• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số mô hình quản lý tăng huyết áp tại Việt Nam

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Mô hình can thiệp quản lý tăng huyết áp

1.2.2. Một số mô hình quản lý tăng huyết áp tại Việt Nam

Dự án phòng, chống THA đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 12 năm 2008 (Quyết định số 172/2008). Dự án do Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai chịu trách nhiệm triển khai dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế.

Dự án đã bao phủ 474 huyện thuộc 63/63 tỉnh, thành phố [57].

Kết quả thực hiện theo một số mục tiêu chính của dự án

(i) Nâng cao nhận thức của người dân: Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe của dự án bao gồm các chương trình trên truyền hình (VTV, O2TV, VOV), tài liệu truyền thông (panô, áp phích, tờ rơi, tranh lật), các chương trình truyền hình giáo dục sức khoẻ về THA phát tại các đài địa phương. Sự kiện “Ngày tim mạch thế giới” và “Ngày THA thế giới” được tổ chức hằng năm. Câu lạc bộ THA được thành lập tại cộng đồng và tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng là nơi để hội viên trao đổi, chia sẻ và được tư vấn của chuyên gia tim mạch về dự phòng và điều trị THA.

(ii) Sàng lọc, phát hiện sớm: Khám sàng lọc phát hiện sớm THA được thực hiện theo mô hình khám sàng lọc dựa trên quần thể trên đối tượng nguy cơ. Đến hết năm 2013, đã triển khai khám sàng lọc tại 1.116 xã (khoảng 10%

tổng số xã trên toàn quốc) với 2,5 triệu người được khám và 724 695 người được quản lý điều trị.

(iii) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Là một trong các hoạt động chính và mục tiêu chính của Dự án, hình thức đào tạo được thực hiện theo phương pháp “vết dầu loang”.

Sơ đồ 1.1. Tổ chức mạng lưới quản lý tăng huyết áp tại Việt Nam Trung

Ương

Tỉnh/

Thành phố

Quận/

Huyện

Phường/

Bộ Y tế:

Cục Quản lý KCB, Cục YTDP, Vụ Pháp chế, Vụ Truyền thông, Vụ KH-TC, Ban PC các BKLN QG

Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai:

Ban Quản lý Dự án Quốc gia

Sở Y tế:

Ban Điều hành dự án: Phòng NVY, Phòng NVD, TTYT dự phòng tỉnh, BVĐK tỉnh, TTTTGDSK tỉnh

Đơn vị dự phòng:

TTYTdp tỉnh, TTTTGDSK tỉnh

Đơn vị Chẩn đoán và Điều trị:

BVĐK tỉnh

Đơn vị dự phòng:

TTYT huyện

Đơn vị Chẩn đoán và Điều trị:

BVĐK huyện

Trạm y tế xã, phường:

- Giáo dục truyền thông lối sống lành mạnh

- Khám sàng lọc phan tầng nguy cơ tim mạch tổng thể - Điều trị không dùng thuốc

- Điều trị thuốc hạ áp, theo dõi, quản lý - Chuyển tuyến bệnh nhân khi có chỉ định

Các chuyên gia tim mạch ở cả ba miền tham gia trong dự án được mời để giảng dạy cho các giảng viên tuyến tỉnh ở 63 tỉnh,thành; các giảng viên tuyến tỉnh sẽ giảng cho các nhân viên y tế địa phương tại các tuyến quận/huyện và xã/phường. Tính tới cuối năm 2013, Dự án đã tổ chức 2.476 khoá đào tạo, nâng cao năng lực khám sàng lọc, quản lý và điều trị THA, quản lý và giám sát thực hiện dự án, truyền thông giáo dục sức khỏe cho 71.378 cán bộ quản lý và bác sĩ lâm sàng tim mạch tại 63 tỉnh/thành phố. Tập huấn cho nhân viên y tế xã về cách đo huyết áp đúng, các biện pháp thay đổi lối sống để dự phòng và điều trị THA bằng thuốc, mô hình dự phòng và quản lý điều trị THA tại cộng đồng.

