• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ý nghĩa lời dặn của cha đối với con khi đứng trước ngưỡng cửa đại học?

Phần II: Làm văn (7,0)

Câu 4. Ý nghĩa lời dặn của cha đối với con khi đứng trước ngưỡng cửa đại học?

(1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích phần Đọc hiểu: “Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người’’.

Hướng dẫn chấm và biểu điểm Phầ

n

u

N ị dung Điể

m

I ĐỌC HIỂU 3.0

1 Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 0.5 2

Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích: tự

sự, miêu tả và biểu cảm. 0.5

3

Thái độ của người cha với con:

Trân trọng suy nghĩ, khát vọng của con.

Tin tưởng trao cho con quyền quyết định những việc

quan trọng của đời mình. 1.0

4 Ý nghĩa lời dặn của cha đối với con: tình yêu thương, trách nhiệm, sự tin tưởng, quan tâm, động viên….của cha đối với con.

1.0

II LÀM VĂN 7.0

1 Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa về ý kiến: “Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người’’.

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25 Thí sinh có thể trình bày đoa văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25 Ngưỡng cửa đại học có vai trò quan trọng đối với mỗi con người, có thể quyết định tương lai của mỗi người.

c. Triển khai vấn đề nghị luận 1.0

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghi luâ theo nhiều cách nhưng có thể theo hướng sau:

* Giải thích:

- Ngưỡng cửa đại học là kì thi sau khi tốt nghiệp THPT và thi vào các trường chuyên nghiệp như Đại học, Cao đẳng, Trung cấp...Ngưỡng cửa đại học có vai trò quan trọng đối

với mỗi con người.

- Là bước ngoặt của cả đời người, có thể quyết định tương lai của mỗi người.

* Bàn luận:

- Ngưỡng cửa Đại học, nó là khát khao, mơ ước của rất nhiều người, vì đó là con đường đảm bảo để đi đến tương lai.

- Đại học là bậc học cao giúp chúng ta có nền tảng kiến thức cơ bản để vững bước vào tươi lai. Vào được Đại học ta sẽ có một tương lai rạng rỡ, cuộc sống ổn định, có việc làm phù hợp với sở thích, có điều kiện phát huy năng lực sáng tạo thực hiện ước mơ khát vọng của mình.

- Đại học là bước ngoặt lớn của cả cuộc đời bởi nó tạo ra những cơ hội để chúng ta có những lựa chọn trên con đường sự nghiệp của mình…

- Nhưng con đường vào Đại học không phải là lựa chọn duy nhất, để con người có được tương lai tốt đẹp mà chúng ta vẫn có nhiều sự lựa chọn khác dẫn tới con thành công.

* Bài học:

- Tuổi trẻ sống cần có ước mơ, hoài bão, lí tưởng, quyết tâm thực hiện ước mơ và biến ước mơ trở thành hiện thực.

Quyết tâm học tập tốt để có thể bước chân vào giảng đường đại học, trở thành người có ích cho xã hội và cống hiến phần sức lực nhỏ bé của mình cho quê hương, đất nước. Tuy nhiên căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, năng lực của bản thân có thể học nghề vẫn có tương lai và gặt hái được thành công.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo

0.25 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Đề 14

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“...Tôi đứng lặng trước em Không phải trước lỗi lầm biến em thành đá cuội

Nhớ vận nước có một thời chìm nổi Bắt đầu từ một tình yêu

Em hoá đá trong truyền thuyết Cho bao cô gái sau em

Không còn phải hoá đá trong đời Có những lỗi lầm phải trả bằng cả một kiếp người

Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng máu toàn dân tộc

Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc Vó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay...”

( Trần Đăng Khoa - Trước đá Mị Châu) Câu 1. Đoạn trích trên gợi anh/chị liên tưởng đến truyền thuyết nào của Việt Nam? Hãy kể thêm tên một truyền thuyết khác mà anh/chị biết. (0,5 điểm)

Câu 2. Vì sao tác giả viết: "Em hoá đá trong truyền thuyết/Cho bao cô gái sau em/Không còn phải hoá đá trong đời"? (0,5 điểm)

Câu 3. Anh/Chị hãy lí giải cách hiểu của mình về câu thơ "Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc/Vó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay...". (1,0 điểm)

Câu 4: Anh/chị tâm đắc nhất điều gì trong đoạn trích trên? Tại sao? (1,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lỗi lầm của con người trong cuộc sống.

