• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN

1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong và ngoài nước

1.3.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank

- Chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng.

- Thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng… Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng.

- Chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện.

1.3.5 Kinh nghiệm rút ra cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một là, thực hiện quản trị RRTD theo thông lệ quốc tế, tăng cường sử dụng phương pháp định lượng trong phân tích, đánh giá RRTD. Theo thông lệ đó thì quản

Trường Đại học Kinh tế Huế

trị RRTD gồm 5 nội dung cơ bản: (i) Xây dựng chiến lược và khẩu vị rủi ro; (ii) Lựa chọn phương thức quản trị rủi ro phù hợp; (iii) Xây dựng hệ thống quản lý hạn mức rủi ro; (iv) Xây dựng hệ thống phê duyệt tín dụng; (v) Xây dựng hệ thống kiểm soát RRTD.

Hai là, lựa chọn mô hình quản trị RRTD dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi NHTM.

Ba là, hiệu quả quản trị RRTD phụ thuộc vào kết quả của các khâu trong quản trị RRTD.

Bốn là, hoàn thiện và tuân thủ hệ thống pháp lý.

Năm là, hiện đại hóa công nghệ để vận hành mô hình quản trị RRTD hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã khái quát các vấn đề lý luận về tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng ngân hàng. Mặt khác, các nội dung về quản trị rủi ro tín dụng như nhận diện, đo lường, các biện pháp quản trị, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Chương 1 cũng đã hệ thống hóa một số chỉ tiêu cơ bản để phân tích, đánh giá quản trị tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại.

Những nội dung của chương 1 sẽ làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong thời gian vừa qua.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) CHI NHÁNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Sự hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế thành lập ngày 01/08/1988 (tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông thôn Bình Trị Thiên) và được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế vào tháng 11 năm 1990. Ngày 15/10/1996 thực hiện quyết định của thống đốc NHNN Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế (NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế).

Đến nay, NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế với hệ thống chi nhánh trải rộng đã không ngừng lớn mạnh và trở thành ngân hàng giữ vị trí chủ lực trong thị trường tài chính tỉnh nhà.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Thời kỳ bắt đầu mới thành lập:

Bao gồm 4 huyện (Hương Phú, Hương Điền, Phú Lộc, A Lưới) và thành phố Huế với nguồn vốn ban đầu chỉ có 182 tỷ đồng cùng với vốn vay của ngân hàng cấp trên đã đầu tư 314 tỷ đồng. Trong khi đó biên chế có 438 cán bộ, phần lớn đào tạo theo cơ chế cũ, chưa am hiểu nghiệp vụ kinh doanh theo cơ chế thị trường.

- Giai đoạn 1991-1996:

Vào thời kỳ này, NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế có 19 điểm giao dịch trên toàn tỉnh, tiếp cận với từng hộ nông dân để cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn. Lúc này nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng 13 lần và tổng dư nợ tăng gấp 16 lần so với năm 1990, thu nhập của người lao động từng bước được cải thiện. Giai đoạn này NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế đã thoát khỏi khó khăn, kinh doanh có lãi, có được niềm tin của KH, được các cấp ủy đánh giá cao, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

- Giai đoạn 1997-2008:

Vào lúc này thì luật Tổ Chức Tín Dụng ra đời tạo lập một hành lang pháp lý cho NH và hoàn chỉnh trên cơ sở địa phương. Chi nhánh đã bước vào củng cố, chấn chỉnh các chi nhánh có hoạt động kém, từ đó mở ra phương hướng phát triển mới và trở thành đơn vị chủ lực cung cấp tín dụng cho sự nghiệp phát triển hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

- Giai đoạn 2008 đến nay

Chi nhánh đã tích cực triển khai thực hiện tốt các giải pháp trong đầu tư tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tăng cường huy động vốn, mở rộng đầu tư tín dụng đối với các thành phần kinh tế, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế xã hội đề ra.

Có thể nói hiện nay Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành một trong những ngân hàng có uy tín trên địa bàn tỉnh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thừa Thiên Huế

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

* Ban giám đốc:

Ban giám đốc bao gồm Giám đốc và 2 Phó giám đốc

- Giám đốc ngân hàng: Điều hành chung mọi hoạt động của ngân hàng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế, đồng thời thường trực và trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán, tổ ngân quỹ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Phó giám đốc được phân thành:

+ Phó giám đốc phụ trách kế toán, kho quỹ, hành chính, giúp đỡ giám đốc trong việc điều hành ngân quỹ.

+ Phó giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ điều hành hoạt động tín dụng của ngân hàng và thay mặt giám đốc điều hành ngân hàng khi giám đốc không có mặt.

* Phòng Kế hoạch nguồn vốn:

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Agribank.

