chiều tối đã hiện ra rõ nét. Trong khung cảnh núi rừng lúc trời sắp tối, những cảnh chim mỏi mệt đang tìm về tổ ấm. Trên lưng trời là vài chòm mây chầm chậm trôi qua. Vì chiều là thời gian của một ngày tàn nên mọi vận động của thiên nhiên đều nhẹ nhàng, có phần mệt mỏi. Bức tranh phong cảnh tuy đẹp và nên thơ nhưng vẫn có nét buồn. Mỗi nỗi niềm man mác, bâng khuâng trải ra với bầu trời cao rộng, với cánh chim rong ruổi tìm chốn ngủ trong mệt mỏi, với chòm mây lẻ loi, cô đơn. Trong ý thơ có biết bao sự hòa hợp, cảm thông giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật thiên nhiên. Cội nguồn của sự cảm thông ấy chính là tình yêu thương mênh mông của Bác dành cho thiên nhiên cho mọi sự sống trên đời.

- Hơn thế, chòm mây như có hôn người, như mang tâm trạng, nó cô đơn, lẻ loi, và lặng lẽ, lững lờ trôi giữa không gian rộng lớn của trời chiều, nó mang nỗi buồn trong cảnh ngộ chia lìa: cánh chim mải miết bay về rừng xanh, chòm mây trôi chậm như ở lại giữa tầng không. Tuy vậy, vẻ đẹp cổ điển của hai câu thơ đã thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ, bởi vì nếu không có ý chí và nghị lực không có phong thái ung dung tự chủ và sự tự do hoàn toàn về tinh thần thì không thể có những câu thwo cảm nhận thiên nhiên thật sâu sắc và tinh tế như thế trong hoàn cảnh khắc nghiệt của cảnh tù đày. Nói khác đi đó là chất thép ẩn sau chất tình.

b.2 Hai câu cuối: Bức tranh tâm cảnh của nhà thơ.

- Bức tranh cuộc sống ở vùng sơn cước với vẻ đẹp khỏe khoắn của người con gái xóm núi đang xay ngô bên lò than. Hình ảnh người phụ nữ lao động ở đây được gợi tả một cách cụ thể, sinh động như một bức tranh hiện thực. Chính nét vẽ đời thường ấy làm cho bài thơ theo dáng vẻ hiện đại, hơn thế, hình ảnh cô gái xay ngô, hình ảnh con người nổi bật lên như là trung tâm của bức tranh thiên nhiên. Cuộc sống đời thường đã đem lại cho người tù hơi ấm, niềm vui.

- Bài thơ chuyển một cách đột ngột, từ quang cảnh buổi chiều tôi buồn bã sang những hình ảnh sinh động, đầy sức sống. hình ảnh thiếu nữ nơi rừng núi xuất hiện với hoạt động xay ngô làm cho không khí buổi chiều có chút náo nhiệt, có thêm một chút sinh khí. Chính nét vẽ đời thường ấy làm cho bài thơ theo dáng vẻ hiện đại, hơn thế, trong sự hình dung về cự li, khoảng cách với cánh chim và chòm mây ( ở viễn cảnh), hình ảnh cô gái xay ngô, hình ảnh con người (ở cận cảnh) nổi bật lên như là trung tâm của bức tranh thiên nhiên. Trong bài thơ của Bác, hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, sống động và chính cuộc sống lao động bình dị đó càng trở lên dáng quí, đáng trân trọng biết bao giữa núi từng chiều tối âm u, heo hút. Nó đưa lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống, chút niềm tin niềm vui và hạnh phúc trong lao động của con người, con người ấy tuy vất vả mà tự do.

- Những chữ “ma bao túc” ở dưới câu 3 được điệp vòng ở đầu câu 4 “Bao túc ma

hoàn” đã tạo nên sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng như diễn tả cái vòng quay không dứt của động tác xay ngô – qua đó có thể thấy cô gái thật chăm chỉ, kiên nhẫn, cần mãn với công việc của chính mình. Đến khi cối xay dừng lại thì “lỗ dĩ hồng” – lò đã rực hồng, tức trời đã tối thì mới thấy lò than đỏ rực lên. Nếu hình dung cả bài thơ là một bức tranh thì chính cái chấm lửa đỏ mà người nghệ sĩ tài hoa chấm lên đó đã mang lại thần sắc cho toàn cảnh, đường như nó làm tăng thêm niềm vui và sức mạnh cho người đang cất bước trên con đường xa. Trong cảnh tù đầy khổ sai, chưa bao giờ Bác thôi lưu tâm đén những người lao động. Không kết thúc bài thơ trong u ám, lạnh lẽo. Bác đã lồng vào đó vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, rực lên sắc hồng thiết tha tin yêu vào cuộc sống.