(iv) Quản lý, hướng dẫn điều trị: Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA đã được ban hành năm 2010 và được phổ biến rộng rãi. Ngoài ra, 35 hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh tim mạch được xây dựng; 5 cuốn sách về bệnh tim mạch và THA được xuất bản.

(v) Về quản lý thuốc và trang thiết bị: Các tỉnh/thành phố đã thực hiện từng bước các hoạt động mua sắm trang thiết bị và thuốc để đưa vào sử dụng trong Dự án.

(vi) Hoạt động điều tra, giám sát bệnh THA đã được triển khai năm 2010 và cho kết quả đáng lo ngại với tỷ lệ THA trong cộng đồng khá cao với 28,3% ở nam giới và 23,1% ở nữ giới. Trong số những người bệnh THA, chỉ có 48,4% biết được tình trạng THA và 29,6% có điều trị bệnh.

1.2.2.2. Mô hình quản lý tăng huyết áp ở Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh Đây là mô hình điều trị ngoại trú cho bệnh nhân THA tại bệnh viện đa khoa tỉnh - Đơn vị Điều trị THA tại tuyến tỉnh trong mô hình của dự án phòng và điều trị THA quốc gia. Bệnh nhân THA khi đến khám được làm bệnh án điều trị ngoại trú, được tư vấn, được theo dõi các lần khám bệnh, các diễn biến của bệnh, đáp ứng với thuốc cũng như các tác dụng phụ không mong

muốn trong quá trình điều trị. Mỗi bệnh nhân có 1 bộ hồ sơ bệnh án và một quyển sổ theo dõi HA tại nhà. Chỉ số HA và dấu hiệu đi kèm theo hàng ngày tại nhà và số lần khám. Hẹn ngày tái khám (tùy theo mức độ bệnh). Gọi điện thoại hoặc gửi giấy báo tận nhà nếu bệnh nhân không đến khám lại đúng hẹn.

Cung cấp đầy đủ thuốc, hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân giúp bệnh nhân uống thuốc tại nhà. Một số tỉnh, huyện còn thành lập câu lạc bộ bệnh nhân THA, hoặc câu lạc bộ bệnh nhân ĐTĐ/THA để thuận lợi trong quá trình tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, tăng động lực giúp cho bệnh nhân duy trì tốt hơn việc tái khám, điều trị… Ở một số địa phương, mô hình này đã thu hút được khá nhiều bệnh nhân tham gia, có nơi lên đến hàng ngàn bệnh nhân; nhận thức của bệnh nhân, của người dân trong phòng và điều trị THA được nâng cao; tỷ lệ tuân thủ điều trị và đạt huyết áp mục tiêu được cải thiện. Tuy nhiên, mô hình này quản lý và giám sát người bệnh hàng tháng, đòi hỏi bệnh nhân phải là đối tượng có thẻ BHYT. Do số lượng bệnh nhân đông trong khi nguồn nhân lực hạn chế, hàng tháng bệnh nhân phải đi từ các huyện lên bệnh viện đa khoa tỉnh để tái khám và lĩnh thuốc về uống tại nhà… những bất cập đó đã dẫn đến hiệu quả của mô hình hạn chế, số người bỏ cuộc còn cao, nhận thức về bệnh THA và thực hiện đầy đủ chế độ quản lý còn thấp, đặc biệt chưa kết nối được giữa điều trị và dự phòng, chưa quan tâm nhiều tới kiểm soát YTNC của người bệnh [58], [59].

Hiệu quả của các mô hình quản lý bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng trên thế giới và tại Việt Nam là tương đối khác nhau tuỳ thuộc vào cách tiếp cận cũng như các hoạt động can thiệp tại cộng đồng và các CSYT.

1.3. Một số thuận lợi và khó khăn trong quản lý tăng huyết áp tại tuyến y