- Thưc hiện công tác huy động vốn

- Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng.

* Phòng Khách hàng, hộ sản xuất, cá nhân:

- Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách hàng năm, kế hoạch công việc của phòng từng tháng.

- Có nhiệm vụ thực hiện công tác kế hoạch, chỉ đạo cho vay trên địa bàn cho vay cá thể.

- Thường xuyên phân tích tình hình chuyển biến, biến động cho các khoản vay của khách hàng, phân tích tình hình kinh tế vay vốn với các biện pháp an ninh và hiệu quả.

* Phòng Khách hàng doanh nghiệp:

- Có nhiệm vụ thực hiện công tác kế hoạch, chỉ đạo cho vay trên địa bàn các tổ chức kinh tế quốc danh, hộ sản xuất kinh doanh.

- Quản lý nguồn dư nợ của toàn chi nhánh, đôn đốc cho vay, thẩm định dự án, giải ngân, thu nợ, xử lý nợ quá hạn, xử lý rủi ro.

* Phòng Dịch vụ và Marketing:

- Lập kế hoạch quảng cáo hình ảnh của ngân hàng đến với các đối tượng khách hàng.

- Thực hiện các công tác tiếp thị các sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng.

- Quản lý hệ thống mạng máy tính tại ngân hàng.

- Thực hiện các hoạt động thanh toán, giao dịch bằng ngoại tệ.

- Dịch thuật các chứng từ, tài liệu quốc tế cho ngân hàng.

* Phòng Tổng hợp:

- Bảo vệ an ninh, an toàn chi nhánh.

- Phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Thực hiện công tác tổ chức và đào tạo cán bộ tại chi nhánh theo đúng chính sách chủ trương của nhà nước.

* Phòng Kế toán – Ngân quỹ:

- Thực hiện kế toán hoạch toán thống kê, hoạch toán nghiệp vụ, thanh toán theo quy định giữa ngân hàng với nhau và giữa khách hàng với khách hàng.

- Thực hiện nhiệm vụ thu và phát ngân sách, quản lý an toàn kho quỹ và vận chuyển tiền mặt trên đường đi.

* Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

- Kiểm tra nghiệp vụ ngân hàng của toàn hệ thống trên cơ sở các văn bản chế độ của NHNN và các quy trình, quy chế của ngân hàng.

* Các chi nhánh loại 3:

Các chi nhánh loại 3 thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và tiếp nhận cơ chế của ngân hàng Trung ương do Hội sở Tỉnh chuyền tải và triển khai. Hệ thống các chi nhánh loại 3 của Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

Agribank Huyện Phong Điền, Agribank Huyện Hương Trà, Agribank Huyện Quảng Điền, Agribank Huyện Phú Vang, Agribank Huyện Phú Lộc, Agribank Thị Xã Hương Thủy, Agribank Huyện Nam Đông, Agribank Huyện A Lưới, Agribank Bắc Sông Hương, Agribank Nam Sông Hương, Agribank Trường An.

Dưới các chi nhánh loại 3 là hệ thống các phòng giao dịch trực thuộc do chi nhánh loại 3 trựa tiếp quản lý. Hiện tại, toàn chi nhánh có các phòng giao dịch sau:

Phú Lộc có 4 phòng giao dịch: Khu 3, Truồi, Thừa Lưu, Lăng Cô Hương Thủy có 2 phòng giao dịch: Thủy Phù, Thủy Dương Phú Vang có 2 phòng giao dịch: Chợ Mai, Phú Thuận Hương Trà có 2 phòng giao dịch; Bình Điền, An Hòa Quảng Điền có 1 phòng giao dịch: Quảng An

Phong Điền có 2 phòng giao dịch: An Lỗ, Điền Lộc

Bắc Sông Hương có 2 phòng giao dịch: Tây Lộc, Chợ Dinh

2.1.3 Nguồn lực của Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế

Không giống như một số nguồn lực khác như: nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực công nghệ… nguồn nhân lực là một nguồn lực đặc biệt không thể thiếu, nó quyết định tới sự thành bại của tổ chức. Do đó, việc sử dụng nguồn nhân lực để hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra là một trong số những vấn đề quan trọng của Ngân hàng nói riêng và tất cả các ngành nghề khác nói chung. Trong những năm qua, nhằm

Trường Đại học Kinh tế Huế

phát triển một đội ngũ nhân viên tốt nhất, Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã không ngừng đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhân viên có cơ hội học tập, nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Góp phần nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng của ngân hàng nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Bảng thể hiện quy mô nhân sự của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong 3 năm 2016-2018. Nhìn vào bảng tình hình nhân sự của chi nhánh, ta có thể thấy số lượng nhân sự của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế thay đổi không đáng kể từ năm 2016-2018.

Trong đó, năm 2017 tăng thêm 14 người tương ứng 3,52% trong tổng số lao động của toàn chi nhánh, năm 2018 giảm 9 người chiếm -1,94% tổng số lao động của toàn chi nhánh.

Nguồn nhân lực năm 2018 giảm bớt do Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế đang trong quá trình “trẻ hóa” nguồn nhân sự, khi các lớp có thâm niên trong nghề dần đến tuổi nghỉ hưu.

Theo tiêu chí giới tính: Số lượng lao động nam nhiều hơn lao động nữ trong 3 năm qua. Tỷ lệ lao động nam tính đến cuối năm 2018 chiếm 57,17% và tỷ lệ lao động nữ chỉ chiếm 42,83%. Đây là cơ cấu giới tính phù hợp với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài việc phân công lao động nữ làm ở các bộ phân giao dịch khách hàng thì lao động nam để làm các nghiệp vụ đòi hỏi phải có sức khỏe, năng động nhiệt tình để đi địa bàn, bám sát địa bàn kinh doanh.

Theo tiêu chí trình độ: Trình độ đại học và trên đại học luôn chiếm tỷ lệ trên 80%, điều này hoàn toàn hợp lý ở với bất kỳ hệ thống ngân hàng hay một doanh nghiệp nào vì các hoạt động điều cần những lao động có năng lực, có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chuyên nghiệp và nhạy bén đối với bất kỳ thay đổi nào của nền kinh tế.

Cụ thể hơn, năm 2017 số lượng nhân viên trình độ đại học tăng 14 người so với năm 2016, chiếm 3,91%.Trong khi đó, nhân viên có trình độ học vấn cao đẳng, trung cấp giảm 1 người chiếm -2,94%. Với tỉ lệ này, có thể thấy đây là một thành quả đáng ghi nhận của chi nhánh trong thời gian qua, công tác tuyển dụng tốt, đào tạo lại các bộ ngân hàng đã làm tăng chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu làm việc và cạnh tranh với các đối thủ. Lao động có trình độ phổ thông là không cao qua các năm, chủ yếu là lao động phụ trách công việc như bảo vệ, nhân công vệ sinh…

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.1: Nguồn lực Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị: Người Năm

Chỉ tiêu

2016 2017 2018 So sánh

Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2017/2016 2018/2017

+/- % +/- %

1. Tổng LĐ 398 100 412 100 404 100 14 3,52 -8 -1,94

2. Phân theo trình độ

Đại học và trên đại học 358 89,95 372 90,29 366 90,59 14 3,91 -6 -1,61

Cao đẳng, trung cấp 34 8,54 33 8,01 31 7,67 -1 -2,94 -2 -6,06

Lao động phổ thông 6 1,51 7 1,7 7 1,73 1 16,67 0 0

3. Phân theo giới tính

Nam 221 53,02 228 55,34 231 57,17 7 3,17 3 1,31

Nữ 177 46,98 184 44,66 173 42,83 7 3,95 -11 -5,98

(Nguồn: Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nguồn nhân lực là những vấn đề quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp do đó công tác nguồn lực luôn luôn được cải tiến với mối quan hệ giữa các bộ phận trong từng doanh nghiệp để thích nghi với môi trường kinh doanh luôn có biến chuyển. Sự phân bổ, hợp tác giữa các bộ phận trong đơn vị là yếu tố cơ bản tạo thành sức mạnh tổng hợp của nhiều chi nhánh.

2.1.4 Khái quát tình hình tài sản – nguồn vốn Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018

a, Phân tích sự biến động về tài sản:

Qua bảng 2.2 ta thấy tổng tài sản của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế năm 2016 đạt 7.613 tỷ đồng, năm 2017 đạt 9.033 tỷ đồng, tăng 18,65% so với năm 2016.

Năm 2018 đạt 9.813 tỷ đồng, tăng 780 tỷ đồng so với năm 2017. Tổng tài sản của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế tăng liên tục mỗi năm. Có được sự tăng trưởng như vậy trong những năm qua là nhờ tốc độ đầu tư và cho vay nền kinh tế liên tục tăng lên. Nghiệp vụ cho vay chính là nguồn thu chính của Ngân hàng khi lượng cho vay khách hàng năm 2017 đạt 8.073 tỷ đồng, tăng 12,52% so với năm 2016. Năm 2018 đạt 8.937 tỷ đồng, tăng 10,70% so với năm 2017.

Về tổng tài sản của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế thì khoản mục cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong những năm qua, tương ứng qua các năm 2016: 7.175 tỷ đồng; năm 2017: 8.073 tỷ đồng; năm 2018: 8.937 tỷ đồng. Đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các khoản mục tổng tài sản phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế cũng như những NHTM khác là huy động vốn và cho vay. Các khoản mục trong tổng tài sản của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong 3 năm qua đều có sự tăng trưởng và phát triển, cơ cấu tài sản hợp lý đối với Ngân hàng Thương mại mà hoạt động tín dụng chiếm ưu thế. Tuy nhiên, Ngân hàng muốn tăng trưởng ở khoản mục cho vay khách hàng phải đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng tín dụng, cũng như thiết lập những chính sách thu hút khách hàng vay vốn, đồng thời đó Ngân hàng cũng sẽ phải đưa ra một chính sách quản trị tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng hoàn thiện và chính xác, từng bước chuẩn hoá hoạt động kinh doanh theo các chuẩn mực trong nước và quốc tế, như định hướng phát triển ngân hàng hiện đại của Agribank.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.2: Tình hình tài sản – nguồn vốn Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch

2017/2016

Chênh lệch 2017/2018

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1. Tài sản 7.613 100 9.033 100 9.813 100 1.420 18,65 780 8,64

Tiền tại quỹ tiền mặt 95 1,25 105 1,16 87 0,89 10 10,53 -18 -17,14

Cho vay khách hàng 7.175 94,25 8.073 89,37 8.937 91,07 898 12,52 864 10,70

Tài sản cố định 34 0,45 29 0,32 27 0,28 -5 -14,71 -2 -6,90

Tài sản có khác 309 4.06 826 9,14 762 7,77 517 167,31 -64 -7,75

2. Nguồn vốn 4.823 100 5.832 100 6.510 100 1.009 20,92 678 11,63

Các khoản nợ chính phủ,

NHNN 111 2,30 106 1,82 93 1,43 -5 -4,5 -13 -12,26

Tiền gửi và vay các TCTD

khác 6 0,12 4 0,07 8 0,12 -2 -33,33 4 100,00

Tiền gửi của khách hàng 4.517 93,66 5.491 94,15 6.149 94,45 976 21,56 658 11,98

Phát hành giấy tờ có giá 3 0,06 3 0,05 0 0 0 0,00 -3 -100,00

Các khoản nợ khác 128 2,65 136 2,33 171 2,63 -8 6,25 -35 25,74

Vốn và các quỹ 58 1,20 92 1,58 89 1,37 34 58,62 -3 -3,26

(Nguồn: Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

b, Phân tích về nguồn vốn:

Các khoản nợ Chính phủ và NHNN chiếm tỷ trọng thấp và giảm dần trong những năm qua. Năm 2018, tỷ trọng các khoản nợ Chính phủ và NHNN trên Tổng nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu là 93 tỷ đồng giảm 12,26% so với đầu năm; vào năm 2017 là 106 tỷ, giảm 4,50% so với đầu năm.

Tiền gửi và tiền vay các Tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, đây là nguồn vốn chủ yếu trong tổng nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ trọng tiền gửi khách hàng trong 3 năm qua cụ thể năm 2016: 4517 tỷ đồng, năm 2017: 5491 tỷ đồng tăng 21,56% ; năm 2018: 6149 tỷ đồng tăng 11,98% so với đầu năm.

Tỷ trọng tiền gửi khách hàng cao và tăng trưởng trong những năm qua là nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của Agribank Việt Nam, theo định hướng chung của ngành là tập trung khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân cư tại địa phương để có nguồn vốn kinh doanh ổn định, từ đó mở rộng đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương. Điều này còn thể hiện Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế là ngân hàng uy tín, tận dụng lợi thế của đơn vị để không ngừng củng cố và phát triển thị phần.

Về khoản mục các khoản nợ khác của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế có xu hướng tăng dần qua các năm. Khi vào năm 2016 các khoản nợ khác đạt 128 tỷ đồng; năm 2017 tăng lên 136 tỷ đồng tương đương tăng 6,25% so với năm 2017 và đến cuối năm 2018 con số này lên đến 171 tỷ đồng tăng 25,74% so với năm trước.

Khoản mục các khoản nợ khác chủ yếu là các khoản phải trả về lãi cho khách hàng, phải trả nội bộ và các khoản phải trả về nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước. Vốn và các quỹ của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là lợi nhuận chưa phân phối. Năm 2018, vốn và các quỹ là 89 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 3,26% do trong năm này Agribank ban hành quy chế khoán tiền lương mới do đó lương đã chi cho nhân viên tăng 10% làm ảnh hưởng đến lợi nhuận; năm 2017 là 92 tỷ đồng, năm 2016 là 58 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 58,62%.

Về cơ cấu tài sản – nguồn vốn: Hoạt động huy động vốn và đầu tư tín dụng chiếm tỷ trọng khá cao. Sự hợp lý về cơ cấu tài sản - nguồn vốn thể hiện rõ chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế là rất rõ ràng.

Trường Đại học Kinh tế Huế