• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC A.THƠ TRUNG ĐẠI, HIỆN ĐẠI

C. TRUYỆN HIỆN ĐẠI HAI ĐỨA TRẺ

2. Kiến thức về tác phẩm a. Xuất xứ

Vợ nhặt có tiền thân từ tiểu thuyết Xóm ngụ cư, được viết ngay sau CM tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo trong kháng chiến. Sau hòa bình lập lại (1954), KL dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết truyện ngắn này. Tác phẩm được in trong tập Con chó xấu xí.

b. Nội dung

* Nhân vật Tràng:

- Ngoại hình: xấu, thô.

- Tính tình: có phần không bình thường, ăn nói cộc cằn, thô lỗ, nhưng tốt bụng và cởi mở…

- Gia cảnh: nhà nghèo, dân ngụ cư, đi làm thuê nuôi mình và mẹ già.

* Nhân vật người vợ nhặt:

- Là nạn nhân của nạn đói.

- Là 1 người vô danh, không tên tuổi, không có công ăn việc làm.

- Tính khí chua ngoa, đanh đá, táo bạo, không khách khí khi ăn liền 1 lúc 4 bát bánh đúc.

- Về làm vợ Tràng:. Từ 1 con người chao chát, chỏng lỏn, cong cớn, thị trở thành rụt rè, dịu dàng, đúng mực.

* Bà cụ Tứ:

- Một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con - Tâm trạng: buồn vui, mừng lo lẫn lộn.

- Một người phụ nữ VN nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha.

- Một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng.

=> Các thành viên của gia đình tủi hờn khi bữa cơm đầu tiên chỉ có niêu cháo loãng và chè cám, nhưng nghĩ đến Việt Minh và đoàn người đi phá kho thóc chia cho dân nghèo, lòng họ nhen nhóm nhiều hi vọng.

c. Nghệ thuật

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí.

- Ngôn ngữ văn xuôi nhuần nhị, giản dị mà tinh tế.

RỪNG XÀ NU - Nguyễn Trung Thành- Kiến thức cơ bản

1.Kiến thức về tác giả

- Nguyễn Trung Thành ( bút danh khác là Nguyên Ngọc) tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu

- Ông sinh năm 1932 ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

- Năm 1950 , Nguyễn Trung Thành gia nhập quân đội, sau đó làm phóng viên báo Quân đội nhân dân liên khu V.

- Sau hiệp định Giơ- ne-vơ , ông tập kết ra Bắc.

- Năm 1962 ông trở lại chiến trường miền Nam chiến đấu, làm chủ tịch chi hội văn nghệ Giải phóng miền Trung Trung Bộ, đồng thời phụ trách tạp chí văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ.

- Sau kháng chiến chống Mỹ ông tiếp tục hoạt động văn nghệ, ông từng làm Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, tổng biên tập báo Văn nghệ.

2.Kiến thức về tác phẩm a.Hoàn cảnh sáng tác

- Truyện ngắn Rừng xà nu được viết vào mùa hè năm 1965, khi đế quốc Mỹ đổ quân ồ ạt vào miền Nam nước ta.

- Tác phẩm in lần đầu trên tạp chí Văn nghệ giải phóng Trung Trung Bộ (số 2-1965). Sau in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969).

b. Nội dung

- Rừng xà nu là câu chuyện kể về làng Xô Man theo Đảng, theo cách mạng. Nhân vật trong truyện kể về làng Xô Man thuộc nhiều thế hệ: cụ mết, Tnú,, Dít, Heng...trong giai đoạn hung hãn tột cùng của kẻ thù họ đã nổi dậy.

- Truyện có hai câu chuyện đan cài vào nhau: chuyện về cuộc đời Tnú, và chuyện kể về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man, trong đó câu chuyện về cuộc đời Tnú, là tình tiết chính, cốt lõi của câu chuyện kể về cuộc nổi dậy của làng Xô Man.

- Hình tượng cây xà nu:

+ Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân làng Xô Man.

+ Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận của nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng.

- Hình tượng nhân vật Tnú

+ Tnú là người gan góc, dũng cảm, mưu trí.

+ Tnú có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng.

+ Tnú có tình yêu thương và sục sôi căm thù.

+ Cuộc đời bi tráng của Tnú và con đường đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lý:

phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tự giải phóng.

- Hình tượng rừng xà nu và Tnú có mối quan hệ khăng khít, bổ sung cho nhau.

c. Nhan đề Rừng xà nu

- Nhan đề là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo và dụng ý nghệ thuật của nhà văn được khơi nguồn từ hình ảnh này.

- Rừng xà nu là hình ảnh trung tâm có vẻ đẹp riêng, gắn bó mật thiết với cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân Tây Nguyên, biểu tượng cho những phẩm chất cao đẹp của con người Tây Nguyên: sức sống mãnh liệt, kiên cường, bất khuất, khao khát tự do. - Nhan đề còn gợi chủ đề, cảm hứng sử thi cho truyện ngắn.

d. Nghệ thuật

- Nghệ thuật trần thuật: trong truyện Rừng xà nu có hai lớp thời gian: thời gian kể chuyện( chỉ trong một buổi chiều và đêm Tnú về thăm làng Xô Man) và thời gian các sự kiện được kể rất dài ( các sự kiện về cuộc đời Tnú).