Hướng dẫn chấm và biểu điểm Phầ

n

u

Nôi dung Điể

m

I ĐỌC HIỂU 3.0

1 Văn bản gợi liên tưởng đến truyền thuyết "Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ".

Kể tên của một truyền thuyết khác:

Ví dụ: "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh", "Bánh chưng, bánh giầy",...

0.5

2

Tác giả viết: "Em hoá đá trong truyền thuyết/ Cho bao cô gái sau em/ Không còn phải hoá đá trong đời" vì sự hoá đá của Mị Châu là bài học về tinh thần cảnh giác, bài học về việc giải quyết mối quan hệ giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, cá nhân với cộng đồng, tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước; để các cô gái sau Mị Châu không bao giờ phạm phải sai lầm và bị trừng phạt đau đớn như nàng.

0.5

3

Câu thơ diễn tả nỗi đau mất nước của toàn dân tộc, nỗi đau thấm máu ấy không chỉ là nỗi đau của hai nghìn năm trước mà còn được nhân dân ta truyền lại cho con cháu qua từng trang tập đọc và nỗi đau ấy còn đau đớn đến ngày hôm nay. Mỗi lần nhớ tới vó ngựa Triệu Đà, kẻ xâm lược, trái tim mỗi người dân Việt dường như lại thấm máu.

1.0

4 Học sinh tự bày tỏ điều mình tâm đắc nhất qua văn bản, nhưng cần có sự lí giải thuyết phục thì mới cho điểm tối đa.

Nếu thí sinh chép lại văn bản thì cho 0 điểm

1.0

II LÀM VĂN 7.0

1 Trình bày suy nghĩ về lỗi lầm của con người trong

cuộc sống. 2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25 Thí sinh có thể trình bày đoa văn theo cách diễn dịch, quy

nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25 Cần nhận thức rõ lỗi lầm là điều không tránh khỏi trong

cuộc sống nhưng cần trung thực, nghiêm khắc nhận lỗi và thay đổi để hoàn thiện bản thân.

c. Triển khai vấn đề nghị luận 1.0

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghi luâ

theo nhiều cách nhưng có thể theo hướng sau:

* Giải thích:

- Lỗi lầm là những sai lầm, tội lỗi con người mắc phải và để lại những hậu quả đáng tiếc cho mình và mọi người.

* Bàn luận:

- Trong cuộc sống, không ai có thể tránh khỏi những lỗi lầm. Vì cuộc sống có nhiều khó khăn, thử thách; khả năng của con người là có giới hạn; đôi khi chỉ vì quá chủ quan, nhẹ dạ cả tin vào người khác mà con người dễ dàng mắc phải lỗi lầm.

- Lỗi lầm để lại hậu quả đáng tiếc cho bản thân người phạm phải, nhưng có khi lỗi lầm của một cá nhân dẫn đến sự an nguy, tồn vong của cả một quốc gia, dân tộc. Vì thế, có những lỗi lầm có thể tha thứ, có những lỗi lầm không thể tha thứ. Người phạm phải lỗi lầm thường sống trong dằn vặt, đau khổ và nhiều khi phải trả giá bằng cả "một kiếp người", thậm chí là "máu của một dân tộc".

* Bài học:

Phê phán những người không có ý thức rèn luyện bản thân, gây ra lỗi lầm đáng tiếc.

- Nhận thức: Cần nhận thức, lỗi lầm là một điều tất yếu của cuộc sống, nhưng không vì thế mà liên tiếp phạm lỗi lầm, vì hậu quả của những lầm lỗi nhiều khi rất khó cứu vãn.

Khi mắc lỗi cần trung thực, nghiêm khắc nhận lỗi và thay đổi để hoàn thiện bản thân.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

0.25 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Đề 15

I.ĐỌC HIỂU( 3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

"Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.

Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.

Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn."

(Tuổi trẻ.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?( 0,5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh? ( 0,5 điểm)

Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh".( 1,0 điểm)

Câu 4. Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào?(1,0