- Trong câu thơ cuối, sự vận động của tự nhiên cũng là sự vận động của tư tưởng, hình tượng thơ Hồ Chí Minh, chiều chuyển dần sang tối nhưng bức tranh thơ lại mở ra bằng ánh sáng rực hồng. cùng với sự vận động của thời gian là sự vận động của mạch thơ, tư tưởng của nhà thơ, từ tối đến sáng, từ tàn lụi đến sinh sôi, từ buồn sang vui, từ lạnh lẽo cô đơn sang ấm áp nóng tình người. Bức tranh khắc họa lại thời khắc đầu đêm bên xóm núi cho thấy Bác đã quên cảnh ngộ đau khổ của mình để cảm nhận cuộc sống của nhân dân, vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để đồng cảm với niềm vui đời thường.

Nó nói lên sự quan tâm, tình thương của Bác với những người lao động nghèo.

- Với vẻ dẹp cổ điển và tinh thần hiện đại, bài thơ đã vận động từ hình ảnh chiều u ám, tăm tối đến ánh lửa rực hồng, ấm áp từ nỗi niềm buồn đau đến niềm vui. Nó cho thấy cái nhìn tràn đầy niềm lạc quan yêu đời và tình yêu thương nhân dân của một con người “đại nhân, đại trí, đại dũng”.

c. Tổng kết

* Giá trị nội dung

Qua bức tranh cảnh vật thấy được những nét đẹp tâm hồn của một nhà thơ chiến sĩ:

lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống, phong thái ung dung tự chủ và niềm lạc quan, nghị lực kiên cường vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt tăm tối.

* Giá trị nghệ thuật

- Sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và tính hiện đại.

- Từ ngữ cô đọng, hàm súc, vận dụng tinh tế thủ pháp đối lập, phát huy giá trị nghệ thuật của biện pháp điệp liên hoàn.

VỘI VÀNG - Xuân Diệu - Kiến thức cơ bản

1. Kiến thức về tác giả

- Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới (Mới trong cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện

- XD là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ yêu đời, đắm say, mãnh liệt 2. Kiến thức về tác phẩm

- Xuất xứ: rút trong tập "Thơ thơ", xuất bản năm 1938

- Vị trí: Là một trong những bài thơ tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực.

- Nhan đề: Vội vàng diễn tả thái độ ham sống đến cuồng nhiệt, nhu cầu hưởng thụ cuộc sống hết mình

2.1. Bốn câu đầu

- Tôi muốn: Tắt nắng, buộc gió

- Mục đích: Hương đừng bay đi , màu không nhạt -> ý tuởng, táo bạo - Điệp ngữ “Tôi muốn”, động từ “tắt, buộc”

=> Diễn tả ước muốn, khát vọng thay đổi quy luật của thiên nhiên => Níu kéo thời gian, ngưng đọng không gian -> thể hiện tình yêu cuộc sống mãnh liệt của nhà thơ

2.2. Câu 5- câu 13

- Hình ảnh: Ong bướm, tuần tháng mật, hoa lá, đồng nội xanh rì, chim muông, bình minh rực rỡ.

=> Bức tranh mùa xuân rất đẹp, căng tràn nhựa sống ->Thiên nhiên, vạn vật có đôi, có lứa . Đó như là thiên đường trên mặt đất.

- Nghệ thuật: Điệp từ, liệt kê, đảo trật tự ngữ pháp, so sánh: "Tháng giêng- một cặp môi gần"

=> Niềm vui say, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống

- Xuân Diệu nhìn thiên nhiên qua lăng kính của tình yêu, qua cặp mắt của tuổi trẻ . Nhờ vậy mà thiên nhiên đều nhuốm màu tình tứ, tràn ngập xuân tình. Đó là cái nhìn lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp

=> Quan niệm nhân sinh tích cực mới mẻ: Thiên đường trên mặt đất là con người trần thế, tình yêu tuổi trẻ

2.3. Câu 14 đến 29

- Miêu tả thời gian bằng nghệ thuật đối : + Xuân đang tới- Xuân đang qua

+ Xuân còn non - Xuân sẽ già + Xuân hết- Tôi chết

- Sự cảm nhận về thời gian của tác giả là thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.

- Điệp từ "nghĩa là" Niềm vui tan biến, thay vào đó là hiện thực phũ phàng vì thiên nhiên trở thành lực lượng đối kháng với con người:

+ Lượng trời chật >< Lòng tôi rộng

+ Xuân tuần hoàn >< Tuổi trẻ không hai lần thắm lại + Còn trời đất >< Chẳng còn tôi mãi

- Tác giả bâng khuâng nuối tiếc tất cả bởi xuân mãi tuần hoàn còn tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

=> Sự thức tỉnh sâu sắc của tác giả với mỗi cá nhân: Hãy trân trọng, nâng niu những tháng năm của tuổi trẻ. Hãy sống hết mình, sống thật có nghĩa và tận hưởng những gì mà thiên nhiên ban tặng .

2.4 Câu 30 đến hết

- Điệp ngữ “ Ta muốn” lặp lại 5 lần . - Động từ : ôm, riết , say, thâu , cắn…

- Liệt kê…..

-> Sự gấp gáp, vội vàng trong tâm hồn tác giả - sợ sắc xuân tàn phai- yêu mùa xuân tới mức cuồng si:

"Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi"

- Câu thơ thể hiện một tình yêu cuồng si. Tác giả muốn níu kéo, giữ chặt lại không muốn nó qua đi. Níu kéo sắc xuân, tình xuân là níu kéo vẻ đẹp cho muôn đời .

- Cách thay đổi đại từ nhân xưng: Tôi -> Ta Tôi: Nhân danh chung chung

Ta: Nhân danh riêng biệt

=> Khẳng định cái tôi duy nhất của XD "Ta là một, là riêng, là thứ nhất Không có ai bè bạn nổi cùng ta"

2.5 Nghệ thuật:

- Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí.

- Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.

- Sử dụng ngôn từ; nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.

“TRÀNG GIANG”

- Huy Cận - KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Kiến thức về tác giả.

- Huy Cận (1919-2005), tên khai sinh Cù Huy Cận; Quê Hà Tĩnh. Tham gia cách mạng từ 1942, giữ nhiều trọng trách lớn trong bộ máy Nhà nước.

- Sáng tác từ rất sớm (17 tuổi). Sự nghiệp thơ chia hai giai đoạn:

+ Trước cách mạng: Bao trùm thơ Huy Cận thời kỳ này là nỗi buồn, nổi tiếng với các tập thơ: “Lửa thiêng”, “Kinh cầu tự”…

+ Sau cách mạng: Huy Cận hoà nhập cuốc sống mới, thơ ông không mang cái giọng buồn ảo nảo như trước nữa mà ngập tràn lòng yêu đời, yêu cuộc sống: “Trời mỗi ngày lại sáng”, “Đất nở hoa”…

- Phong cách thơ:

+ Huy Cận là một tronh những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ Mới.

+ Thơ ông hàm súc, giàu chất triết lí, chất suy tưởng. Sáng tạo nhiều tác phẩm giá trị trong đó có bài thơ Tràng giang là thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận.

2.Kiến thức về tác phẩm.

2.1 hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, chủ đề.

- Sáng tác tháng 9/1939, khi đó Huy Cận 20 tuổi đang học trường cao đẳng canh nông, những buổi chiều nhớ nhà thường đạp xe ra bến Chèm nhìn dòng sông Hồng cuộn chảy nỗi nhớ trào dâng. Rút ra từ tập “Lửa thiêng” (1940)

- Chủ đề: nỗi sầu, cô đơn của cái “tôi” cá nhân trước thiên nhiên, vũ trụ thấm đượm: tình đời, tình người, lòng yêu quê hương, đất nước thầm kín.

2.2. Nội dung cơ bản

2.2. 1. Nhan đề và lời đề từ - Nhan đề:

+ Ban đầu có tên “Chiều bên sông” gắn với bút pháp tả thực, sau đổi thành “Tràng giang”.

+ Tràng giang: âm hưởng từ Hán-Việt gợi không khí cổ kính và đầy tính khái quát: không chỉ gợi sự mênh mông bát ngát của không gian mà còn gợi nỗi buồn mênh mang rợn ngợp.

- Lời đề từ: Thâu tóm khá chính xác và tinh tế cả tình (bâng khuâng, thương nhớ) và cảnh (trời rộng, sông dài) của bài thơ.