- Điểm nhìn trần thuật : ngôi thứ ba giấu mặt và cụ Mết.

- Tính sử thi:

+ Hướng tới vấn đề mang tính cộng đồng, ý nghĩa toàn dân tộc, thời đại.

+ Phản ánh cuộc kháng chiến của nhân dân làng Xô Man, người dân Tây Nguyên + Các nhân vật mang tính sử thi( Tnú, cụ Mết) tiêu biểu cho dân làng Xô Man, tính cách điển hình của người dân Tây Nguyên.

+ Hình tượng cây xà nu mang vẻ đẹp sử thi lớn lao, kỳ vĩ, có sự kết hợp giữa hiện thực và biểu tượng lãng mạn.

+ Ngôn ngữ nghệ thuật trang trọng, hào hùng, tráng lệ.

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - Nguyễn Minh Châu – KIẾN THỨC CƠ BẢN:

1. Kiến thức về tác giả:

- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), xuất thân trong một gia đình nông dân, quê ở xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Ông bắt đầu viết văn từ 1954, nhưng thực sự khẳng định tài năng của mình kể từ tiểu thuyết Cửa sông (1967) và Dấu chân người lính (1972).

- Ông được coi là nhà văn mở đường tinh anh của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

- Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Kiến thức về tác phẩm:

a. Hoàn cảnh, xuất xứ tác phẩm:

- “Chiếc thuyền ngoài xa” viết năm 1983, là nhan đề truyện ngắn nhưng đồng thời cũng là tên tập truyện do Nhà xuất bản Tác phẩm mới ấn hành năm 1987. Năm 2001, truyện ngắn này được in trong Nguyễn Minh Châu, Toàn tập, tập 3.

- Tác phẩm nằm trong xu hướng chung của văn học thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và số phận con người trong cuộc sống đời thường.

b. Nội dung, nghệ thuật:

- Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:

+ Thứ nhất:

.Một cảnh “đắt” trời cho- một cảnh tượng tuyệt đẹp mà thiên nhiên, cuộc sống ban tặng cho con người. Đó là hình ảnh chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào, “từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”.

.Với người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa đựng “chân lí của sự toàn thiện”, làm dấy lên trong Phùng những xúc cảm thẩm mĩ, khiến tâm hồn anh như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi. Cái đẹp đã thanh lọc được tâm hồn con người.

+ Thứ hai:

Một cảnh tượng phi thẩm mĩ: một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; một gã đàn ông to lớn, dữ dằn, phi nhân tính. Gã đàn ông đánh đập người vợ một cách thô bạo; đứa con vì thương mẹ đã đánh cha để rồi nhận lấy hai cái bạt tai của bố... ->một cảnh tượng hoàn toàn trái ngược, giống như một trò đùa quái ác của cuộc sống.

Phùng “ngơ ngác” không tin vào mắt mình. Anh kinh ngạc, sững sờ, chết lặng bởi cái xấu, cái ác lại hiện hữu ngay trước mắt, ngay sau cái đẹp kì diệu kia.

=>Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn muốn phát biểu: Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà luôn chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, mâu thuẫn. Chính vì thế, con người, nhất là người nghệ sĩ, không nên vội đánh giá con người, sự vật, hiện tượng ở dáng vẻ bên ngoài mà phải phát hiện ra bản chất thực sau vẻ ngoài ấy.

- Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện:

+ Chị đến tòa án để nghe chánh án Đẩu khuyên bảo và đề nghị từ bỏ người chồng vũ phu. Nhưng chị đã từ chối và sẵn sàng đánh đổi mọi giá để không phải li hôn. Chị lí giải: Hắn là chỗ dựa quan trọng của những người đàn bà hàng chài như chị. Chị cần hắn để nuôi dưỡng đàn con. Hơn nữa, trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái hòa thuận, vui vẻ ...

+ Câu chuyện đã giúp chánh Đẩu hiểu ra rất nhiều điều, trong anh “có một cái gì mới vừa vỡ ra”. Còn nghệ sĩ Phùng nhận thấy người đàn bà hàng chài là một phụ nữ nghèo khổ, nhẫn nhục nhưng không ngờ nghệch mà kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời.

Tuy bề ngoài thô kệch nhưng chị có tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh và lòng vị tha.

Lòng tốt và pháp luật là rất cần thiết nhưng phải được xem xét trong những hoàn cảnh cụ thể ...

=> Qua câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện, mà phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.

- Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”:

+ Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, nghệ sĩ Phùng vẫn thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai”- đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật.

+ Nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”- đó hiện thân của những lam lũ, khốn khổ, là sự thật cuộc đời vẫn buộc những con người có lương tri phải trăn trở.

=> Qua tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”, Nguyễn Minh Châu thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, tách li cuộc sống. Nghệ thuật phải gắn với cuộc đời và phải vì cuộc đời.

- Nghệ thuật:

+ Xây dựng được một tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống;

+ Nhà văn lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục;

+ Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách; lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.

D.THỂ LOẠI KÍ, KỊCH