• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2 Mô hình và thang đo nghiên cứu

1.2.2 Mô hình nghiên cứu

Việc lựa chọn trường Đại học là một quá trình của mỗi cá nhân, trong quá trình lựa chọn trường Đại học cá nhân mỗi học sinh sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau, trong đó:

Đặc điểm cá nhân sẽ ảnh hưởng đến việc chọn trường học của một sinh viên, bởi:

Quyết định chọn trường là hành vi cá nhân, vì thế, đặc điểm cá nhân (tính cách, học vấn, năng lực, năng khiếu...) được xem xét là yếu tốtạo sựkhác biệt trong quyết định chọn trường của sinh viên như đãđược kiểm định trong nghiên cứu của Chapman (1981). Vì thế, tác giả đề xuất yếu tố đặc điểm cá nhân là nhân tố ảnh hưởng trong quyết định chọn trường của sinh viên theo giảthuyết H1 như sau:

Giả thuyết H1: Có sự khác biệt về quyết định chọn trường theo các đặc điểm cá nhân

Chi phí học tập là một trong những nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường Đại học, theo Kee Ming (2010): “Có một mối quan hệ tích cực giữa chi phí và quyết định lựa chọn đại học”. Bên cạnh đó, việc sinh viên chọn học trường nào thì học phí có ảnh hưởng nhiều hơn đối với việc sinh viên đi học hay không học đại học (Chapman (1981)). Có thể thấy rằng chi phí học tập là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự lựa chọn trường đại học trong khi các hỗ trợ tài chính để giảm chi phí là một ảnh hưởng tích cực (Jackson (1982)). Cho nên vấn đề chi phí học tập có sức ảnh hưởng rất lớn trong việc đưa ra quyết định chọn trường đại học (Joseph (2000))

Vì vậy, chi phí học tập đóng vai trò hết sức quan trọng và quyết định khả năng chọn trường đại học của học sinh.Theo đó học phí hợp lý là khoản tiền mà mỗi sinh viên phải trả cho việc học của mình theo quyđịnh so với sự đánh giá về lợi ích mà

Trường Đại học Kinh tế Huế

họ nhận được. Nghĩa là, yếu tố học phí của trường đại học càng hợp lý thì sẽ ảnh hưởng càng cao đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên. Dựa trên những ý kiến, quan điểm nghiên cứu của một số tác giả trên, tác giả đề xuất giả thuyết sau:

Giả thuyết H2: Chi phí học tập hợp lí có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định chọn trường của sinh viên

Một thực tế hiện nay là trong khi hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường phổ thông chưa mang lại hiệu quả, do đặc điểm của đời sống văn hóa của người Việt Nam, mà ảnh hưởng từphía những người thân trong gia đình và bạn bè (nhóm tham khảo) đã chi phối rất lớn đến việc chọn trường của học sinh. Điều này cũng được khẳng định tại buổi tọa đàm “Trao đổi kinh nghiệm hướng nghiệp năm 2013” do BộGiáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM cùng báo Tuổi trẻtổchức ngày 6 - 1 - 2013 tại TP HCM: “Việc chọn ngành nghềlà quyền của học sinh nhưng bản thân các em chịu áp lực rất lớn từ phụhuynh, bạn bè và xã hội. Đa số các em chọn theo tác động của gia đình, số đông, chạy theo giá trị xã hội (tựhào khi học trường nổi tiếng)”. Đồng thời trong nghiên cứu Chapman (1981), sựthuyết phục, khuyên nhủcủa bạn bè, gia đình và những người liên quanở trường THPT có sự ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh. Litten (1982) cũng có nhắc đến các nhóm đối tượng có ảnh hưởng đến việc chọn trường của sinh viên gồm: bốmẹ, bạn bè, người tư vấn và nhân viên trường.

Từ các nghiên cứu trên, áp dụng cho nghiên cứu này, tác giảcho rằng các cá nhân có nhiều mối liên hệràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau. Việc chọn trường của các cá nhân chịu tác động của yếu tốcá nhân có ảnh hưởng như: bố mẹ và anh chị em trong gia đình, bạn bè, thầy cô giáo trường THPT là những yếu tố chính tạo khung cảnh cho hành vi chọn trường của mỗi sinh viên hình thành. Từ đó tác giả đưa ra giảthuyết H3 như sau:

Giả thuyết H3: Nhóm tham khảo có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định chọn trường của sinh viên

Đặc điểm trường Đại học sẽ ảnh hưởng đến việc chọn trường học của một sinh viên, cụ thể như là: Cơ sở vật chất của nhà trường, ký túc xá, phương tiện học tập,

Trường Đại học Kinh tế Huế

sự đa dạng của ngành học, địa điểm cơ sở vật chất của nhà trường, học tập hoạt động ngoại khóa, chế độ chính sách, hỗ trợ tài chính. Như trong nghiên cứu của Kee Ming (2010) cho rằng các yếu tố cố định của trường đại học như vị trí, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất... sẽ có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh.

Mặc khác, diện tích nhà trường, chương trình, hỗ trợ tài chính, môi trường học tập, kiểm soát (công, tư) cũng được Litten (1982), Chapman (1981) đề cập đến trong nghiên cứu của mình.