2.2.2. Bức tranh thiên nhiên

- Không gian: mênh mang, bao la, rộng lớn “Trời rộng sông dài” . - Cảnh vật: hiu quạnh, hoang vắng, đơn lẻ, hiu hắt buồn:

+ Hình ảnh mang đậm màu sắc cổ điển: sóng, con thuyền, cồn nhỏ đìu hiu, bến cô liêu…Mây đùn núi bạc, cánh chim nghiêng

-> Đây là những thi liệu quen thuộc trong thơ đường. Những hình ảnh ấy gợi lên một sự vắng vẻ, lặng lẽ, buồn.

+ Bức tranh “Tràng giang’ vẫn gần gũi, thân thuộc với mỗi người Việt Nam bởi:

“cành củi khô”, “tiếng làng xa vẫn chợ chiều”... Đó là những âm thanh, hình ảnh của cuộc sống con người của miền quê Việt Nam.

- Sự đối lập giữa bao la mênh mông của trời nước với vạn vật nhỏ nhoi tạo nên cảm giác lạc lõng con người cảm thấy cô đơn, bơ vơ.

Bao trùm bài thơ là một giọng điệu buồn. Dường như nỗi buồn đã thấm sâu vào cảnh vật.

2.2.3. Tâm trạng nhân vật trữ tình (nỗi lòng của nhà thơ)

- Nhà thơ cảm thấy cô đơn nhỏ bé trước mênh mông sông nước đất trời, không một niềm hi vọng của sự gần gũi, thân mật:“Đâu tiếng làng xa vẫn chợ chiều”,“bến cô liêu”; “không cầu”; “không chuyến đò”…

Những hình ảnh ấy gợi lên sự cô đơn lẽ loi của con người trước vũ trụ bao la.

- Nhìn cảnh vật trôi trên dòng sông nhà thơ cảm thấy thấm thía sâu sắc hơn sự trôi nổi của kiếp người.

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng"

“Bèo giạt về đâu hàng nối hàng”

Nối buồn của thi nhân chính là nỗi buồn mang tính thời đại - thời đại thơ mới - thời đại con người mất nước, mất tự do, cuộc sống chỉ là hư ảo, mộng mị, sống không có lí tưởng, không tương lai hạnh phúc. Đây có thể coi là “nỗi buồn đẹp”. “Tràng giang đã dọn đường cho lòng yêu giang san đất nước” (Xuân Diệu).

- Nhà thơ mượn một số cách diễn đạt của thơ Đường mà vẫn giữ được nét riêng biệt của thơ mới và hồn thơ Huy Cận.

“ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” tạo ấn tượng về sự hùng vĩ của thiên nhiên.

“ Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” – thời gian đã biến chuyển, hoàng hôn buông xuống và cánh chim đơn lẻ trong buổi chiều tà dễ gợi nỗi buồn xa vắng – nỗi buồn nhớ

quê hương:

“ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

So sánh với hai câu thơ của Thôi Hiệu:

“ Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu”

Ta thấy với Huy Cận không cần có khói sóng trên sông vẫn nhớ quê nhà da diết ->

Tình cảm quê hương sâu nặng, thường trực, cháy bỏng.

=> Đứng trước cảnh sông nước bao la, những đợt sóng xa bờ tít tắp, thi nhân như đang soi mình xuống dòng sông, thấm thía một nỗi buồn bơ vơ, lặng lẽ thả hồn mình về

với quê hương.

2.2. 4. Những đặc sắc nghệ thuật

- Cảnh vật vừa mang nét cổ kính thường gặp trong thơ đường, vừa gần gũi thân thuộc đối với con người Việt Nam.

- Những hình ảnh mang nét đẹp cổ kính:

+ Nhan đề: 2 âm Hán - Việt

+ Câu thơ: “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” gợi nhớ câu thơ Thôi Hiệu:

“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Phương thức biểu đạt của thơ Đường:

Vô hạn thiên nhiên > < hữu hạn của con người Cái nhất thời > < vĩnh hằng

+ Thế giới bài thơ là thế giới thân thuộc của đồng quê, của non sông đất nước Việt Nam.

ĐÂY THÔN VĨ DẠ - Hàn Mặc Tử - Kiến thức cơ bản

1. Kiến thức về tác giả

- Vị trí nhà thơ: Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới: “ Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên).

- Phong cách thơ: Thơ Hàn Mặc tử là một thế giới nghệ thuật kì dị. Ở đó có sự đan xen, biến hóa của nhiều hình ảnh phức tạp, bí ẩn. Tuy nhiên đằng sau thế giới hình