• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC A.THƠ TRUNG ĐẠI, HIỆN ĐẠI

2. Kiến thức về tác phẩm

- Lẽ sống của họ. “Thà chết vinh còn hơn sống nhục”, họ quên mình cho đất nước - Lời văn nghẹn lại như nỗi lòng quặn đau khôn xiết của con người yêu nước, thương dân. Nỗi đau như thấm vào vạn vật trời đất.

=> Tác giả khấn nguyện người liệt sĩ đồng thời thôi thúc người sống hãy tiếp tục chiến đấu diệt thù. KĐ sự bất tử của những người nghĩa sĩ trong lòng dân tộc.

2.2. Nghệ thuật

- Bài văn tế mang đậm chất trữ tình

- Với thủ pháp tương phản, và cấu trúc của thể văn biền ngẫu; Ngôn ngữ vừa trang trọng vừa dân dã, mang đậm sắc thái Nam Bộ.

Tóm lại, tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thể hiện vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân.

+ Với tác phẩm, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam người nông dân có mặt ở vị trí trung tâm và hiện ra với tất cả vẻ đẹp vốn có của họ.

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG

--- Phan Bội Châu --- Kiến thức cơ bản.

1. Kiến thức về tác giả:

- Phan Bội Châu (1867 – 1940)

- Quê ở làng Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Ông là lãnh tụ của các phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX. Sự nghiệp cứu nước không thành nhưng tấm lòng yêu nước thiết tha còn mãi muôn đời.

- Là nhà thơ, nhà văn lớn, là người khơi nguồn cho loại văn chương trữ tình.

- Sự nghiệp văn chương:

+ Các tác phẩm chính: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Trùng Quang tâm sử, Phan Bội Châu niên biểu, Phan Sào Nam văn tập, Phan Sào Nam tiên sinh quốc văn thi tập.

+ Quan niệm văn chương là vũ khí tuyên truyền yêu nước và Cách mạng.

+ Phan Bội Châu là cây bút xuất sắc nhất của văn thơ Cách mạng Việt Nam mấy chục năm đầu thế kỷ XX.

Há để càn khôn tự chuyển dời.

- Hai câu thơ đề cập đến chí làm trai nói chung. Đó là một lẽ sống cao đẹp, phi thường, hiển hách, dám mưu đồ những việc kinh thiên động địa, xoay chuyển vũ trụ chứ không chịu để vũ trụ xoay chuyển lại mình.

- Cách thể hiện:

+ Tư thế chủ động, mạnh mẽ, nghi vấn nhưng là để khẳng định: Há để.

+ Cách nói khẳng khái: Câu mệnh lệnh phải.

c.2: Hai câu thực: Ý thức về cái tôi.

Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Sau này muôn thuở, há không ai ?

- Chí làm trai của Phan Bội Châu gắn với ý thức về cái tôi nhưng không phải là một cái tôi hưởng thụ mà nó là cái tôi trách nhiệm lớn lao đáng kính.

- Chữ danh ở cũng không phải là danh lợi tầm thường.

- Ý thức về cái tôi của Phan Bội Châu vừa cứng cỏi, vừa đẹp vô cùng.

- Cách thể hiện:

+Cảm hứng lãng mạn bay bổng lại được gắn với những hình tượng nghệ thuật kì vĩ, trường tồn: Đất trời cao rộng (càn khôn), cuộc nhân sinh một đời người ( trong khoảng trăm năm), và cả tương lai nối dài phía sau (sau này muôn thuở), càng làm tăng đến vô cùng sức mạnh của khát vọng và niềm tin.

+ Giọng thơ bộc lộ sự khẳng định mạnh mẽ về cái tôi trách nhiệm đối với dân với nước.

c.3: Hai câu luận: Quan niệm về vinh nhục và thái độ đối với nền học vấn cũ trước vận mệnh đất nước.

Non sông đã chết, sống thêm nhục, Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!

- Nói về nỗi đau, về cái nhục mất nước với ý tưởng từ bỏ sách vở thánh hiền.

- Chối bỏ tư tưởng Khổng Mạnh lúc này là một biểu hiện táo bạo, mới mẻ của Phan Bội Châu, biểu hiện tư tưởng mới mà ông tiếp thu từ phong trào Tân thư đầu thế kỉ.

- Ý thức về tình cảnh đất nước, nỗi nhục mất nước chính là cơ sở của lòng yêu nước.

c.4: Hai câu kết: Khát vọng và tư thế trong buổi lên đường.

Muốn vượt bể Đông theo cánh gió, Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

- Bài thơ kết lại trong tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước.

- Hình ảnh thơ thật lãng mạn, hào hùng, bay bổng ở bên trên thực tại tối tăm, khắc nghiệt vươn ngang tầm vũ trụ bao la.

d. Tổng kết.

- Nội dung: Bài thơ nhỏ mà chứa đựng nội dung tư tưởng lớn: Có chí làm trai, có khát vọng xoay chuyển vũ trụ, có ý thức cá nhân, trách nhiệm cao cả, có hoài bão lưu

danh thiên cổ, có quan niệm vinh- nhục ở đời, có thái độ táo bạo, mới mẻ về sách vở thánh hiền, có tư thế hăm hở ra đi.

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng thể thơ truyền thống thất ngôn bát cú Đường luật .

+ Bài thơ thể hiện nhiệt tình yêu nước sục sôi, tuôn trào với giọng điệu tâm huyết, hào hùng.

+ Cách dùng từ ngữ chỉ kg, tg kết hợp với giọng thơ tràn đầy tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ.