Về tính chất, ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm trường Đại học càng thu hút thì sẽ ảnh hưởng càng lớn đến quyết định lựa chọn trường Đại học của sinh viên. Dựa trên những ý kiến, quan điểm nghiên cứu của một số tác giả trên, giả thuyết sau được đề xuất

Giả thuyết H4: Đặc điểm trường Đại học có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định chọn trường của sinh viên

Trong cuộc Cách mạng 4.0 theo đó hàng loạt nghề nghiệp cũ sẽ mất đi và thay thế vào đó lànhững nghề nghiệp mới (Tạp chí Tự động hóa ngày nay). Cho nên học sinh thường bị thu hút bởi yếu tố cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp (Sevier (1998)), các bạn học sinh có xu hướng chọn trường đại học dựa trên cơ hội việc làm dành cho sinh viên đã tốt nghiệp đại học (Paulsen (1990)). Có thể hiểu, cơ hội kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh (Washburn cùng các cộng sự (2000))

Từ các lập luận, giả thuyết trên, tác giả cho rằng việcchọn trường học của một sinh viên sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố cơ hội nghề nghiệp. Trường Đại học có đào tạo các ngành nghề mới, ngành nghề phù hợp với thị trường lao động thì càng ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn trường của học sinh. Vì thế tác giả đề xuất yếu tố cơ hội nghề nghiệp cho giả thuyết H5 như sau:

Giả thuyết H5: Cơ hội nghề nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định chọn trường của học sinh

Theo đó, quyết định chọn trường Đại học còn chịu ảnh hưởng bởi của yếu tố danh tiếng của trường Đại học đó (Kee Ming (2010)). Mức độ hấp dẫn của ngành

Trường Đại học Kinh tế Huế

học, mức độ nổi tiếng và uy tín của trường, đội ngũ giáo viên danh tiếng... mà càng lớn thì ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học sẽ càng lớn (Burn (2006)).

Mặc khác, học sinh thường bị thu hút bởi yếu tố cơ hội nghê ngiệp sau khi tốt nghiệp (Sevier (1998)). Có thể hiểu, học sinh cho rằng là việc tốt nghiệp ở một trường danh tiếng sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn.

Cho nên, một trong các yếu tố ảnh hưởng mà sinh viên sẽ đánh giá trong sự lựa chọn của họ về một tổ chức là danh tiếng của tổ chức đó (Keling (2007)). Danh tiếng trường Đại học càng thu hút thì sẽ ảnh hưởng càng cao đến quyết định chọn trường Đại học của sinh viên. Từ đó tác giả đưa ra giả thuyết H6 như sau:

Giả thuyết H6: Danh tiếng trường Đại học có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định chọn trường của sinh viên

Một nhân tố khác làm ảnh hưởng đến lựa chọn trường Đại học là hoạt động truyền thông tư vấn. Sự ảnh hưởng của nỗ lực giao tiếp của các trường với học sinh đến quyết định chọn trường của các học sinh, gồm: quảng cáo, đại diện tuyển sinh giao lưu với các trường phổ thông, tham quan khuôn viên trường đại học đã được Kee Ming (2010) nhấn mạnh. Ngoài ra còn các hoạt động giới thiệu, quảng bá hình ảnh đến các học sinh; giới thiệu học bổng, học bổng du học; đăng quảng cáo lên tạp chí, tivi hoặc thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao (Chapman (1981)).

Những thông tin tuyển sinh, những hoạt động cụ thể, những chính sách tuyển sinh và phương tiện truyền thông sẽ tác động đếnsinh viên trong suốt giai đoạn thu thập thông tin (Litten (1982))

Từ các nghiên cứu trên, tác giả cho rằng việc chọn trường học của một sinh viên sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố nỗ lực giao tiếp với người học của trường Đại học, cụ thể như: xây dựng hình ảnh của trường thông qua các hoạt động giới thiệu, văn hóa thể thao, quảng bá hình ảnh trên các phương tiện truyền thông, giới thiệu các loại học bổng, du học, đại diện tuyển sinh và những thông tin về chính sách tuyển sinh; giao lưu với các trường phổ thông; hoạt động tham quan khuôn viên trường đại học; các tài liệu có sẵn; phương tiện truyền thông tác động đến sinh viên.

Về tính chất ảnh hưởng, yếu tố công tác tư vấn tuyển sinh/ truyền thông đến

Trường Đại học Kinh tế Huế

người học của trường đại học càng thu hút thì sẽ ảnh hưởng càng cao đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên. Từ đó tác giả đưa ra giả thuyết H7 như sau:

Giả thuyết H7: Truyền thông- tư vấn có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định chọn trường của sinh viên

Từ các lập luận và giả thuyết đã nêu ra ở trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu trên cơ sở kế thừa mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh phổ thông trung học” (2009) của tác giả Trần Văn Quí, Cao Hào Thi -Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM. Theo đó, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên tập trung vào 5 nhóm nhân tố (đặc điểm cá nhân, đặc điểm trường Đại học, truyền thông tư vấn, cơ hội nghề nghiệp , nhóm tham khảo) và đề xuất nhân tố chi phí học tập là nhân tố thứ 6 và danh tiếnglà nhân tố thứ 7, trong mô hình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường Đại học Kinh tế Huế - Đại học Huế của học sinh lớp 12 tại tỉnh Thừa Thiên Huế” như sau

Sơ đồ 6: Mô hình nghiên cứu đề xuất Đặc điểm cá nhân

Chi phí học tập Nhóm tham khảo

Đặc điểm trường Đại học Cơ hội nghề ngiệp

Danh tiếng

Truyền thông, tư vấn

Quyết định chọn trường Đại học

(H1)

(H3)

(H4) (H5) (H6)

(H7) (H2)

Trường Đại học Kinh tế Huế