+ H/ả kỳ vĩ sánh ngang tầm vũ trụ.

TỪ ẤY, VIỆT BẮC - Tố Hữu - Kiến thức cơ bản:

1. Tác giả:

- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu có chỗ đứng nhiều nhất trong lòng công chúng cách mạng bởi một phong cách trong sáng, đam mê và chân thật, bằng một chất giọng ngọt ngào, đằm thắm.

* Đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu:

– Về nội dung, thơ Tố Hữu là thơ trữ tình- chính trị :

+ Thơ Tố Hữu luôn gắn liền và tìm đến với những biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng nên mang đậm chất sử thi và dạt dào cảm hứng lãng mạn.

+ Thơ Tố Hữu có chất giọng tâm tình, ngọt ngào, truyền cảm và đầy sức hấp dẫn.

– Về nghệ thuật, thơ Tố Hữu mang đậm tính dân tộc:

+ Hiện thực cách mạng được nhà thơ nhìn và phản ánh theo truyền thống đạo lí và tình cảm của cha ông.

+ Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ dân tộc như lục bát, song thất lục bát, thơ bảy chữ nên dễ đi vào lòng người.

+ Các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, sử dụng chất liệu ca dao, tục ngữ, thành ngữ…hình thành tính dân tộc đậm nét trong thơ ông.

+ Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc trong ngôn ngữ tiếng Việt. Nhạc điệu du dương, lời thơ tâm tình, ngọt ngào, nên thơ Tố Hữu dễ ngâm, dễ hát đó cũng là nét truyền thống dân tộc.

2. Tác phẩm:

a. TỪ ẤY

* Hoàn cảnh ra đời:

- Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu viết vào tháng 7/1938, bài thơ ghi lại những cảm xúc, suy tư sâu sắc khi Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

* Ý nghĩa nhan đề:

- Đánh dấu mốc son chói lọi trong cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ Tố Hữu.

- Thể hiện niềm vui sướng hân hoan của nhà CM trẻ tuổi lần đầu tiên bắt gặp lí tưởng của Đảng, của cách mạng và nguyện dấn thân vào con đường máu lửa ấy.

* Nội dung:

- Khổ 1: Niềm vui lớn:

+ Hai câu đầu: là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng ( chú ý động từ bừng; những hình ảnh ẩn dụ "nắng hạ"

"mặt trời chân lí" đã nhấn mạnh: ánh sáng lí tưởng mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm)

+ Hai câu sau: cụ thể hóa ý nghĩa, tác động của ánh sáng lí tưởng.

Liên tưởng, so sánh: " Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim"

Thể hiện vẻ đẹp và sức sống mới của tâm hồn cũng là của hồn thơ Tố Hữu.

- Khổ 2: Lẽ sống lớn:

Ý thức tự nguyện và quyết tâm vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người, với cái ta chung ( chú ý từ "buộc", "trang trải", "trăm nơi") để thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp, dân tộc. Từ đó, khẳng định mối liên hệ sâu sắc với quần chúng nhân dân.

- Khổ 3: Tình cảm lớn.

Từ những nhận thức sâu sắc về lẽ sống mới tự xác định mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ ( sử dụng điệp từ "là" kết hợp với những từ "con",

"em", "anh" để nhấn mạnh tình cảm thân thiết như người trong cùng một gia đình)

* Nghệ thuật:

- Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng.

- Ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu.

- Giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ hăm hở...

* Ý nghĩa văn bản:

- Niềm vui lớn, lẽ sống lớn trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản.

b. VIỆT BẮC – TỐ HỮU

* Hoàn cảnh sáng tác:

- Bài thơ “Việt Bắc” được ra đời vào tháng 10 năm 1954 (nhân sự kiện những người kháng chiến từ miền núi trở về miền xuôi, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội).

- Bài thơ được trích trong tập Việt Bắc (1947 - 1954). Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Đoạn trích Việt Bắc nằm ở phần đầu của bài thơ, tái hiện những kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến.

* Nội dung:

- Tám câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người.

+ Bốn câu trên: Lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình; qua đó, thể hiện tâm trạng của người ở lại.

+ Bốn câu thơ tiếp: Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến.

- Tám mươi hai câu sau: Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm.

+ Mười hai câu hỏi: Gợi lên những kỉ niệm ở Việt Bắc trong những năm tháng đã qua, khơi gợi, nhắc nhớ những kỉ niệm trong những năm cách mạng và kháng chiến.

Việt Bắc từng là chiến khu an toàn, nhân dân ân tình, thuỷ chung, hết lòng với cách mạng và kháng chiến.

+ Bảy mươi câu đáp: Mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết với Việt Bắc; qua đó, dựng lên hình ảnh chiến khu trong kháng chiến anh hùng và tình nghĩa thuỷ chung. Nội dung chủ đạo là nỗi nhớ Việt Bắc, những kỉ niệm về Việt Bắc (bốn câu đầu đoạn khẳng định nghĩa tình thuỷ chung son sắt; hai mươi tám câu tiếp nói về nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và con người, cuộc sống nơi đây; hai mươi câu tiếp nói về cuộc kháng chiến anh hùng; mười sáu câu cuối đoạn thể hiện nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc, những kỉ niệm về cuộc kháng chiến).

* Nghệ thuật:

- Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu:

+ Thể thơ lục bát.

+ Lối đối đáp, cách xưng hô mình - ta quen thuộc trong ca dao.

+ Ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi.

* Ý nghĩa:

- Bài thơ là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.

CHIỀU TỐI - Hồ Chí Minh - Kiến thức cơ bản: